III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔ
16) 3 tuổi 30 tuần Ba hình tam giác Three Triangles-
Chuẩn bị 3 tờ giấy A4. Mỗi tờ đặt nằm ngang cắt ra 1 hình tam giác có đáy là 1 cạnh ngang của tờ giấy A4. Cắt sao cho 3 hình tam giác có độ to nhỏ khác nhau.
Đầu tiên cho bé xem 3 hình tam giác vừa cắt. Cho bé xem hình tam giác nhỏ nhất, đặt nó trở lại chỗ cắt trên tờ A4 ban đâu vào bảo “hình tam giác này bé”. Rồi cho bé xem hình tam giác nhỡ, bảo “hình tam giác này to hơn hình tam giác bé”. Cho bé xem hình tam giác lớn rồi bảo “hình tam giác này to
nhất”, cả 3 hình tam giác đều đặt chung vào vết cắt của tờ A4 cắt ra hình tam giác nhỏ nhất. Gỡ cả 3 hình tam giác ra, xếp lại theo thứ tự to dưới, bé trên cho bé xem.
Bảo bé xếp hình tam giác vào vết cắt vừa khít trên các tờ giấy A4 ban đầu. Để bé tự làm xem sao, nếu bé không biết làm thì mẹ giúp bé. Xếp được rồi lại gỡ ra, xáo trộn lên, và lại bảo bé xếp lại về vị trí vừa khít. Nếu cần thì mẹ giúp.
Bảo bé xếp hình cây, hình tam giác lớn ở dưới, tam giác nhỏ ở trên. Hỏi xem bé đã bao giờ nhìn thấy hình giống thế chưa. (Yuri bảo giống hình cây thông noen. Chirstmas Tress; học luôn ).
Dạy bé rằng hình này có 3 cạnh nên gọi là tam giác. Vẽ ra giấy hình vuông, bảo bé đếm xem có mấy cạnh. Nếu bé không đếm được, thì mẹ vừa chỉ vào cạnh hình vuông, vừa đếm cho bé xem. “Tam giác có 3 cạnh, hình vuông thì có bốn cạnh, cạnh là “giác” bao nhiêu cạnh thì tên gọi là bấy nhiêu giác”.
Hơn nữa thì bảo bé vẽ hình tam giác và hình vuông. Mẹ có thể vẽ bằng nét đứt trước rồi bảo bé tô lại thì dễ làm hơn. Nên cho bé chơi hình tam giác bằng bìa với cái khuôn của nó, bé sẽ hiểu được về độ to nhỏ của các hình.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết về độ to nhỏ; phối hợp hoạt động tay và mắt; khả năng giải quyết vấn đề; nhận biết sự khác nhau giữa hình tam giác với hình vuông; khả năng ngôn ngữ.