Kết quả của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 58)

B. NỘI DUNG

2.1.1.Kết quả của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong

điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.1.1.1. Về chủ thể giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề mang tính quy luật trong phát triển văn hóa dân tọc. Đó còn là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngại, tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhiệm vụ này là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện

56

đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội. Ngày 16 tháng 06 năm 2008, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 23 về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới.

Thứ nhất, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo kíp thời, sắc bén, giúp các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo Nhà nước xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương về văn hóa nêu trong Nghị quyết bằng luật pháp và những chính sách cụ thể. Đảng ta đã chỉ đạo các cấp chính quyền, sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết thì phải xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết. Các chủ trương, quan điểm về văn hóa của Đảng nêu trong Nghị quyết phải được cụ thể hóa bằng các chiến lược, đề án, luật pháp và những chính sách cụ thể. Việc xây dựng chương trình hành động cũng là cách làm thiết thực để sau mỗi năm, mỗi nhiệm kỳ đại hội, các cấp ủy đảng, chính quyền có căn cứ đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm của mỗi tổ chức, cả nhân trong triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thứ hai, Đảng chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia tổ chức thực hiện Nghị quyết. Giải pháp phát động phong trào “Toàn dân đoán kết xây dựng đời sống văn hóa” đặt ở vị trí đầu tiên nhằm huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội tích cực tham gia phong trào. Chủ trương đó đã được lòng dân và nhân dân tự giác thực hiện một cách tích cực nhờ đó mà mỗi người dân trở thành một chủ thể thực sự trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị bản sắc

57

văn hóa của dân tộc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một cuộc vận động văn hóa lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho mỗi người dân, cho mỗi cộng đồng để văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội.

Thứ ba, Đảng tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo cho từng lĩnh vực văn hóa cụ thể khắc phục những yếu kém và đề ra chủ trương, giải pháp mới. Chương trình toàn khóa của nhiệm kỳ các Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục xây dựng các văn bản chỉ đạo cho từng lĩnh vực văn hóa, nhằm mục tiêu thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ trình bày trong Nghị quyết Trung ương 5. Năm 2003, Ban Bí thư có Chỉ thị số 18 – CT/TW tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về công tác văn học, nghệ thuật trong tình hình mới và Chỉ thị số 20/CT-TW về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. Năm 2004, Ban bí thư có Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện về hoạt động xuất bản. Tháng 6 – 2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới. Cũng trong các năm 2007 và 2008, Ban bí thư đã có những thông báo kết luận về các vấn đề liên quan thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tâm linh ngoại cảm.

Những văn bản chỉ đạo của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa nói trên có giá trị cao trong chỉ đạo thực tiễn hoạt động văn hóa của nước nhà, kịp thời khắc phục những yếu kém và đề ra các chủ trương, giải pháp mới trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5. Ngoài ra, Đảng ta còn thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cơ quan tư vấn

58

cho Đảng nhằm thúc đẩy công tác lý luận, phê bình, định hướng hoạt đọng của văn học, nghệ thuật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, Đảng mở cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập tư tưởng và đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần làm cho tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa thấm sâu vào cuộc sống. Nghị quyết yêu cầu: “Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Phải đặt mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”. Năm 2003, Ban bí thư ra Chỉ thị số 23/CT-TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, tới Đại hội X của Đảng (2006), Nghị quyết Đại hội tiếp tục nhấn mạnh và đề ra nhiệm vụ: “Học tập, quán triệt, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ngày 07 – 11-2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06 – CT/TW về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những có tác dụng quan trọng trong xây dựng văn hóa chính trị trong hệ thống chính trị ở nước ta, mà còn tác động tích cực làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của đất nước, làm cho dân tin vào Đảng, Đàng gần dân hơn, tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện đường lối đổi mới và các nhiệm vụ văn hóa của Đảng. Cuộc vận động lớn này còn góp phần khắc phục tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Ngoài ra Đảng luôn coi trọng tổng kết thực tiễn văn hóa, để từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động thực tiễn

59

xây dựng nền văn hóa mới để kịp thời chỉ đạo, động viên toàn Đảng, toàn dân chủ động tham gia các nhiệm vụ văn hóa, mà nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, do đó vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này cũng được khẳng định rõ nét. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các vùng miền, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Là chủ thể quản lý văn hóa, Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng, tổ chức triển khai các hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ sự chỉ đạo của Đảng, chỉ sau 2 tháng Nghị quyết ra đời, ngày 17 tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thức năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chương trình hành động của Chính phủ đã bám sát phương hướng chung, 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể, 4 nhóm giải pháp lớn của công tác văn hóa được trình bày trong Nghị quyết. Nội dung Chương trình hành động tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết và triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng các đề án phát triển sự nghiệp văn hóa, văn học, nghệ thuật, thông tin; xây dựng luật pháp và các thể chế chính sách. Mỗi nhiệm vụ ở từng nhóm vấn đề nêu trên đều được xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời hạn thực hiện.

Về xây dựng văn bản luật pháp, Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Quảng cáo, Luật Điện ảnh, Luật Xuất bản (sửa đổi), đến năm 2006 các bộ luật quan trọng nêu trên đã được Quốc hội thông

60

qua. Luật Báo chí (sửa đỏi) được thông qua năm 1999; Pháp lệnh Quảng cáo được thông qua năm 2001; Luật Xuất bản (sửa đổi) được thông qua năm 2004 và Luật Điện ảnh được thông qua năm 2006; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung) được thông qua năm 2009. Ngoài các văn bản luật là những chính sách được ban hành dưới các hình thức: nghị quyết, nghị định của Chính phủ, chỉ thị, quyết định của Thủ tưởng Chính phủ về các vấn đề văn hóa, góp phần đưa các nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa của Đảng vào cuộc sống.

Cuối năm 1999, Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Chính phủ thành lập và đầu năm 2000 làm lễ ra mắt, phát động phong trào trong cả nước ở tỉnh Quảng Nam, nhân sự kiện khu phố cổ Hội An và khu di tích tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là si sản văn hóa thế giới. Trong năm 2000 và những năm sau đó, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thành lập từ cấp tỉnh, thành phố xuống tới cấp xã, phường, thị trấn trong cả nước do Phó chủ tịch ủy ban nhân dân làm trưởng ban, lãnh đạo ngành văn hóa thông tin và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp làm phó trưởng Ban chỉ đạo, tạo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở; đồng thời thông qua sự điều hành của Ban chỉ đạo phong trào khắc phục trình trạng chồng chéo trong tổ chức thực hiện các phong trào văn hóa ở cơ sở. Ban chỉ đạo điều phối tạo được sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, ban, ngành trong hệ thống chính trị khi tổ chức thực hiện các phong trào văn hóa, đồng thời phát huy các nguồn lực xã hội cho văn hóa; từ đó việc đầu tư cho văn hóa có trọng tâm, trọng điểm hơn.

Trong những năm qua, đời sống văn hóa ở nước ta đã có những biến chuyển rõ rệt, đời sống tinh thần được nâng lên, nhiều di tích văn hóa được

61

bảo tồn và phát huy, nhiều tác phẩm điện ảnh đã đạt được chất lượng nghệ thuật cao được nhận giải thưởng quốc tế và khu vực (Phim “Đời cát”, “Mùa ổi”, “Bến không chồng”…), một số làng nghề truyền thống được phục hồi, nhiều di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận, nhiều giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc được phát huy. Có được kết quả đó không thể không nói đến vai trò quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn thì quá trình toàn cầu hòa đã có tác động không nhỏ làm cho hệ thống giá trị văn hóa của nước ta có những biến đổi tiêu cực, một số giá trị truyền thống bị xâm hại, xuất hiện thương mại hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật…. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng những sa sút, yếu kém, tiêu cực trong đời sống văn hóa hiện nay chỉ là do những tác động khách quan. Thực tế cho thấy thực trạng này có trách nhiệm của công tác quản lý nhà nước và nguyên nhân do một số hạn chế của chủ thể này khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó là:

- Nhà nước chưa có một chính sách về văn hóa nói chung cũng như về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa nói riêng để có thể chủ động trước những tác động tiêu cực mà toàn cầu hóa gây ra đối với nền văn hóa của dân tộc.

- Nhiều nghị định, pháp lệnh, chỉ thị và quy chế chưa được thể chế hóa ở cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội. Nội dung của các văn bản dưới luật được ban hành thiếu tính cụ thể, khó thực hiện triệt để trong cuộc sống do chưa được khái quát hóa, tổng kết hóa từ thực tế đời sống xã hội chưa phản ánh đúng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Ví dụ như những Quy chế của Chính phủ quy định về việc cưới, việc tang và lễ hội; quy định về việc thờ cúng ở cơ quan nhà nước… Hiệu lực pháp lý của các văn bản này không cao vì chúng chưa phải là những thể chế mang tính bắt buộc mà chỉ ở mức độ khuyến khích mà không có chế tài

62

tương ứng, không có mục tiêu cụ thể để có thể kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng không được quy định rõ ràng. Ví dụ như việc tu bổ các di tích lịch sử, di tích văn hóa (Thành cổ, Chùa cổ, Đình làng…) được đầu tư kinh phí rất lớn nhưng kết quả các công trình này bị “trẻ hóa” một cách triệt để hay bị pha tạp thêm các chỉ tiết ngoại lai làm biến dạng, mất những giá trị lịch sử và tinh thần của văn hóa truyền thống. Nhiều Lễ hội truyền thống được khôi phục nhưng do không kiểm soát kỹ nên còn có tư tưởng trục lợi, thương mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội diễn ra ở không ít nơi làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức. Một số chủ trương đã được thể chế hóa thành luật, song còn chung chung chưa cụ thể, chi tiết và không được kịp thời ban hành hướng dẫn thi hành nên chưa áp dụng đực trong thực tế, ví dụ như một số quy định tại Luật di sản văn hóa (được Quốc họi khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001).

- Quy trình quản lý văn hóa của nước ta mang tính một chiều – quản lý từ trên xuống, mang tính chỉ tiêu và áp đặt. Thực tế cho thấy bên cạnh những ưu điểm, nhiều nhược điểm của thực tiễn hoạt động văn hóa ở nước ta đã bộc lộ là bệnh phong trào, bệnh thành tích, bệnh chỉ tiêu (trong các báo cáo về quản lý văn hóa thường nêu những con số về thực hiện chỉ tiêu: chỉ tiêu về làng văn hóa, gia đình văn hóa,… mà chưa chú ý đến chất lượng và hiệu quả thực tế của các hoạt động này). Sở dĩ như vậy là vì quá trình quản lý chưa xuất phát từ nhu cầu, từ thực trạng của đối tượng để đặt ra những mục tiêu quản lý cụ thể, các cấp độ thời gian khác nhau mà quá trình quản lý lại luôn xuất phát từ đường đối, chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 58)