Không có tiếng nói và quyền lực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã cổ lũng – huyện phú lương – tỉnh thái nguyên (Trang 29)

Người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề của xã hội, do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân. Thường có tâm lý sống phụ thuộc, nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ty không kiểm soát được cuộc sống của mình. Đó chính là nguyên nhân không có tiếng nói và quyền lực đem lại. Không có tiếng nói còn thể hiện ở những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình (Nguyễn Vũ Phúc, 2012) [2].

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ gia đình trong xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên. Gồm 4 thôn: Cổ Lũng, Bá Sơn, Bờ Đậu, Làng Phan.

3.1.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu.

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 3 năm 2012- 2013- 2014. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2014. Đề tài thực hiện từ ngày 07/01/2014 đến 23/05/2014.

3.1.2.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu.

Chỉ nghiên cứu về nghèo đa chiều theo đề án của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội và tính toán so sánh nghèo theo phương án 1 và 2.

3.2. Nội dung nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều và thực trạng nghèo theo chuẩn nghèo hiện nay (đơn chiều) tại một số xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên.

- So sánh kết quả giữa nghèo đa chiều và theo chuẩn nghèo hiện nay ( đơn chiều).

- Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án 1 và 2 được nêu trong Đề án giảm nghèo đa chiều của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho các nhóm hộ tại xã Cổ Lũng.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên. Gồm 4 thôn: Cổ Lũng, Bá Sơn, Bờ Đậu, Làng Phan.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của UBND xã Cổ Lũng trong những năm 2012-2014, mạng internet, v.v…

3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Cổ Lũng. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.

Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 18 xóm, để phản ánh một cách trung

thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên .Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm .Mỗi xóm 20 hộ cụ thể: Chọn tất cả số hộ nghèo, hộ cận nghèo của xóm, chọn mỗi

xóm 5 hộ khá - giàu, còn lại chọn hộ trung bình. Từ đó ta sẽ có cách nhìn tổng quát và đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều một cách đúng nhất

Chọn 4 xóm theo bốn hướng với tình hình phát triển kinh tế khác nhau đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng Đông Bắc xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã: Xóm Bờ Đậu. - Hướng Tây Bắc xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khá: Xóm Cổ Lũng.

- Hướng Bắc xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại trung bình: Xóm Làng Phan.

- Hướng Nam xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khó khăn: Xóm Bá Sơn.

Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 thôn, mỗi thôn 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).

- Phân bổ đều 80 hộ theo các chỉ tiêu: + Hộ nghèo: 20 hộ (25%).

+ Hộ cận nghèo: 7 hộ (8,75%). + Hộ trung bình: 33 hộ (41,25%). + Hộ khá - giàu: 20 hộ (25%).

Lý do chọn mẫu: Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

- Nội dung phiếu điều tra:

+ Phiếu điều tra có các thông tin như: nhân khẩu, tuổi, lao động, v.v… + Tính chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt cho từng chiều về Giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin.

+ Đánh giá thuận lợi khó khăn về các chỉ số đa chiều.

+ Đánh giá thuận lợi khó khăn trong sản xuất nông, lâm, nghiệp. + Điều tra về nguyên nhân nghèo đói của hộ.

+ Mong muốn của người dân.

- Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.

3.3.3. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều

Đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam sẽ sử dụng phương pháp Alkire và Foster do tính đơn giản và phổ biến của phương pháp này.

Theo phương pháp này, để đo lường nghèo đa chiều cần xác định được các chiều nghè, xác định các chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt trong từng chiều, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và chuẩn nghèo đa chiều.

Bảng 3.1 Chỉ số nghèo đa chiều Chiều

Nghèo

Chỉ số đo

lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt Cơ sở pháp lý Điểm

1) Giáo dục 1.1. Trình độ giáo dục của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 NQ 15/NQ-TW

Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) 10 1.2. Tình trạng đi học của trẻ em Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5- dưới 15 tuổi) hiện không đi học

Hiến pháp năm 2013 Luật Giáo dục 2005 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh(ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương Hiến pháp năm 2013 Luật Khám chữa bệnh 10

nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) 2.2. Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

Hiến pháp năm 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 3) Nhà 3.1. Chất lượng nhà ở Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) Luật Nhà ở; NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10

3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định 2127/QĐ- Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 10 4) Điều kiện sống 4.1 Nguồn nước sinh hoạt Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 4.2. Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5)Tiếp cận thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Luật Viễn thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 10 5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Luật Thông tin truyền thông

NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

10

Sau đây là cụ thể các phƣơng pháp đánh giá:

Phƣơng án 1: Sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tượng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản, theo phương án này, việc đo lường được thực hiện như sau:

Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu

trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên;

Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối

thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản;

Hộ có mức sống trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người

dưới mức sống trung bình (cao gấp 1,5 lần mức sống tối thiểu), cao hơn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản. (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015 [4])

Phƣơng án 2: Căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản

và mức sống tối thiểu để phân loại đối tượng.

Theo phương án này, các tiêu chí được xác đinh như sau:

Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối thiểu

trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên;

Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối

thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản. (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015 [4]).

3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.3.4.1. Phương pháp so sánh

Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.

3.3.4.3. Phương pháp Swot.

Sử dụng phương pháp swot để tiến hành thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong giảm nghèo bền vững.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng nghèo của xã Cổ Lũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1. Tình hình nghèo đói của xã Cổ Lũng

Tình hình nghèo của xã Cổ Lũng qua các năm (2012 - 2014) nghiên cứu như sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 – 2014

Năm Dân số Số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 2012 9256 2426 163 6,80 61 2,54 2013 9326 2430 125 5,10 36 1,48 2014 9406 2470 108 4,36 42 1,74 (Nguồn: UBND xã Cổ Lũng [5])

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã còn được thể hiện qua hình 4.1

163 125 108 61 36 42 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã các năm 2012 – 2014

Trong 3 năm gần đây, số hộ nghèo nhìn chung là giảm dần qua các năm. Năm 2012 có 163 hộ chiếm 6,80%. Do địa phương áp dụng các chính sách giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm xuống còn 125 hộ (5,10%). Đến năm 2014, số hộ nghèo giảm còn 108 hộ (4,36%). Bên cạnh hộ nghèo có xu hướng giảm nghèo thì số hộ cận nghèo lại có xu hướng tăng, giảm qua các năm. Năm 2012, toàn xã có 61 hộ cận nghèo (2,54%). Đến năm 2013, giảm còn 36 hộ (1,48%), giảm 25 hộ. Năm 2014 số hộ cận nghèo là 42 hộ (1,74%) so với năm 2013 thì số hộ cận nghèo có tăng đi 6 hộ. Điều này cho ta thấy tình trạng hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã giảm đi rõ rệt. Để có được những thành quả này chính quyền các cấp đã nỗ lực hết sức trong công tác xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, phải kể đến nhân tố con người, sự nỗ lực thoát nghèo của chính những những người nghèo mới là nhân tố then chốt.

Hộ nghèo và cận nghèo là những hộ cần được địa phương, chính quyền, nhà nước và mọi người quan tâm. Có các chính sách đúng đắn, kịp thời giúp họ giảm nghèo bền vững vừa mang tính chất nhân văn, vừa mang tính chất xã hội.

4.1.2. Tình hình nghèo của các hộ điều tra

Thông qua điều tra 80 hộ trên địa bàn xã Cổ Lũng có tổng 303 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi LĐ là 168 người, chiếm 55,26%. Trong số 168 người trong độ tuổi LĐ có 79 LĐ nam giới, chiếm 47,02% và 89 LĐ nữ giới, chiếm 52,98%. LĐ nữ giới nhiều hơn so với LĐ nam giới. Như vậy, thuận lợi cho việc phân công LĐ trong sản xuất NN, phi NN và nghề khác trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Số liệu cụ thể trong bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ năm 2014

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Số ngƣời trong độ tuổi

Trong độ tuổi LĐ 168 55,26

Tổng 303 100

Số ngƣời trong tuổi LĐ theo giới

Nam 79 47,02

Nữ 89 52,98

Tổng 168 100

Cơ cấu dân tộc

Kinh 58 72,50 Sán Dìu 14 17,50 Nùng 2 2,50 Tày 4 5,00 Hoa 2 2,50 Tổng 80 100%

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Cơ cấu dân tộc: Trong 80 hộ điều tra thì có 58 hộ dân tộc kinh (chiếm 72,50%), 14 hộ dân tộc Sán Dìu (chiếm 17,50%), 2 hộ dân tộc Nùng (chiếm 2,50%), 4 hộ dân tộc Tày (chiếm 5,00%), 2 hộ dân tộc Hoa (chiếm 2,50%). Nhìn chung dân tộc Kinh chiếm phần lớn trong cơ cấu lao đông .

4.1.2.1. Thực trạng nghèo đa chiều – Giáo dục

Hầu hết, các hộ được phỏng vấn có mức học vấn tương đối cao, điều này cho thấy người dân đã quan tâm đến vấn đề giáo dục. Nhìn trên mức độ của bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình cho thấy phân bố bằng cấp như sau (bảng 4.3):

Tỷ lệ hộ không có bằng cấp có 4 hộ (chiếm 5,00%). Trong đó chủ yếu rơi vào nhóm hộ nghèo có 3 hộ (chiếm 3,75%), hộ trung bình có 1 hộ (chiếm 1,25%).

Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của một thành viên trong gia đình ở cấp độ Tiểu học chiếm 2 hộ (chiếm 2,50%). Trong đó chủ yếu là nhóm hộ nghèo có 2 hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã cổ lũng – huyện phú lương – tỉnh thái nguyên (Trang 29)