B. NỘI DUNG
2.1.2. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều đường lối, chính sách về văn hóa còn chậm được luật hóa, hoặc văn bản luật còn chưa được hệ thống hóa, cụ thể thông qua các văn bản hướng dẫn thực hiện. Do vậy, trong lĩnh vực văn hóa nhiều vấn đề tồn tại hoặc mới phát sinh chưa có chế tài quy định hoặc ngược lại nhiều văn bản luật chưa có hướng dẫn cụ thể và phổ biến đến tận người dân nên không có tác dụng.
Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa, hợp tác với bên ngoài sẽ đón nhận, chọn lọc, tiếp thu nhiều cái tốt, tích cực, nhưng cũng phải đối mặt với không ít cái xấu, cái tiêu cực. Nó chứa đựng nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống đã được tích tụ và tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mấy năm gần đây, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật, những biểu hiện “thương mại hóa”, xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một số bộ phận cán bộ và nhân dân chưa được ngăn chặn. Những sáng tạo văn học nghệ thuật mới có giá trị nghệ thuật cao chưa nhiều. Đó là những nguy cơ tiểm ẩn làm sói mòn bản sắc văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, làm cản trở bước đường đi tới hạnh phúc và phồn vinh của dân tộc ta.
Mặt trái của kinh tế thị trường cũng đã làm biến đổi giá trị yêu nước truyền thống dân tộc theo hướng tiêu cực. Trong số những con dân của chúng ta không phải ai cũng nhận thức hết được trách nhiệm và lợi ích của mình gắn với lợi ích quốc gia nên có những người vì lợi ích trước mắt của cá nhân mình có thể bỏ qua lợi ích quốc gia, dân tộc. Do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường một số người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một cuộc sống theo họ là vương giả. Có người được Nhà nước cử đi học tập ở nước ngoài nhưng lại không trở về phục vụ Tổ quốc mà tìm cách ở lại nhằm
69
có được cuộc sống giàu có, sung sướng cho riêng mình, Có những người bị vật chất cám dỗ mà sẵn sàng bán rẻ, bôi nhọ, xuyên tạc chính mảnh đất mình sinh ra. Họ lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi cho mình bằng mọi cách. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái tuyệt đối các giá trị phương Tây, đánh mất lòng tự hào dân tộc, chỉ đòi hỏi về quyền lợi mà không chú trọng đến nghĩa vụ của bản thân đối với Tổ quốc. Một số người đã từng lập nên chiến công trong chiến tranh, bây giờ lóa mắt trước đồng tiền, bị kích động đã trở thành những phần tử gây rối, chống đối chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Tinh thần yêu Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì nước có nguy cơ giảm sút. Có những thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự và có những bậc phụ huynh tìm mọi cách để con em mình không tham gia nghĩa vụ quân sự, …
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tinh thần đoàn kết vẫn thực sự là một truyền thống cần được kế thừa. Tuy nhiên truyền thống này đang có dấu hiệu suy giảm dưới tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Với sự tác động của cơ chế thị trường chưa hoàn thiện cùng với nhiều nguyên nhân khác trong xã hội chúng ta ngày nay đã có sự phân hóa giàu nghèo khá rõ nét. Ngoài số người giàu có một cách hợp pháp, còn không ít những kẻ giàu lên nhờ hành vi tham nhũng, buôn lậu, làm ăn theo kiểu chụp giật trong giai đoạn “tranh tối, tranh sáng” của cơ chế thị trường. Tình trạng bè phái, cục bộ địa phương cũng gia tăng, những lợi ích trước mắt của các cá nhân chính là nhân tố chia rẽ những con người đó, gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần đoàn kết vốn có của dân tộc. Lợi dụng tình hình đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá chế độ ta bằng âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, nói xấu chế độ, nói xấu Đảng, bôi nhọ danh dự của những nhà lãnh đạo, lợi dụng tôn giáo kích động nhân dân gây rối, bạo loạn hòng làm giảm lòng tin của nhân dân tối với Đảng, gây mất trật tự trị an trong nước, nảy sinh
70
tư tưởng hoang mang, đặc biệt làm giảm tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng rất cần được giữ gìn và phát huy.
Những hạn chế trong nhận thức về bản chất và công tác quản lý văn hóa của một số hiện tượng đời sống văn hóa, … nên việc thực thi chính sách vẫn chưa nhất quán. Nhiều thông tư của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thậm chí là Nghị định của Nhà nước còn thiếu cơ sở khoa học, khiến hiệu lực còn nhiều hạn chế; cộng thêm vào đó là mặt trái, những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đã và đang làm méo mó nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đặc biệt, một số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng vốn có vị trí quan trọng trong bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một và tha hóa. Đạo đức ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở tầng lớp thanh, thiếu niên đang có xu hướng xấu đi; họ chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm những người xung quanh mình sống ra sao. Họ coi cái gì thiết thực cho chính họ trong trước mắt mới là cái cần đề cao. Đây thực sự là điều đáng lo ngại.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho chúng ta những kết quả lớn về kinh tế, hàng hóa tràn vào Việt Nam với số lượng lớn. Điều đó đã tác động mạnh và làm thay đổi tâm lý, nhân cách và lối sống của không ít người trong xã hội. Nó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa kích thích tâm lý tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện để hình thành lối sống hưởng thụ, xã hội tiêu dùng. Coi trọng các giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần và dẫn đến hình thành lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Cùng với đo là sự nảy sinh tâm lý hướng ngoại, thích dùng hàng ngoại, coi thường các sản phẩm do chính chúng ta sản xuất, kể cả
71
hàng hóa có chất lượng cao làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, đến tư duy và lối sống của nhân dân.
Do nhận thức chưa đầy đủ về bản sắc văn hóa dân tộc, do sự xâm nhập của văn hóa bên ngoài, dẫn đến chủ thể sáng tạo, thị hiếu thảm mỹ rơi vào thương mại hóa văn hóa, rơi vào thị hiếu tầm thường. Các thể loại nghệ thuật của dân tộc bị “quay lưng” mà ưa chuộng, thậm chí sùng bái phong cách văn hóa, nghệ thuật phương Tây mà thờ ơ với những ca khúc cách mạng, dòng dân ca truyền thống.
Yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế bắt buộc mỗi người phải tự thích nghi với các giá trị chung của nhân loại. Vấn đề là cần phải nhận thức đúng rằng: xã hội chúng ta hiện nay là xã hội hiện đại, mỗi con người trong xã hội là một con người hiện đại, mang phong cách hiện đại và phong cách hiện đại phải vừa lịch sự, vừa kín đáo, vừa gọn gàng, thể hiện sự năng động của mỗi người trong cuộc sống chứ không phải cách ăn mặc chạy đua theo mốt, … của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, điều đó trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương đường lối nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt trong điều kiện thực tiễn lại biến đổi mạnh mẽ thì sự tác động của nó đến bản sắc văn hóa dân tộc không có giới hạn. Vì vậy, luôn phải nhận thức kịp thời những vấn đề đặt ra để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân trộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đây luôn là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta.
72