4. Điểm mới của đề tài
4.3.2.3. Kết hợp giới thiệu với du khách thập phương về những nét đặc trưng
trưng của nhà cổ Đường Lâm thông qua các lễ hội lớn của thị xã Sơn Tây.
* Lễ hội Đền Và:
Đền Và thuộc địa phận thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, trên một đồi lim cổ thụ, được dựng từ thời Hùng Vương 18 ghi lại nơi nghỉ chân của Sơn Tinh mở tiệc ăn mừng sau khi đã dẹp xong thủy tặc. Ngoài thánh Tản Viên, đền còn thờ đức quốc mẫu – mẹ thánh Tản Viên và hai anh em Cao Sơn, Quý Minh – tướng của đức Tản Viên. Hội đền Và là lễ hội lớn ở xứ Đoài, hằng năm mở vào ngày 15 tháng giêng (hội xuân – chính hội) và ngày 15 tháng 9 âm lịch (hội thu). Hội xuân đền Và có tục rước bài vị của Đức thánh Tản từ đền qua sông Hồng đến đền Dội (xã Vĩnh Linh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), đến chiều lại rước về đền Và. Hội thu có tục đánh cá thờ với nghi thức chính là đánh bắt cá trên dòng sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, sau đó Ngài phóng sinh một con cá trê đang có mang, về sau con cá này sinh được 9 con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền Và. Ngoài phần lễ trang nghiêm còn có phần hội với các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đánh vật, chơi gà chọi cùng các tiết mục văn nghệ với các bài dân ca mang đậm nét đặc trưng văn hóa xứ Đoài.
* Lễ hội tại đình Phùng Hưng, Ngô Quyền:
Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội. Ông nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay, dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.
Dưới ách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Đường, Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hải và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân
dân phất cờ khởi nghĩa. Ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình và dành lại quyền độc lập tự chủ. Nhân dân tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương (761- 802). Hằng năm vào ngày mùng tám tháng giêng âm lịch nhân dân địa phương tổ chức ngày lễ kỷ niệm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng. Ngày nay, ở Quảng Bá, Triều Khúc (Hà Nội); ở Đại Ứng, Phương Trung, Hoạch An (Thanh Oai) đều có đền thờ ông. Vì vậy, hằng năm vào ngày này Đường Lâm thu hút rất nhiều du khách thập phương về đây tham dự. Còn Ngô Quyền (898 - 944) là con trai Châu mục Đường Lâm Ngô Mân, người làng Cam Lâm. Ngô Quyền sinh ra đã có tướng mạo hơn người, mắt sáng như sao, sức địch thiên hạ. Lớn lên, ông làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Sau loạn Kiều Công Tiễn, ông trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài với trận đánh trên sông Bạch Đằng nổi tiếng. Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc hằng năm vào ngày 14 tháng 8 âm lịch nhân dân địa phương lại tổ chức lễ kỷ niệm. Đây là hai ngày lễ lớn của hai vị vua từ thế kỷ VIII và X nên du khách thập phương về hành hương ở làng cổ Đường Lâm rất đông.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều lễ hội đặc sắc của Sơn Tây có thể kể đến như: lễ hội ở đình Mông Phụ, đình Đông Sàng, đền, chùa Mía… Sau khi du khách làm lễ, dâng hương Ban quản lý di tích có thể kết hợp giới thiệu cho du khách về những nét đặc trưng tiêu biểu của làng cổ và nhà cổ tại Đường Lâm thông qua các quầy tiếp tân, tranh ảnh, sơ đồ khu di tích...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ