Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 32)

4. Điểm mới của đề tài

4.3.1.Giải pháp trước mắt

- Các cơ quan quản lí cần phối hợp với các cấp chính quyền ở địa phương có những chính sách hỗ trợ, giảm giá đất đai hay cấp đất cho các hộ gia đình hiện đang cư trú trong nhà cổ chật hẹp bởi nhiều nhà hiện có 3 – 4 thế hệ cùng sinh sống, để nơi ấy chỉ là chỗ thờ phụng tổ tiên.

Đối với những nhà cao tầng phá vỡ cảnh quan ban quản lý cần có những hình thức xử lí linh động, cứng rắn và hiệu quả hơn thì mới chấm dứt được tình trạng bê tông hóa, cao tầng hóa làng cổ.

Cơ quan quản lí khuyến khích người dân sửa nhà theo kiểu nhà truyền thống, nếu họ tự nguyện thì hướng dẫn theo mẫu để làm. Với các gia đình thương binh chính sách thì hỗ trợ hoặc đảm bảo để họ vay ngân hàng đi tu sửa. Tóm lại cần có các hình thức hỗ trợ 100%, hỗ trợ một phần hoặc chỉ tạo điều kiện, chính sách linh động tùy tình hình cụ thể.

- Có kế hoạch sưu tầm các hiện vật liên quan đến đời sống, phong tục tập quán như: Trang phục, dụng cụ sinh hoạt sản xuất, hình ảnh về từng nhà cổ trong xã bởi mỗi ngôi nhà có những nét đặc trưng riêng... để sau này phát

triển xây dựng Bảo tàng truyền thống của làng, phục hồi lại Văn Miếu Sơn Tây...

- Ngoài các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường, cảnh quan xung quanh như trồng thêm nhiều cây xanh (cây tre rìa làng như thưở xưa), các loại cây bóng mát, cây ăn quả, khai thông hồ ao, trong một khoảng diện tích của các nơi đó có thể thả hoa sen, súng để tô thêm vẻ đẹp về mùa hạ, mùa thu. Việc bán hàng rong mời chào khách du lịch, rác thải tại chùa Mía cần phải chấn chỉnh ngay nhất là lối bước qua cổng tam quan chùa, ngoài ra cần phải khắc phục hệ thống nước thải, cống rãnh quanh các ngõ xóm…

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại làng cổ, giúp họ phải là những người nắm rõ các kiến thức về lịch sử, văn hóa của làng, phong tục, tập quán, lễ hội… Đối với người dân để họ thực sự là những hướng dẫn viên nghiệp dư, họ cần hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá của làng, luôn có thái độ, tinh thần cởi mở phục vụ khách du lịch.

- Hiện nay, trong xu thế hội nhập thế giới ngành du lịch sinh thái đang có xu hướng phát triển mạnh và đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân. Trong xu thế đó, Đường Lâm cũng “mở cửa” và đang là một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong khi các khu du lịch khác đang “chật vật” với việc thu hút khách du lịch thì làng cổ Đường Lâm lại đang rơi vào tình trạng ngược lại. Du khách đến với Đường Lâm đang tăng nhanh, hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng việc phát triển ngành “công nghiệp không khói” ở làng cổ này lại lộ ra nhiều bất cập, số lượng nhà nghỉ, nhà hàng ẩm thực hầu như không có, các sản phẩm quà lưu niệm còn quá ít. Dường như các dịch vụ du lịch của làng cổ còn nằm trong thế “tiềm năng”. Vì vậy, Nhà nước có thể hỗ trợ người dân để họ phát triển kinh tế bởi muốn phát triển du lịch trong làng cổ thì cần phải có những phương án xây dựng các tổ hợp sản

xuất để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa có thể quảng bá những đặc sản của làng cổ.

4.3.2. Giải pháp lâu dài

4.3.2.1. Xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích

- Do điều kiện nguồn vốn ngân sách không đảm bảo nên việc vận động phương châm: “xã hội hóa” để quản lý, tôn tạo di tích là cần thiết với phương châm “Nhân dân làm, tộc họ làm, nhà nước hỗ trợ”. Vì vậy, trước tiên thì mỗi người dân ở trong nhà cổ phải nhận thức được giá trị quý giá và biết cách giữ gìn, bảo tồn ngôi nhà mà gia đình mình đang sinh sống. Đồng thời các cơ quan chức năng thị xã Sơn Tây kết hợp với Ban quản lý di tích, Ủy ban nhân dân xã Đường Lâm cử các cán bộ xã, các chư phái tộc, họ trong làng đi vận động con cháu tộc họ và những người Đường Lâm thành đạt đang làm ăn xa đóng góp vào quỹ ngân sách của địa phương; tiếp tục kêu gọi các nguồn tài trợ từ Nhà nước, Thành phố Hà Nội... Khi nhà cổ Đường Lâm đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch thì Ban quản lý cùng chính quyền xã Đường Lâm sẽ trích nguồn thu từ du lịch để bảo tồn, tu sửa di tích. Đặc biệt, trong tương lai không xa nếu Đường Lâm được tổ chức Unesco công nhận là di sản thế giới, khi đó nhà cổ trong làng cổ Đường Lâm sẽ được nâng lên một vị trí mới và thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức Unesco...

- Nhà nước kết hợp với Ban quản lý di tích cùng các cơ quan chức năng xây dựng khu tái định cư cho một số lượng nhân khẩu trong nhà cổ, nhà cổ sẽ giải tỏa được sức ép, để nơi ấy chỉ còn lại ít người sinh sống, quản lý, giữ gìn và cũng là nơi thờ tự gia tộc tổ tiên. Đồng thời nhà nước cần có những chính sách, quy chế cụ thể hơn nữa đối với những người trông nom nhà cổ, thường xuyên đầu tư, bảo tồn, trùng tu lại di tích...

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản văn hóa, khuyến khích nhân dân tham gia vào công tác bảo

tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để mỗi gia đình ở đây đều phải ý thức được giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa từ chính những bức tường đá ong nâu đỏ, sần sùi vững chắc của mình. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác, tiềm năng về du lịch của di sản phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo hài hòa giữa đầu tư khai thác và bảo tồn.

- Hiện tại, trong làng cổ mới chỉ có 4 đến 5 gia đình nhà cổ có phục vụ ăn uống cho khách du lịch nên chỉ đáp ứng được rất ít dòng khách nườm nượp kéo đến đây. Họ mở ra theo hướng sử dụng những thứ có sẵn tại gia đình nên phải có người quen hoặc người sở tại giới thiệu thì khách du lịch mới được bố trí ăn uống trong khuôn viên nhà cổ. Chính vì tổ chức dịch vụ nhỏ lẻ không được quản lí chặt chẽ dẫn tới tình trạng lộn xộn, vệ sinh môi trường không được đảm bảo… Vì vậy, để bảo vệ không gian làng cổ đồng thời thu hút khách di lịch đến với Đường lâm, nhà nước cần kết hợp với cơ quan chức năng có kế hoạch đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, mua bán, ăn nghỉ tại một khu vực riêng gần làng cổ để du khách khi đến với Đường Lâm ngoài mục đích chính là tìm đến một nơi có không gian yên tĩnh cổ xưa lại vừa có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ trong 1 kỳ nghỉ. Quy hoạch như vậy sẽ tránh được mặt trái của các dịch vụ tác động xấu đến việc bảo tồn di tích.

- Để bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa – lịch sử trong cấu

trúc nhà ở truyền thống của làng cổ Đường Lâm trong tương lai. Tôi đề xuất các nguyên tắc bảo tồn sau:

+ Bảo tồn nguyên vẹn: nguyên tắc này áp dụng đối với tất cả các xóm thuộc thôn Mông Phụ. Bởi đây là thôn còn lưu giữ lại được nhiều nhà cổ nhất với cảnh quan thiên nhiên, môi trường còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Vì vậy, Nhà nước kết hợp với các cơ quan chức năng có các chính sách cụ thể để trả lại kiến trúc nguyên vẹn của những ngôi nhà cổ trong thôn, xóm như xưa bằng cách: khuyến khích, hỗ trợ họ kinh phí để phục chế lại nhà cổ hoặc sử dụng biện pháp di dân để các cơ quan chức năng bảo tồn

khôi phục lại các ngôi nhà cổ truyền thống phục vụ cho du lịch dưới sự quản lý của nhà nước. Sau đó đưa nguyên tắc ra cho người dân bàn bạc và thảo luận, nếu ai đồng ý với phương án trên thì ở lại, ai không đồng ý thì sử dụng biện pháp di dân bằng cách nhà nước mua lại nhà, đất của chủ nhà. Riêng đối với những công trình nhà cổ đã được nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh, thành phố... trong các thôn của làng cổ thì sẽ được bảo tồn theo luật bảo tồn nguyên dạng – bảo tàng. Còn các ngôi nhà cổ khác thuộc các thôn, xóm còn lại trong làng cổ sẽ được bảo tồn theo nguyên tắc bảo tồn một phần.

+ Bảo tồn một phần : nguyên tắc bảo tồn này áp dụng đối với tất cả các thôn, xóm thuộc các thôn Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm đây là các thôn còn lưu giữ lại được ít những ngôi nhà cổ. Hiện nay, các ngôi nhà cổ đó vẫn đang nằm xen kẽ trong các ngõ, xóm của bốn thôn này.

Bảo tồn một phần tức là nguyên tắc bảo tồn những nét đặc trưng nhất của nhà cổ còn những nét chung, không đặc trưng thì có thể gia cố, tu sửa nhưng không được làm mất đi cái “lõi”, cái “hồn” của nó, thậm chí có thể bổ sung cho nó có giá trị hơn xưa mà vẫn đảm bảo được sự hài hòa với bản thân ngôi nhà và môi trường xung quanh. Trong nhà cổ có thể bổ sung các trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nhưng không làm thay đổi những nét cơ bản tổng thể của ngôi nhà – đừng làm cho người ta nhận thấy đấy là một ngôi nhà khác chứ không phải là một ngôi nhà cổ cũ nữa.

Sau khi đưa ra nguyên tắc này, người dân sẽ dễ dàng chấp nhận. Khi đó, chính quyền địa phương kết hợp với Ban quản lý di tích cùng người dân lập cam kết và thực hiện.

4.3.2.2. Gắn hoạt động du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại làng cổ Đường Lâm với các địa điểm văn hóa – lịch sử ở Sơn Tây và các vùng phụ Đường Lâm với các địa điểm văn hóa – lịch sử ở Sơn Tây và các vùng phụ cận

* Tour du lịch tham quan tìm hiểu về các địa điểm văn hóa - di tích lịch sử tại làng cổ Đường Lâm:

Từ Hà Nội hoặc các địa phương khác du khách có thể đến Đường Lâm bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus tuyến Hà Nội – Sơn Tây và tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt Cổ đá ong này với quỹ thời gian trong vòng 1 ngày . Từ cổng làng – cũng là một di tích đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc được xây dựng từ năm 1833, đi vào một đoạn là tới đình Mông Phụ – một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tại làng này hiện nay có khoảng 45 nhà cổ tiêu biểu, du khách nên đến thăm nhà ông: Hà Nguyên Huyến (1886), Nguyễn Ngọc Lê (1856), Nguyễn Văn Hùng (1653)... đó là những ngôi nhà cổ đẹp nhất trong làng – nơi các bạn có thể xem và chụp ảnh; ghé thăm nhà thờ họ Phan, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đó cũng là những di tích đã được nhà nước xếp hạng. Buổi chiều sau khi ăn cơm trưa du khách theo con đường phía bên trái đình làng rời khỏi làng khoảng hơn 1km là du khách sẽ đến khu di tích lăng, đền thờ Ngô Quyền và đình Phùng Hưng nằm ở thôn Cam Lâm, đến khu di tích Đền phủ và Chùa Mía ở thôn Đông Sàng. Nếu còn thời gian du khách hãy đi tham quan một số nhà cổ của thôn Đoài Giáp và Cam Thịnh trước khi quay về.

Từ giã làng cổ Đường Lâm, du khách có thể mua đem về nhà tặng người thân những chai tương Mông Phụ. Tương Mông Phụ nổi tiếng với vị ngọt, thơm và là một món quà quê ý nghĩa cho du khách thập phương. Ngoài ra Đường Lâm còn có những đặc sản khác như: kẹo lạc, kẹo dồi…

* Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử tại thị xã Sơn Tây:

Xuất phát từ khách sạn du khách nghỉ hoặc tour từ các địa phương khác đến làng cổ Đường Lâm, du khách có thể tham quan các khu di tích tâm điểm ở làng Mông Phụ: đình Mông Phụ, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh và một số ngôi nhà cổ tiêu biểu của làng và ghé thăm chùa Mía. Sau đó du khách theo đường Phú Thịnh khoảng 3km thăm Thành cổ Sơn Tây hoặc thăm Đền Và (chính hội 15/1 âm lịch) ở xã Trung Hưng. Sau đó du khách đi theo đường quốc lộ 21 về nghỉ tại Khu du lịch khách sạn Asean thuộc xã Cổ Đông và tới tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Trại Vải, khu du lịch Đồng Mô...

* Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử ở làng cổ Đường Lâm với các vùng phụ cận:

Sau khi tham quan các ngôi nhà cổ, các khu di tích lịch sử văn hóa của Đường Lâm du khách đi theo quốc lộ 21 hoặc rẽ vào đường Láng Hòa Lạc qua huyện Thạch Thất thăm chùa Tây Phương (chính hội 6/3 âm lịch), qua huyện Quốc Oai thăm chùa Thầy (chính hội 7/3 âm lịch) rồi về khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn ở xã Vân Lũng – Hoài Đức trước khi về Hà Nội hoặc địa phương khác. Hay du khách có thể đi theo quốc lộ 21 và quốc lộ 6 qua huyện Chương Mỹ thăm chùa Trăm Gian, quần thể du lịch núi Trầm trước khi về Hà Đông và các vùng phụ cận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tour du lịch tham quan các khu du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử của huyện Ba Vì:

Từ Đường Lâm theo quốc lộ 32 du khách thăm đình Tây Đằng hoặc theo các tỉnh lộ 412, 413, 414 đến thăm khu du lịch sinh thái Hồ Suối Hai, Vườn Quốc Gia Ba Vì, lên thăm đền Trung, đền Thượng, khu du lịch Thác Đa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khoang Xanh – Suối Tiên, Suối Mơ, khu lịch

Đầm Long... các khu lịch sinh thái này nằm ở vị trí liền kề nhau nên du khách có thể chọn địa điểm nghỉ ngơi phù hợp với tour du lịch của mình.

4.3.2.3. Kết hợp giới thiệu với du khách thập phương về những nét đặc trưng của nhà cổ Đường Lâm thông qua các lễ hội lớn của thị xã Sơn Tây. trưng của nhà cổ Đường Lâm thông qua các lễ hội lớn của thị xã Sơn Tây.

* Lễ hội Đền Và:

Đền Và thuộc địa phận thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, trên một đồi lim cổ thụ, được dựng từ thời Hùng Vương 18 ghi lại nơi nghỉ chân của Sơn Tinh mở tiệc ăn mừng sau khi đã dẹp xong thủy tặc. Ngoài thánh Tản Viên, đền còn thờ đức quốc mẫu – mẹ thánh Tản Viên và hai anh em Cao Sơn, Quý Minh – tướng của đức Tản Viên. Hội đền Và là lễ hội lớn ở xứ Đoài, hằng năm mở vào ngày 15 tháng giêng (hội xuân – chính hội) và ngày 15 tháng 9 âm lịch (hội thu). Hội xuân đền Và có tục rước bài vị của Đức thánh Tản từ đền qua sông Hồng đến đền Dội (xã Vĩnh Linh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), đến chiều lại rước về đền Và. Hội thu có tục đánh cá thờ với nghi thức chính là đánh bắt cá trên dòng sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, sau đó Ngài phóng sinh một con cá trê đang có mang, về sau con cá này sinh được 9 con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền Và. Ngoài phần lễ trang nghiêm còn có phần hội với các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đánh vật, chơi gà chọi cùng các tiết mục văn

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng cổ đường lâm sơn tây hà nội gắn với phát triển du lịch sinh thái (Trang 32)