III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔ
34) 3 tuổi 49 tuần Gia đình Families
“Gia đình luôn ở bên nhau đấy con. Trong một gia đình cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng có 1 điểm chung đấy. Đó là họ” Rồi nói tên từng người trong gia đình: Kusumi Masaki, Kusumi Huệ, Kusumi Yuki, Kusumi Yuri. Bé nào chưa biết nói tên mình thì qua trò chơi này sẽ nhớ được tên của mình.
Đến tuổi này, bé phải biết được tên đầy đủ, tuổi, giới tính của mình. Ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà ở thì chưa dạy liền một lúc ngay, nhưng nên dạy từng tí một cho bé biết được trước khi vào mẫu giáo.
Bé hiểu tên rồi, bảo bé nghe kĩ các từ mà mẹ sẽ nói. “ Bây giờ mẹ sẽ nói rất nhiều cái tên khác nhau. Nhưng mà nhé, nghe thấy cái tên đó thì con nghĩ xem nó thuộc về nhóm nào nhé, tức là bạn của nhau ý mà”
Giải thích cho bé xong, mẹ nói “chó; mèo; ngôi nhà” hỏi bé xem cái nào với cái nào cùng một nhóm, dạy bé là “chó; mèo”. “cả chó và mèo đều là động vật, thuộc về nhóm động vật” “ngôi nhà không phải động vật nên không nằm trong nhóm này rồi”
Hãy chơi như vậy với các nhóm từ dưới đây. Ngoài ra các mẹ cũng nên nghĩ ra và dạy cho con cái mới hơn. Cho trẻ hiểu rõ 2 trong số 3 từ đó là chỉ các vật cùng nhóm.
+ Áo khoác, áo choàng, dây thừng (nhóm trang phục ) + Sách, bàn, ghế (Nhóm đồ đạc gia đình)
+ Cam, táo, vịt trời (nhóm hoa quả) + Bốt điện, 1,2 (nhóm số tự nhiên)
+ Xe buýt, nhà, tàu điện (nhóm phương tiện giao thông) + TV, hambeger, sandwich (nhóm đồ ăn)
+ Giường, tủ quần áo, khăn tắm (nhóm đồ đạc gia đình) + Sâu, hoa, cây (nhóm sinh vật)
+ Yếm dãi, giường em bé, papa (nhóm em bé) + Ghế, giầy, tất (nhóm trang phục)
+ Giấy, kéo, lót cốc (nhóm văn phòng phẩm)
+ Máy giặt, máy sấy quần áo, lan can (nhóm đồ điện gia đình) + Xanh, đỏ, màu nước (nhóm màu sắc)
+ Gối, gấu, thỏ (nhóm động vật)
+ Bánh bích qui, bánh mì tròn, con dao (nhóm bánh mì) + Nước quả, sữa tươi, cái hộp (nhóm đồ uống) + Va li, túi xách du lịch, cỏ (nhóm du lịch) + Bữa sáng, bữa trưa, cái tẩy (nhóm bữa ăn)
Còn nhiều, rất nhiều ví dụ nữa mà các mẹ có thể nói cho con biết được. Qua trò chơi này, tri thức của trẻ được đào sâu hơn, số từ bé biết cũng nhiều lên, tạo cho bé có thói quen suy nghĩ. Vì vậy hãy lặp đi lặp lại trò chơi vào nhiều lúc khác nhau. Đây cũng là một trò chơi để trẻ không náo loạn nơi công cộng, lúc chờ tàu, đi xe. Chắc chắn bé sẽ tập trung và cố gắng hết sức vào trò chơi này.
Tác dụng của trò chơi