0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Một phần của tài liệu GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 -31 )

B. NỘI DUNG

1.2.1. Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

1.2.1. Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nam

Theo học thuyết của C. Mác thì loài người phát triển từ thấp đến cao qua các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy – Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa – Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng xét theo tiến trình phát triển các kiểu tổ chức sản xuất xã hội, thì mới thấy có hai loại hình là: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc và kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường. Như thế, giữa kiểu tổ chức sản xuất xã hội và hình thái kinh tế - xã hội không phải là một khái niệm và đồng nhất. Một kiểu tổ chức sản xuất có thể tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội.

Với nhận thức của chủ nghĩa Mác thì rõ ràng điều không thể chối cãi là, kinh tế thị trường không phải là kiểu tổ chức sản xuất riêng của chủ nghĩa tư bản và nó càng không phải là chủ nghĩa tư bản, mà nó là kiểu tổ chức sản xuất xã hội, là thành tựu của loài người đạt được ở giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Kế thừa những lý luận của Mác – Ăngghen, Lênin đã nói đến một thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tập quán trong xã hội, … Trong giai đoạn này, chưa có một lực lượng nào thắng thế tuyệt đối, có nghĩa là việc tiếp tục áp dụng phương thức sản xuất và phân phối cộng sản chủ nghĩa là một sai lầm “đáng tiếc” và “ngay trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản chúng ta cũng không thể đạt tới được”. Lênin đã phát triển lý luận của Mác và nhấn mạnh

29

việc cần thiết phải xác định xem mình đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển “… danh từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa … có nghĩa là Chính quyền Xô Viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa” [34, tr. 17 – 18]. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho thấy rằng muốn duy trì được chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những cơ sở kinh tế, xã hội nhất định.

Vận dụng sự lý giải rất khoa học và thực tiễn mà V.I.Lênin đã để lại cho nhân loại về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gắn với tên nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa … cho đến nay còn nguyên giá trị: đó là việc xác định rõ “quyết tâm” (tức là chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản – mang tính định hướng mục tiêu xa của cả quá trình xây dựng đất nước là chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản …) đi lên chủ nghĩa xã hội, chứ không phải xác định rằng: đất nước đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã có tên nước là “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có nghĩa là: chúng ta mới bắt đầu xây dựng và bảo vệ đất nước ta theo định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu xa đó là chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản … chứ không có nghĩa là hiện nay Việt Nam đã là một nước xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh. Đó chính là một quá trình “định hướng xã hội chủ nghĩa” thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng các chủ trương, chính sách; bằng việc tạo điều kiện, điều chỉnh, uốn nắn, … trên tất cả các lĩnh vực hoạt động để từng bước phát triển Việt Nam đạt tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh.

Trước đổi mới, thực trạng, hoàn cảnh và mục tiêu của nước ta được khái quát qua đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là: Từ một xã hội mà nền

30

kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì thế, chúng ta đang nỗ lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng hình thành một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa, khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Quá trình đó tất yếu phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phân công lại lao động giữa các ngành nghề, các vùng, miền và sự chuyên môn hóa lao động ngày càng cao. Mặt khác, từ một nền sản xuất hàng hóa nhỏ đi lên, lẽ dĩ nhiên nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đặt ra và chủ động hội nhập và cạnh tranh được trên trường quốc tế, chúng ta cần và phải xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển ở trình độ cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Đó chính là nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường tự do, bên cạnh những ưu điểm, còn có nhiều nhược điểm, mặt trái không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Mục tiêu xã hội chủ nghĩa của chúng ta là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để xây dựng một chế độ xã hội như thế chúng ta chấp nhận phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là nền kinh tế thị trường tự do mà là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là không để cho kinh tế thị trường phát triển tự do, tự phát mà phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước, của dân, do dân và vì dân.

31

Những gì là phù hợp với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, là mặt tốt của kinh tế thị trường, thì Nhà nước cần khai thác, phát huy, tạo điều kiện để phát triển. Ngược lại, những gì là mặt trái của nó không phù hợp với mục tiêu xã hội chủ nghĩa cần được hạn chế, loại bỏ.

Việc quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển phù hợp với mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn.

Như vậy, từ một nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường một cách tự do hay nền kinh tế thị trường tự do đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường có những nội dung, hình thức, tính quy luật toàn cầu, nhưng lại vừa không tách rời khỏi chế độ xã hội của mỗi quốc gia dân tộc với những đặc thù của nó. Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường này với nền kinh tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước đó. Theo đó, có thể phân chia thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, trong đó những quan hệ kinh tế của thị trường và của chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nhau thành một thể thống nhất.

Trong một thời gian dài chúng ta đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản nên không thừa nhận kinh tế thị trường. Ngày nay, quan điểm trên đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Thay vào đó, ta coi phát triển kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính Lênin từng nhận định: “Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy

32

đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có nấc thang nào ở giữa cả”.

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hiện nay đang được xây dựng ở Trung Quốc. Tại Đại hội IX (1992), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức khẳng định: “Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường và chỉ rõ: thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chính là làm cho thị trường phát huy được vai trò mang tính cơ sở trong việc bố trí các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, khiến cho các hoạt động kinh tế tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị, thông qua chức năng của đòn bẩy giá cả và cơ chế cạnh tranh, phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả, tạo ra động lực và sức ép cho các doanh nghiệp, thực hiện chọn lọc tự nhiên, lợi dụng ưu điểm của thị trường, phản ứng mau lẹ với các tín hiệu kinh tế, thúc đẩy điều tiết kịp thời sản xuất và nhu cầu tiêu dùng”.

Trong quá trình xây dựng và hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, có rất nhiều hình thức và quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Cấp, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là nhóm nhân tố của thị trường và nhóm nhân tố của xu thế mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó nhóm nhân tố thứ nhất đóng vai trò động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả. Nhóm nhân tố thứ hai đóng vai trò hướng dẫn sự vận

33

động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.

Theo Ông, “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác” và “Nền kinh tế thị trường ở nước ta có ba điểm rất cơ bản: lấy chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm nền tảng và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; nền kinh quốc dân kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu là theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội”. [16, tr. 47].

Theo Tiến sĩ khoa học Trần Nguyễn Tuyên, “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được cấu thành từ những hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể thống nhất, trong đó công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, tăng trưởng kinh tế gắn liền hữu cơ với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển, lấy phân phối thu nhập theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động là chính, đồng thời kết hợp với các hình thức phân phối thu nhập theo vốn, tài sản trí tuệ và phúc lợi xã hội” [56, tr. 43].

Tác giả luận văn này xin nêu khái quát nhận thức của mình về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như sau:

Trước hết xin quán triệt những quan điểm của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhận định về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

34

Kinh tế thị trường là sản phẩm tiến bộ của xã hội loài người, là phương thức và phương tiện tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế Nhà nước; đồng thời sử dụng kinh tế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của nền kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội [15, tr. 188 – 193].

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay không còn là nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu hành chính bao cấp, nhưng cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do (kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa) và cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đây là một nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa

35

tuân thủ theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và bị chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Kế thừa có chọn lọc các quan điểm trên đây, tác giả luận văn xin nêu khái quát nhận thức của mình về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” qua những nội dung cơ bản nhất như sau:

Một là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một loại hình kinh tế được vận dụng, vận hành theo những tính quy luật chung của “kinh tế thị trường” mà thời đại hiện nay đang thể hiện. Đó là loại hình kinh tế hàng hóa đã phát triển trên những địa bàn – “những cái chợ” – “những thị trường” ở mỗi nước và quốc tế - nền kinh tế mở - liên thông của nhiều loại thị trường.

Hai là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc thù nổi bật ở nhân tố xã hội chủ nghĩa, trước hết đó là sự định hướng về chính trị - xã hội của Đảng Cộng sản Mác – Lênin, sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong một quốc gia dân tộc có mục tiêu – con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất và mục đích thực sự một nền kinh tế trong đó chủ thể phải là đại đa số nhân dân

Một phần của tài liệu GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 -31 )

×