III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔ
18) 3 tuổi 33 tuần Vị gì? How Does it Taste?
Chuẩn bị đường, muối, ca cao, giấm, cho bé nếm thử. Cho một tí đường vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Ngọt” bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi đường.
Tiếp theo là muối, cho một tí muối vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Mặn”, bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi muối. Cũng làm thế, cho một tí ca cao vào miếng khăn giấy, bảo bé nếm. “Đắng” bảo bé thế, rồi cho bé thử ngửi mùi ca cao. Cho một tí tẹo giấm vào cái chén con, bảo bé ngửi xem, nếm xem sao và bảo “Chua”.
Nhắc lại bốn từ “Ngọt, mặn, đắng, chua” cho bé nhớ. Hỏi xem bé biết cơ thể nhận biết vị bằng cơ quan nào không? Lấy gương cho bé soi lưỡi và giải thích “lưỡi là cơ quan nhận biết vị đấy. Đầu lưỡi này, hai bên lưỡi này, cuống lưỡi này”.
Lần này thì hỏi bé xem bé nhận biết mùi bằng cơ quan nào? Đồng thời đây là cơ hội để dạy cho bé biết sự nguy hiểm của việc ngửi, liếm mút thử các thứ có mùi lạ. Cũng nói với bé về chất độc. Cái gì mà nhiều quá cũng thành độc. Có những thứ chỉ cần 1 tí tẹo thôi cũng là quá nhiều cho cơ thể.
Khi vào bữa ăn chính hay bữa ăn vặt, hỏi xem bé đang ăn thức ăn có vị của cái gì. Nếu bé quên và không trả lời được 4 vị đã học, thì mẹ nhắc lại đường, muối, ca cao, giấm cho bé nhớ lại. Cũng có nhiều món bé khó phân biệt được vị rõ rệt. Cũng có món ăn đậm, có món ăn nhạt. Vì vậy nên hỏi bé với những món ăn có vị rõ ràng để bé dễ trả lời. Ví dụ nói “bạc hà” thì bé nhớ ngay là “cay”, nhưng bạc hà hay được dùng với các món khác làm thay đổi mùi vị ban đầu, nên bé khó mà nhận biết được vị cay của bạc hà.
Để cụ thể hơn, có thể dùng tranh ảnh các món ăn để chơi trò chơi này với bé. Bé rất thích tên và vị của các món ăn mới. Với các món bé hay ăn, thì chỉ cần xem tranh ảnh là bé nhớ ngay ra vị của món đó.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận biết vị bằng lưỡi, nhận biết nhiều loại vị khác nhau, khả năng ngôn ngữ, nhận biết về độc, nhận biết về món ăn qua vị, nhận biết của khứu giác và vị giác được củng cố.