III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔ
29) 3 tuổi 43 tuần Nam châm Magnet Fun-
Chuẩn bị 2 cục nam châm nhỏ hay dùng để dán giấy memo lên tủ lạnh. Chuẩn bị một số thứ không nguy hiểm như: cái cúc, cái ghim, cái bút chì gắn tẩy (tẩy được gắn với bút chì bằng dây kim loại), cái đột lỗ, cái bấm móng tay, cục tẩy, viên phấn, cái kẹp quần áo, cái lõi chỉ… cho vào một cái hộp.
Lấy một cái đinh sắt, để gần nam châm, cho bé xem nam châm hút cái đinh dính vào như thế nào. Gỡ cái đinh ra, đưa cục nam châm cho bé. Bảo bé lấy một đồ vật nào đó trong hộp ra, thử làm với nam châm, cái nào bị hút thì để sang bên trái, cái nào không bị hút thì để sang bên phải. Cho bé làm hết số đồ trong hộp.
Bảo bé đếm xem có mấy món bị nam châm hút, mấy món không bị hút. Bên nào nhiều hơn.
Lấy một cái đĩa giấy, hay đĩa nhựa mỏng, đặt một cục nam châm lên trên, bên dưới đĩa cũng để một cục nam châm, bảo bé di chuyển cục nam châm bên dưới đĩa, thì cục bên trên cũng di chuyển theo. Cho bé tự chơi một mình đến lúc nào chán thì thôi.
Lúc khác, cho bé cầm cục nam châm đi quanh nhà, thử xem đồ vật nào thì bị hút, đồ vật nào không. Đồ gỗ, đèn bàn, núm cửa, cần xả nước toilet, cửa tủ lạnh…
Tác dụng của trò chơi:
Nhận thức về nam châm, biết rằng nam châm chỉ hút được một số thứ, khả năng phân biêt, cảm nhận được lực hút của nam châm khi tay kéo đồ vật bị hút ra, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tự tìm tòi, tự tin, có tính độc lập.