Gắn hoạt động du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại làng cổ Đường

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 37)

4. Điểm mới của đề tài

4.3.2.2. Gắn hoạt động du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại làng cổ Đường

Đường Lâm với các địa điểm văn hóa – lịch sử ở Sơn Tây và các vùng phụ cận

* Tour du lịch tham quan tìm hiểu về các địa điểm văn hóa - di tích lịch sử tại làng cổ Đường Lâm:

Từ Hà Nội hoặc các địa phương khác du khách có thể đến Đường Lâm bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus tuyến Hà Nội – Sơn Tây và tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt Cổ đá ong này với quỹ thời gian trong vòng 1 ngày . Từ cổng làng – cũng là một di tích đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc được xây dựng từ năm 1833, đi vào một đoạn là tới đình Mông Phụ – một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tại làng này hiện nay có khoảng 45 nhà cổ tiêu biểu, du khách nên đến thăm nhà ông: Hà Nguyên Huyến (1886), Nguyễn Ngọc Lê (1856), Nguyễn Văn Hùng (1653)... đó là những ngôi nhà cổ đẹp nhất trong làng – nơi các bạn có thể xem và chụp ảnh; ghé thăm nhà thờ họ Phan, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đó cũng là những di tích đã được nhà nước xếp hạng. Buổi chiều sau khi ăn cơm trưa du khách theo con đường phía bên trái đình làng rời khỏi làng khoảng hơn 1km là du khách sẽ đến khu di tích lăng, đền thờ Ngô Quyền và đình Phùng Hưng nằm ở thôn Cam Lâm, đến khu di tích Đền phủ và Chùa Mía ở thôn Đông Sàng. Nếu còn thời gian du khách hãy đi tham quan một số nhà cổ của thôn Đoài Giáp và Cam Thịnh trước khi quay về.

Từ giã làng cổ Đường Lâm, du khách có thể mua đem về nhà tặng người thân những chai tương Mông Phụ. Tương Mông Phụ nổi tiếng với vị ngọt, thơm và là một món quà quê ý nghĩa cho du khách thập phương. Ngoài ra Đường Lâm còn có những đặc sản khác như: kẹo lạc, kẹo dồi…

* Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại thị xã Sơn Tây:

Xuất phát từ khách sạn du khách nghỉ hoặc tour từ các địa phương khác đến làng cổ Đường Lâm, du khách có thể tham quan các khu di tích tâm điểm ở làng Mông Phụ: đình Mông Phụ, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh và một số ngôi nhà cổ tiêu biểu của làng và ghé thăm chùa Mía. Sau đó du khách theo đường Phú Thịnh khoảng 3km thăm Thành cổ Sơn Tây hoặc thăm Đền Và (chính hội 15/1 âm lịch) ở xã Trung Hưng. Sau đó du khách đi theo đường quốc lộ 21 về nghỉ tại Khu du lịch khách sạn Asean thuộc xã Cổ Đông và tới tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Trại Vải, khu du lịch Đồng Mô...

* Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử ở làng cổ Đường Lâm với các vùng phụ cận:

Sau khi tham quan các ngôi nhà cổ, các khu di tích lịch sử văn hóa của Đường Lâm du khách đi theo quốc lộ 21 hoặc rẽ vào đường Láng Hòa Lạc qua huyện Thạch Thất thăm chùa Tây Phương (chính hội 6/3 âm lịch), qua huyện Quốc Oai thăm chùa Thầy (chính hội 7/3 âm lịch) rồi về khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn ở xã Vân Lũng – Hoài Đức trước khi về Hà Nội hoặc địa phương khác. Hay du khách có thể đi theo quốc lộ 21 và quốc lộ 6 qua huyện Chương Mỹ thăm chùa Trăm Gian, quần thể du lịch núi Trầm trước khi về Hà Đông và các vùng phụ cận.

- Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử của huyện Ba Vì:

Từ Đường Lâm theo quốc lộ 32 du khách thăm đình Tây Đằng hoặc theo các tỉnh lộ 412, 413, 414 đến thăm khu du lịch sinh thái Hồ Suối Hai, Vườn Quốc Gia Ba Vì, lên thăm đền Trung, đền Thượng, khu du lịch Thác Đa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khoang Xanh – Suối Tiên, Suối Mơ, khu lịch

Đầm Long... các khu lịch sinh thái này nằm ở vị trí liền kề nhau nên du khách có thể chọn địa điểm nghỉ ngơi phù hợp với tour du lịch của mình.

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)