Nghèo bền vững (sustainable poverty): Khi đã có thế xác đi ̣nh được các vấn đề của nghèo khó hay của “những người sống trong nghèo khó” thì các Quốc gia, trong nỗ l ực XĐGN của mình thường áp du ̣ng các giải pháp cho các nhóm đối tượng cụ thể sau đây:
Nhóm thứ nhất: Những người có trong tay nhiều tài nguyên hơn, chấp nhâ ̣n
các mạo hiểm, bóc lột tài nguyên và lờ đi các rủi ro để đa ̣t được lợi nhuâ ̣n lớn trong mô ̣t thời gian rất ngắn đưa cá nhân hay cô ̣ng đồng thoát khỏi tình tra ̣ng
nghèo khó - đây chính là phát triển không bền vững mà các nước đang phát triển (trong đó có Viê ̣t Nam) thường mắc phải. Nạn phá rừng bừa bãi, giúp cho người dân có lợi nhuận lớn ở mức độ hiện tại. Họ không biết hoặc biết nhưng cố tình làm, tác hại của nó vô cùng lớn gây sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán khắp nơi, ảnh hưởng môi trường, mất mùa dẫn đến đói nghèo. Tuy nhiên ho ̣ không chấp nhâ ̣n đi theo hướng khác mà vẫn tiếp tu ̣c tìm kiếm cơ hô ̣i bằng cách thức này [8].
Nhóm thứ hai: Do một phần bi ̣ ha ̣n chế về nguồn lực và tài nguyên nên nhóm này thường chọn giải pháp an toàn cho mình thông qua các loạ i hình sinh kế it rủi ro và đầu tư cũng ít hơn . Chăn nuôi quy mô nhỏ và sản xuất lúa gạo (với diê ̣n tích đất vừa và nhỏ ) là một ví dụ điển hình của cách thức này . Do không có các đô ̣t biến lớn nên điều kiê ̣n sống có thể được cải thiê ̣n đôi chút nhưng vẫn luôn ngấp nghé cái ngưỡng “nghèo” nên nhóm này có thể gọi là “nghèo bền vững” với rất ít các rủi ro và vì vậy cái sự nghèo này có tính bền vững cao . Để cân bằng cả hai cách tiếp câ ̣ n này cho cả hai nhóm đối tượng, người ta đang đi tìm mô ̣t cách tiếp câ ̣n phù hợp hơn cho các bên , được gọi là các chính sách giảm nghèo bền vững .[8]
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia và theo đánh giá trong nhiều báo cáo của Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), thì trong khoảng 20 năm mở cửa vừa qua, tuy Viê ̣t Nam đã đa ̣t được những thành tựu rất đáng tự hào về phát triển kinh tế và XĐGN, nhưng phần lớn “hàm lượng tăng trưởng” đều có sự đóng góp rất đáng kể của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị khai thác một cách ồ ạt và thiếu sự kiểm soát. Đất nước chúng ta đang đi trên một con đường gập ghềnh và thiếu tính bền vững. Nếu chúng ta không thay đổi nhanh và đi theo hướng dùng hàm lượng trí tuê ̣ để đầu tư cho các sản phẩm trong nước thì chỉ ít năm tới chúng ta sẽ nhìn thấy ngay sự đổ vỡ của nền kinh tế .[8]
Đi theo hướng thứ hai nghĩa là không ma ̣o hiểm , ít rủi ro và đầu tư th ấp, chúng ta sẽ ít nhiều có khả năng đảm bảo an ninh lương thực và nâng lên chút
ít đời sống của nhân dân theo hướng lâu dài và ổn định . Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh thế giới ngày nay khi mà KH - CN tiến nhanh như vũ bã o thì mô hình này sẽ dần dần bi ̣ phá sản bởi mô ̣t lý do rất đơn giản . Do các nước khác tiến quá nhanh nên nếu bạn tiến chậm hoặc không tiến thì bạn sẽ giống như đi thu ̣t lùi và trở nên tụt hậu. [8]
Cần phải có mô ̣t giải phá p dung hòa để đảm bảo đất nước ta vẫn tiến lên theo hướng bền vững hơn , nhưng tài nguyên không bi ̣ ca ̣n kiê ̣t nhanh chóng và khái niệm bền vững sẽ có thể được hiểu như là đích đến của quá trình thoát nghèo .