3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của UBND xã Cổ Lũng trong những năm 2012-2014, mạng internet, v.v…
3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Cổ Lũng. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.
Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 18 xóm, để phản ánh một cách trung
thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên .Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm .Mỗi xóm 20 hộ cụ thể: Chọn tất cả số hộ nghèo, hộ cận nghèo của xóm, chọn mỗi
xóm 5 hộ khá - giàu, còn lại chọn hộ trung bình. Từ đó ta sẽ có cách nhìn tổng quát và đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều một cách đúng nhất
Chọn 4 xóm theo bốn hướng với tình hình phát triển kinh tế khác nhau đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, cụ thể:
- Hướng Đông Bắc xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã: Xóm Bờ Đậu. - Hướng Tây Bắc xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khá: Xóm Cổ Lũng.
- Hướng Bắc xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại trung bình: Xóm Làng Phan.
- Hướng Nam xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại khó khăn: Xóm Bá Sơn.
Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 thôn, mỗi thôn 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).
- Phân bổ đều 80 hộ theo các chỉ tiêu: + Hộ nghèo: 20 hộ (25%).
+ Hộ cận nghèo: 7 hộ (8,75%). + Hộ trung bình: 33 hộ (41,25%). + Hộ khá - giàu: 20 hộ (25%).
Lý do chọn mẫu: Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung phiếu điều tra:
+ Phiếu điều tra có các thông tin như: nhân khẩu, tuổi, lao động, v.v… + Tính chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt cho từng chiều về Giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin.
+ Đánh giá thuận lợi khó khăn về các chỉ số đa chiều.
+ Đánh giá thuận lợi khó khăn trong sản xuất nông, lâm, nghiệp. + Điều tra về nguyên nhân nghèo đói của hộ.
+ Mong muốn của người dân.
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.