III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔ
24) 3 tuổi 31 tuần Cái vòng Hoops-
Chuẩn bị 3 cái khung thêu hình tròn cỡ to, nhỡ, nhỏ, xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trên đường thẳng dưới nền nhà. Hỏi bé “hình này là hình gì?” cả ba cái đều là hình tròn, cho bé nhớ rõ hình tròn là thế nào.
Vừa cho bé xem, vừa lồng cái vòng nhỏ và nhỡ vào trong cái vòng to. Bảo bé lấy 2 cái vòng nhỏ ra rồi hỏi “Cái vòng còn lại này là cái vòng nào?” nếu bé không trả lời được “là cái vòng to nhất” thì mẹ hãy giúp bé. Lại hỏi trong 2 cái vòng bé lấy ra lúc nãy, thì cái nào to hơn. Làm vậy để bé biết tập so sánh các đồ vật với nhau.
Bây giờ bảo bé quay cái vòng nhỏ nhất. Cái vòng nhỏ nhất dừng lại thì quay cái vòng nhỡ, cái vòng nhỡ dừng lại thì quay cái vòng to nhất. Hỏi bé xem cái nào quay được lâu nhất. Cho bé tự do chơi các cái vòng ấy. Thế nào bé cũng tìm ra cái gì đó hay hay về các cái vòng.
Nếu có cái vòng để lắc bụng thì lấy ra cho bé xem, rồi hỏi bé xem vòng nào là to nhất. Bé sẽ hoặc là lấy cái vòng lắc ấy quay, hoặc là đặt nó xuống sàn cùng với 3 cái vòng kia để so sánh. Đằng nào cũng được, để cho bé làm cách mà bé thích.
Mở rộng hơn, cho bé chơi trò gom đồ vào vòng. Có các nhóm 1 cái, nhóm 2 cái, nhóm 3 cái, nhóm 4 cái, nhóm 5 cái. Mẹ nói một nhóm nào đó, bảo bé cho vào vòng nào đó. Khi mẹ nói đến vòng nào đó thì dùng cách nói “cho vào vòng nhỏ nhất” hay “cho vào vòng nhỏ thứ 2” hay “cho vào vòng to
thứ 2” hay “cho vào vòng to nhất”.
Hoặc là cho bé chơi ném vòng trúng đích cũng hay. Lật ngược một cái ghế đẩu lên, cho bé ném vòng sao cho lồng được vào chân ghế. Làm nhiều sẽ quen và giỏi, bé cũng biết vòng nào (to, nhỡ, nhỏ) ném trúng. Có điều không nên chơi ném vòng trúng đích bằng vòng lắc bụng.
Tác dụng của trò chơi:
Nhận thức việc so sánh độ to nhỏ giữa các đồ vật, biết rõ hơn về hình tròn, phối hợp hành động tay và mắt, nhận biết được chuyển động của nhiều đồ vật, tự tìm kiếm, tự tin.