Các xóm của làng cổ còn lại ít nhà cổ và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 30)

4. Điểm mới của đề tài

4.1.4. Các xóm của làng cổ còn lại ít nhà cổ và nguyên nhân

Trong khu vực làng cổ Đường Lâm ngoài thôn Mông Phụ thì các thôn Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh và Cam Lâm là các thôn có số lượng nhà cổ ít nhất. Trong các thôn này, chỉ còn lại vài nếp nhà cổ xen lẫn giữa những ngôi nhà kiểu mới trong các ngõ, xóm.

Trước đây, ở những thôn này có nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp. Song hiện nay, dưới nhiều tác động của thiên nhiên, con người đặc biệt là quá trình đô thị hóa hầu hết các ngôi nhà cổ ở đây đã biến mất, bởi đây là những thôn có nền kinh tế, dịch vụ khá phát triển đặc biệt là thôn Đông Sàng. Nhiều người dân đã không ngần ngại làm lại, tu sửa nhà để phù hợp với việc kinh doanh, sản xuất, dịch vụ… Nhiều gia đình có kinh tế khá không muốn giữ nếp nhà ngói xưa mà đã “Tầng hóa” để theo kịp lối sống đô thị.

Không những vậy, tình trạng xây dựng nhà cửa bùng phát còn do hầu hết nhà cổ đã xuống cấp. Dù người dân đặc biệt là những người cao tuổi rất muốn giữ lại ngôi nhà nhưng nếu Nhà nước không hỗ trợ thì chỉ có cách phá đi xây mới bởi chi phí xây dựng nhà cổ tốn gấp đôi thậm chí còn hơn so với xây nhà mái bằng. Mặt khác, người dân giờ lại không biết dùng những chất liệu, phương án xây dựng theo lối truyền thống nên rất khó tu bổ. Họ không đủ tiền cũng như kiến thức để tôn tạo lại nhà mặc dù họ có ý thức về việc đó.

4.2. Nguy cơ làng cổ Đường Lâm bị mai một trong tương lai gần.

Nhà cổ ở Đường Lâm là ngôi nhà mà người nông dân ở nơi đây đã bao đời nay tạo dựng bằng các vật liệu vốn sẵn có ở địa phương như: tre, gỗ, đá

ong, đất nung, đất nện... tuy không bền vững như các loại gỗ tứ thiết để dựng đình, chùa... nhưng cũng đã tồn tại được hàng trăm năm. Trong những ngôi nhà cổ đó nhiều gia đình vẫn có 3 – 4 thế hệ cùng chung sống khiến ngôi nhà trở nên quá chật chội với một số lớn nhân khẩu. Vì vậy, nhiều gia đình có kinh tế khá giả không muốn giữ nếp nhà ngói xưa mà đã “tầng hóa” để theo kịp lối sống đô thị.

Hiện nay, làng cổ đang giàu lên từng ngày đâu đó trong làng đã xuất hiện những ngôi nhà cao tầng làm phá vỡ cảnh quan xưa của làng cổ. Dường như, lối sống của thế hệ trẻ ngày nay cũng thay đổi và bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống chốn thị thành. Vì vậy, mà người dân không còn muốn giữ nếp ăn, nếp ở trong những ngôi nhà cổ có mái quá thấp đầy bất tiện trong những ngày không khí ẩm ướt kiểu khí hậu đặc trưng của miền Bắc. Bởi việc sống và sinh hoạt hằng ngày trong những ngôi nhà cổ bằng đá ong có niên đại hàng trăm năm tuổi khiến người dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Trong xu thế hội nhập thế giới cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Và cũng chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường ấy đã tạo một áp lực nặng nề về kinh tế đối với đời sống của người dân nơi đây thúc đẩy họ phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong gia đình sao cho phù hợp. Trong xu thế chung đó, một số gia đình ở nhà cổ đã chuyển đổi mục đích nhà cổ xưa “tự cung, tự cấp” sang nhà ở kiểu mới để phù hợp với các loại hình sản xuất, dịch vụ, buôn bán, cùng với việc mua bán nhà đất... khiến cho nhà cổ ở nơi đây bị biến dạng đi rất nhiều.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của làng cổ Đường Lâm nhưng hơn cả chính là sự thiếu hiểu biết của người dân nơi đây khi nhận thức về di sản văn hóa lâu đời của cha ông để lại và công tác tuyên truyền về việc bảo tồn làng cổ Đường Lâm của địa phương thì còn hạn chế.

Hiện nay, quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ đã tác động tiêu cực rất lớn đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng cổ. Sẽ không còn làng cổ nữa nếu như chúng ta quản lý xây dựng không chặt chẽ, trong khi các ngôi nhà cổ thì ngày càng xuống cấp, mai một, khiến không gian văn hóa của làng cổ bị phá vỡ. Mặc dù thấy vậy, chúng ta không thể một lúc mà khắc phục ngay được, nên vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp khắc phục dần dần xóa bỏ những nguy cơ đó nhằm bảo tồn và phát huy được giá trị về văn hóa, lịch sử của nhà cổ trong quần thể di tích, lịch sử ở làng cổ Đường Lâm trong tương lai.

4.3. Những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm Đường Lâm

4.3.1. Giải pháp trước mắt

- Các cơ quan quản lí cần phối hợp với các cấp chính quyền ở địa phương có những chính sách hỗ trợ, giảm giá đất đai hay cấp đất cho các hộ gia đình hiện đang cư trú trong nhà cổ chật hẹp bởi nhiều nhà hiện có 3 – 4 thế hệ cùng sinh sống, để nơi ấy chỉ là chỗ thờ phụng tổ tiên.

Đối với những nhà cao tầng phá vỡ cảnh quan ban quản lý cần có những hình thức xử lí linh động, cứng rắn và hiệu quả hơn thì mới chấm dứt được tình trạng bê tông hóa, cao tầng hóa làng cổ.

Cơ quan quản lí khuyến khích người dân sửa nhà theo kiểu nhà truyền thống, nếu họ tự nguyện thì hướng dẫn theo mẫu để làm. Với các gia đình thương binh chính sách thì hỗ trợ hoặc đảm bảo để họ vay ngân hàng đi tu sửa. Tóm lại cần có các hình thức hỗ trợ 100%, hỗ trợ một phần hoặc chỉ tạo điều kiện, chính sách linh động tùy tình hình cụ thể.

- Có kế hoạch sưu tầm các hiện vật liên quan đến đời sống, phong tục tập quán như: Trang phục, dụng cụ sinh hoạt sản xuất, hình ảnh về từng nhà cổ trong xã bởi mỗi ngôi nhà có những nét đặc trưng riêng... để sau này phát

triển xây dựng Bảo tàng truyền thống của làng, phục hồi lại Văn Miếu Sơn Tây...

- Ngoài các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường, cảnh quan xung quanh như trồng thêm nhiều cây xanh (cây tre rìa làng như thưở xưa), các loại cây bóng mát, cây ăn quả, khai thông hồ ao, trong một khoảng diện tích của các nơi đó có thể thả hoa sen, súng để tô thêm vẻ đẹp về mùa hạ, mùa thu. Việc bán hàng rong mời chào khách du lịch, rác thải tại chùa Mía cần phải chấn chỉnh ngay nhất là lối bước qua cổng tam quan chùa, ngoài ra cần phải khắc phục hệ thống nước thải, cống rãnh quanh các ngõ xóm…

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại làng cổ, giúp họ phải là những người nắm rõ các kiến thức về lịch sử, văn hóa của làng, phong tục, tập quán, lễ hội… Đối với người dân để họ thực sự là những hướng dẫn viên nghiệp dư, họ cần hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá của làng, luôn có thái độ, tinh thần cởi mở phục vụ khách du lịch.

- Hiện nay, trong xu thế hội nhập thế giới ngành du lịch sinh thái đang có xu hướng phát triển mạnh và đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân. Trong xu thế đó, Đường Lâm cũng “mở cửa” và đang là một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong khi các khu du lịch khác đang “chật vật” với việc thu hút khách du lịch thì làng cổ Đường Lâm lại đang rơi vào tình trạng ngược lại. Du khách đến với Đường Lâm đang tăng nhanh, hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng việc phát triển ngành “công nghiệp không khói” ở làng cổ này lại lộ ra nhiều bất cập, số lượng nhà nghỉ, nhà hàng ẩm thực hầu như không có, các sản phẩm quà lưu niệm còn quá ít. Dường như các dịch vụ du lịch của làng cổ còn nằm trong thế “tiềm năng”. Vì vậy, Nhà nước có thể hỗ trợ người dân để họ phát triển kinh tế bởi muốn phát triển du lịch trong làng cổ thì cần phải có những phương án xây dựng các tổ hợp sản

xuất để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa có thể quảng bá những đặc sản của làng cổ.

4.3.2. Giải pháp lâu dài

4.3.2.1. Xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích

- Do điều kiện nguồn vốn ngân sách không đảm bảo nên việc vận động phương châm: “xã hội hóa” để quản lý, tôn tạo di tích là cần thiết với phương châm “Nhân dân làm, tộc họ làm, nhà nước hỗ trợ”. Vì vậy, trước tiên thì mỗi người dân ở trong nhà cổ phải nhận thức được giá trị quý giá và biết cách giữ gìn, bảo tồn ngôi nhà mà gia đình mình đang sinh sống. Đồng thời các cơ quan chức năng thị xã Sơn Tây kết hợp với Ban quản lý di tích, Ủy ban nhân dân xã Đường Lâm cử các cán bộ xã, các chư phái tộc, họ trong làng đi vận động con cháu tộc họ và những người Đường Lâm thành đạt đang làm ăn xa đóng góp vào quỹ ngân sách của địa phương; tiếp tục kêu gọi các nguồn tài trợ từ Nhà nước, Thành phố Hà Nội... Khi nhà cổ Đường Lâm đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch thì Ban quản lý cùng chính quyền xã Đường Lâm sẽ trích nguồn thu từ du lịch để bảo tồn, tu sửa di tích. Đặc biệt, trong tương lai không xa nếu Đường Lâm được tổ chức Unesco công nhận là di sản thế giới, khi đó nhà cổ trong làng cổ Đường Lâm sẽ được nâng lên một vị trí mới và thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức Unesco...

- Nhà nước kết hợp với Ban quản lý di tích cùng các cơ quan chức năng xây dựng khu tái định cư cho một số lượng nhân khẩu trong nhà cổ, nhà cổ sẽ giải tỏa được sức ép, để nơi ấy chỉ còn lại ít người sinh sống, quản lý, giữ gìn và cũng là nơi thờ tự gia tộc tổ tiên. Đồng thời nhà nước cần có những chính sách, quy chế cụ thể hơn nữa đối với những người trông nom nhà cổ, thường xuyên đầu tư, bảo tồn, trùng tu lại di tích...

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản văn hóa, khuyến khích nhân dân tham gia vào công tác bảo

tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để mỗi gia đình ở đây đều phải ý thức được giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa từ chính những bức tường đá ong nâu đỏ, sần sùi vững chắc của mình. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác, tiềm năng về du lịch của di sản phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo hài hòa giữa đầu tư khai thác và bảo tồn.

- Hiện tại, trong làng cổ mới chỉ có 4 đến 5 gia đình nhà cổ có phục vụ ăn uống cho khách du lịch nên chỉ đáp ứng được rất ít dòng khách nườm nượp kéo đến đây. Họ mở ra theo hướng sử dụng những thứ có sẵn tại gia đình nên phải có người quen hoặc người sở tại giới thiệu thì khách du lịch mới được bố trí ăn uống trong khuôn viên nhà cổ. Chính vì tổ chức dịch vụ nhỏ lẻ không được quản lí chặt chẽ dẫn tới tình trạng lộn xộn, vệ sinh môi trường không được đảm bảo… Vì vậy, để bảo vệ không gian làng cổ đồng thời thu hút khách di lịch đến với Đường lâm, nhà nước cần kết hợp với cơ quan chức năng có kế hoạch đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, mua bán, ăn nghỉ tại một khu vực riêng gần làng cổ để du khách khi đến với Đường Lâm ngoài mục đích chính là tìm đến một nơi có không gian yên tĩnh cổ xưa lại vừa có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ trong 1 kỳ nghỉ. Quy hoạch như vậy sẽ tránh được mặt trái của các dịch vụ tác động xấu đến việc bảo tồn di tích.

- Để bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa – lịch sử trong cấu

trúc nhà ở truyền thống của làng cổ Đường Lâm trong tương lai. Tôi đề xuất các nguyên tắc bảo tồn sau:

+ Bảo tồn nguyên vẹn: nguyên tắc này áp dụng đối với tất cả các xóm thuộc thôn Mông Phụ. Bởi đây là thôn còn lưu giữ lại được nhiều nhà cổ nhất với cảnh quan thiên nhiên, môi trường còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Vì vậy, Nhà nước kết hợp với các cơ quan chức năng có các chính sách cụ thể để trả lại kiến trúc nguyên vẹn của những ngôi nhà cổ trong thôn, xóm như xưa bằng cách: khuyến khích, hỗ trợ họ kinh phí để phục chế lại nhà cổ hoặc sử dụng biện pháp di dân để các cơ quan chức năng bảo tồn

khôi phục lại các ngôi nhà cổ truyền thống phục vụ cho du lịch dưới sự quản lý của nhà nước. Sau đó đưa nguyên tắc ra cho người dân bàn bạc và thảo luận, nếu ai đồng ý với phương án trên thì ở lại, ai không đồng ý thì sử dụng biện pháp di dân bằng cách nhà nước mua lại nhà, đất của chủ nhà. Riêng đối với những công trình nhà cổ đã được nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh, thành phố... trong các thôn của làng cổ thì sẽ được bảo tồn theo luật bảo tồn nguyên dạng – bảo tàng. Còn các ngôi nhà cổ khác thuộc các thôn, xóm còn lại trong làng cổ sẽ được bảo tồn theo nguyên tắc bảo tồn một phần.

+ Bảo tồn một phần : nguyên tắc bảo tồn này áp dụng đối với tất cả các thôn, xóm thuộc các thôn Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm đây là các thôn còn lưu giữ lại được ít những ngôi nhà cổ. Hiện nay, các ngôi nhà cổ đó vẫn đang nằm xen kẽ trong các ngõ, xóm của bốn thôn này.

Bảo tồn một phần tức là nguyên tắc bảo tồn những nét đặc trưng nhất của nhà cổ còn những nét chung, không đặc trưng thì có thể gia cố, tu sửa nhưng không được làm mất đi cái “lõi”, cái “hồn” của nó, thậm chí có thể bổ sung cho nó có giá trị hơn xưa mà vẫn đảm bảo được sự hài hòa với bản thân ngôi nhà và môi trường xung quanh. Trong nhà cổ có thể bổ sung các trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nhưng không làm thay đổi những nét cơ bản tổng thể của ngôi nhà – đừng làm cho người ta nhận thấy đấy là một ngôi nhà khác chứ không phải là một ngôi nhà cổ cũ nữa.

Sau khi đưa ra nguyên tắc này, người dân sẽ dễ dàng chấp nhận. Khi đó, chính quyền địa phương kết hợp với Ban quản lý di tích cùng người dân lập cam kết và thực hiện.

4.3.2.2. Gắn hoạt động du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại làng cổ Đường Lâm với các địa điểm văn hóa – lịch sử ở Sơn Tây và các vùng phụ Đường Lâm với các địa điểm văn hóa – lịch sử ở Sơn Tây và các vùng phụ cận

* Tour du lịch tham quan tìm hiểu về các địa điểm văn hóa - di tích lịch sử tại làng cổ Đường Lâm:

Từ Hà Nội hoặc các địa phương khác du khách có thể đến Đường Lâm bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus tuyến Hà Nội – Sơn Tây và tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt Cổ đá ong này với quỹ thời gian trong vòng 1 ngày . Từ cổng làng – cũng là một di tích đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc được xây dựng từ năm 1833, đi vào một đoạn là tới đình Mông Phụ – một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tại

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)