Hiện trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 57)

B. NỘI DUNG

2.1. Hiện trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đang chịu sự tác động nhiều chiều, đan xen cơ hội và thách thức. Do đó, tìm hiểu hiện trạng việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm làm rõ cái được và chưa được để đề ra giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ấy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Giữ gìn và phát huy được hiểu là những nỗ lực nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp cả mỗi dân tộc quốc gia và làm cho nó càng trở nên có ý nghĩa đối với sự phát triển của dân tộc. Những việc làm, hành động ấy còn hàm nghĩa là sự lựa chọn chủ quan của chủ thể văn hóa, tức là chúng ta lựa chọn những gì là giá trị, những gì là bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc, đặc biệt bản sắc văn hóa ấy đã và còn tiếp tục tạo nên nội lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội trong hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc và quốc gia ấy. Bởi vậy, nguyên tắc quan trọng của giữ gìn và phát huy phải trên quan điểm phát triển, cho phát triển và vì phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ bảo tồn những cái vốn có từ xa xưa, mà còn có nghĩa là làm những cái đó phong phú, đa dạng hơn lên và không loại trừ những cái mới do giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc đem lại.

Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong lịch sử giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai. Hiện tại

55

văn hóa Việt Nam cũng giống như văn hóa các dân tộc khác đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Song hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hai mặt thống nhất biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc phân tích rõ hiện trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hó dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho chúng ta nhận thấy những vấn đề bức thiết đặt ra và tìm giải pháp phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)