Mô hình hồi quy
𝐑𝐎𝐀𝒊𝒕 = 𝛂𝒊 + 𝛃𝟏𝐒𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐌𝐎𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐁𝐎𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒𝐅𝐎𝟒𝒊𝒕+ 𝛃𝟓𝐎𝐃𝟓𝒊𝒕+ 𝛃𝟔𝐂𝐄𝐎𝐃𝟔𝒊𝒕+ 𝛃𝟕𝐀𝐔𝐃𝟕𝒊𝒕+ 𝛃𝟖𝐒𝐈𝐙𝐄𝟖𝒊𝒕+ 𝛃𝟗𝐋𝐄𝐕𝟗𝒊𝒕+ 𝛃𝟏𝟎 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟏𝟎𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (15) 𝑻𝒐𝒃𝒊𝒏𝐐𝒊𝒕 = 𝛂𝒊+ 𝛃𝟏𝐒𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐌𝐎𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐁𝐎𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒𝐅𝐎𝟒𝒊𝒕+ 𝛃𝟓𝐎𝐃𝟓𝒊𝒕+ 𝛃𝟔𝐂𝐄𝐎𝐃𝟔𝒊𝒕+ 𝛃𝟕𝐀𝐔𝐃𝟕𝒊𝒕+ 𝛃𝟖𝐒𝐈𝐙𝐄𝟖𝒊𝒕+ 𝛃𝟗𝐋𝐄𝐕𝟗𝒊𝒕+ 𝛃𝟏𝟎 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟏𝟎𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (16)
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình tổng thể
Biến Mô hình (15) Mô hình (16)
SO 0.13305*** (6.502334) 0.6147*** (3.4017) MO 0.08779* (1.915966) -0.2543 (-0.6284) BO 0.020781 (0.627936) 0.5689* (1.9465) FO 0.1168*** (4.431491) 0.7961*** (3.4183) OD 0.049327*** (3.106567) 0.3503** (2.4986) CEOD -0.002077 (-0.29726) 0.1479** (2.3979) AUD 0.001133 (0.119860) 0.0342 (0.4106) SIZE -0.005404* (-1.65613) 0.0094 (0.3247) LEV -0.1092*** (-6.45307) -0.1198 (-0.8017)
48
GROWTH 0.28558*** (10.18270) 0.9471*** (3.8239)
C 0.215764** (2.517257) 0.2910 (0.3844)
R2 0.689495 0.367273
Nguồn: Phụ lục 7.15-7.16
*,**,***: hệ số hồi quycó ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%.
Khi tiến hành hồi quy đồng thời tất cả các biến thì khả năng giả thích trong mô hình hồi quy tổng thể tăng lên từ khoảng 65% (trung bình R2 hiệu chỉnh của các mô hình hồi quy từng biến giải thích) lên 70% đối với trường hợp ROA là biến phụ thuộc; và R2 hiệu chỉnh đối với trường hợp Tobin Q là biến phụ thuộc tăng từ khoảng 31% lên 36%. Ta thấy cả hai mô hình thì giá trị P tương ứng với F =0.00 rất nhỏ (phụ lục 5.15 -5.16) nên giá trị R2 có ý nghĩa thống kê với mức 1%.
Đối với trường hợp ROA là biến phụ thuộc. Hầu như các biến trong mô hình hồi quy tổng thể có mối quan hệ về dấu với ROA tương đồng với kết quả tìm được khi xem xét tác động riêng lẽ. Chỉ có hai biến là cho kết quả ngược lại, đó là biến tỷ lệ sở hữu của BGĐ, thành viên HĐQT có tương quan dương ROA khi hồi quy mô hình tổng thể còn thì xem xét tác động riêng của nó lên ROA thì nó mang dấu âm. Tuy nhiên, chỉ có biến tỷ lệ sở hữu của BGĐ là có ý nghĩa thống kê với mức 10%.
Đối với trường hợp Tobin Q là biến phụ thuộc. Dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình hồi quy riêng lẽ từng biến thì tương đồng với kết quả hồi quy cho mô hình tổng thể. Chỉ có mức ý nghĩa thống kê của một số hệ số hồi quy là khác nhau. Khi kiểm định kết hợp tất cả các biến giải thích lại thì hệ số hồi quy của biến sở hữu thành viên HHĐQT có ý nghĩa thống kê với mức 10%, và mức ý nghĩa của biến kiêm nhiệm Chủ tịch và CEO có ý nghĩa 5%.
Trong cả hai trường hợp ROA hay Tobin Q là biến phụ thuộc đều chỉ ra biến sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, có một số trường hợp hồi quy với Tobin Q là biến phụ thuộc có kết quả
49
khác so với ROA là biến phụ thuộc. Đầu tiên, về ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy tổng thể với Tobin Q là biến phụ thuộc tìm thấy ý nghĩa thống kê cho các biến sở hữu thành viên HĐQT và biến kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và CEO, điều này không tìm thấy trong mô hình hồi quy tổng thể có ROA là biến phụ thuộc. Tuy nhưng đối với biến MO thì ngược lại tức là chỉ trong trường hợp ROA là biến phụ thuộc thì biến MO có ý nghĩa với mức 10%. Thứ hai, dấu của hệ số hồi quy có sự khác nhau trong biến tỷ lệ sở hữu của BGĐ và biến kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và CEO. Khi ROA là biến phụ thuộc thì MO là tương quan dương nhưng khi chạy cho mô hình với Tobin Q là biến phụ thuộc thì dấu của hệ số hồi quy đã thay đổi chuyển sang dấu âm. Biến CEO thì ngược lại, dấu của hệ số hồi quy là âm với ROA là biến phụ thuộc và là dương với Tobin Q là biến phụ thuộc.
Biến sở hữu nhà nước tác động cùng chiều lên cả ROA và Tobin Q có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tác động này cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn. Kết quả này thì tương đồng với trường hợp nghiên cứu ở Trung Quốc của Le and Chizema (2011), Huang và cộng sự (2011).
Biến sở hữu nước ngoài cũng có mối tương quan dương với cả ROA và Tobin Q, với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy vai trò kiểm soát của các cổ đông là người nước ngoài. Kết quả này hỗ trợ cho nhận định của Gurbuz and Aybars (2010), Zeitun and Almudehki (2012), Uwuigbe and Olusanmi (2012). Tuy nhiên, kết quả này lại khác với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy và Phùng Đức Nam (2011) kiểm định tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài và thành quả hoạt động doanh nghiệp. Họ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa FO và Tobin Q.
Biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tức là khi tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT càng lớn thì vai trò giám sát của HĐQT được thực hiện hiệu quả, giảm các chi phí đại diện và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Quan điểm này được tìm thấy trong các nghiên cứu của Lennox và Pittman (2010), Belghitar và Khan (2011), Lee and
50 Zhang (2011), Turki and Sedrine (2012).
Biến sở hữu BGĐ chỉ tìm thấy mối tương quan dương với ROA. Điều này thì phù hợp với lý thuyết đại diện, gia tăng quyền sở hữu là cách giải quyết các xung đột lợi ích giữa các cổ đông và người quản lý, gắn kết mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý làm chi phí đại diện sẽ giảm, kéo theo giá trị doanh nghiệp gia tăng. Trong nghiên cứu của Turki and Sedrine (2012), Gardner và cộng sự (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu BGĐ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Biến kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và CEO có mối tương quan dương với Tobin Q. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Rouf (2011), Gill và Obradovich (2012).
4.4.3. Kết quả hồi quy theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc
Sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là đặc trưng ở nền thị trường mới phát triển. Đây cũng là đặc trưng trong cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam. Như phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp ở phần trước cho thấy tỷ sở hữu vốn nhà nước có tác động đáng kể lên thành quả của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do vậy, phần tiếp theo phân tích tác động của từng nhân tố cấu trúc sở hữu, quản trị công ty lên thành quả hoạt động theo tỷ lệ sở hữu nhà nước. Trong phần này tỷ lệ sở hữu nhà nước phân loại thành hai nhóm, nhóm có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao và nhóm có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Cách phân nhóm này dựa trên giá trị trung bình tỷ lệ sở hữu nhà nước của các doanh nghiệp trong mẫu (tỷ lệ trung bình SO là 23,09% theo thống kê mô tả). Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp hơn giá trị trung bình SO thì được xếp vào nhóm có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn giá trị trung bình SO sẽ được phân loại vào nhóm có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao. Cách phân loại này dựa trên nghiên cứu trước đó của Lee and Zhang
51
(2011). Kết quả hồi quy theo tỷ lệ sở hữu nhà nước cũng được hồi quy theo phương pháp FEM.
Mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc
Mô hình hồi quy biến sở hữu ban giám đốc
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐌𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (17)
Mô hình hồi quy biến sở hữu thành viên HĐQT
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐁𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (18)
Mô hình hồi quy biến sở hữu nước ngoài
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐅𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (19)
Mô hình hồi quy biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập
𝑹𝑶𝑨𝐢𝐭= 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐎𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (20)
Mô hình hồi quy biến kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và CEO
𝑹𝑶𝑨𝐢𝐭= 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐂𝐄𝐎𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (21)
Mô hình hồi quy biến số lượng thành viên ban kiểm soát
𝑹𝑶𝑨𝐢𝐭= 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐀𝐔𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (22)
52
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy biến cấu trúc quản trị, quản trị công ty và ROA theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc
Biến
Mô hình (17) Mô hình (18) Mô hình (19) Mô hình (20) Mô hình (21) Mô hình (22)
Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Hệ số chặn 0.245** -0.43337 0.23*** -0.474* 0.262*** -0.294 0.1139* -0.59** 0.241*** -0.474* 0.22*** -0.673** (3.028) (-1.5532) (2.878) (-1.692) (3.236) (-1.021) (1.7288) (-2.044) (2.96) (-1.6837) (2.761) (-2.3108) MO 0.038 0.3989* (1.257) (1.7566) BO 0.06*** 0.0977 (2.77) (0.533) FO 0.06** 0.113** (2.151) (2.259) OD 0.036** 0.0488 (2.0404) (1.435) CEOD 0.0043 -0.0027 (0.636) (-0.226) AUD 0.0143 0.062** (1.645) (2.099)
53
*,**,***: hệ số hồi quycó ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%.
SIZE -0.0054* 0.0237** -0.005* 0.025** -0.006** 0.017* -0.006* 0.02*** -0.005* 0.025** -0.01** 0.025** (-0.1081) (2.3122) (-1.74) (2.445) (-2.085) (1.664) (-1.92) (2.7541) (-1.7209) (2.4502) (-1.99) (2.516) LEV -0.08*** -0.288*** -0.28*** -0.07*** -0.073*** -0.264*** -0.086*** -0.285*** -0.085*** -0.28*** -0.08*** -0.2766*** (-4.649) (-7.267) (-7.099) (-4.322) (-4.782) (-6.593) (-4.76) (-7.193) (-4.653) (-7.087) (-4.576) (-7.0125) GROW TH 0.589*** 0.1966*** 0.19*** 0.593*** 0.641*** 0.208*** 0.588*** 0.192*** 0.590*** 0.196*** 0.592*** 0.191*** (15.913) (6.8621) (6.789) (3.236) (14.864) (7.193) (15.998) (6.657) (15.906) (6.78) (16.03) (6.67129) R2 0.6817 0.8548 0.8525 0.686 0.5278 0.856 0.6855 0.8540 0.679 0.8523 0.6833 0.58558 F- value 11.10831 28.523 28.030 11.319 74.0619 28.878 11.287 28.3427 11.0266 27.989 11.186 28.755
54
Bảng 4.11 trình bày kết quả mô hình hồi quy cấu trúc sở hữu, quản trị công ty lên ROA theo mức độ sở hữu nhà nước cao hay tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Hầu hết các mô hình có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao có mức độ giải thích tốt hơn so với mô hình có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp.
Biến sở hữu nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều lên ROA của cả hai trường hợp là các công ty có sở hữu nhà nước cao và công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp trong đó thì mức độ giải thích của mô hình nhóm công ty có sở hữu nhà nước cao lớn hơn so với mức độ giải thích của mô hình có nhóm công ty có sở hữu nhà nước thấp. Trong các mô hình thì sở hữu nước ngoài có mức ảnh hưởng tương đối lớn lên ROA. Trường hợp các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì tác động của sở hữu của sở hữu BGĐ và số lượng thành viên BKS lên ROA lớn hơn và có ý nghĩa thống kê so với trường hợp các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp
Trong các đặc tính của HĐQT thì tỷ lệ độc lập của thành viên HĐQT, số lượng thành viên BKS có mối tương quan dương với ROA. Trong đó, mức ảnh hưởng của hai yếu tố này lên hiệu quả hoạt động lớn hơn đối với các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao, cũng như mức độ giải thích của mô hình của các công ty này thì tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng thành viên BKS chỉ có ý nghĩa thống kê với các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao; còn tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập thì ngược lại tức là có ý nghĩa với mức 10% với các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Còn tính kiêm nhiệm CEO và Chủ tịch HĐQT thì không có ý nghĩa đối cả hai trường hợp, và nó lại có mối quan hệ khác nhau với các tỷ lệ sở hữu nhà nước khác nhau. Với tỷ lệ sở hữu thấp thì nó có mối tương quan cùng chiều còn tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì có mối tương quan ngược chiều.
Mô hình hồi quy với biến Tobin Q là biến phụ thuộc
Mô hình hồi quy biến sở hữu ban giám đốc
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐌𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (23)
55
Mô hình hồi quy biến sở hữu thành viên HĐQT
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧 𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐁𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (24)
Mô hình hồi quy biến sở hữu nước ngoài
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧 𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐅𝐎𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (25)
Mô hình hồi quy biến tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧 𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐎𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (26)
Mô hình hồi quy biến kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và CEO
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧 𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐂𝐄𝐎𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+
𝛆𝐢𝐭 (27)
Mô hình hồi quy biến số lượng thành viên ban kiểm soát
𝐓𝐨𝐛𝐢𝐧 𝐐𝐢𝐭 = 𝜶𝒊+ 𝛃𝟏𝐀𝐔𝐃𝟏𝒊𝒕+ 𝛃𝟐𝐒𝐈𝐙𝐄𝟐𝒊𝒕+ 𝛃𝟑𝐋𝐄𝐕𝟑𝒊𝒕+ 𝛃𝟒 𝐆𝐑𝐎𝐖𝐓𝐇𝟒𝒊𝒕+ 𝛆𝐢𝐭 (28)
56
Bảng 4.12 : Kết quả hồi quy biến cấu trúc quản trị, quản trị công ty và Tobin Q theo tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc
Mô hình (23) Mô hình (24) Mô hình (25) Mô hình (26) Mô hình (27) Mô hình (28)
Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Tỷ lệ SO thấp Tỷ lệ SO cao Hệ số chặn 1.307** 11.146*** 1.2706* 10.969*** 1.54** 11.51*** 1.50** 8.75*** 1.303* 10.5*** 1.19* 9.59*** (1.83) (-4.058) (1.805) (4.015) (2.162) (4.039) (2.182) (3.171) (1.823) (-3.877) (1.682 (-3.35) MO -0.071 0.6923 (-0.261) (0.309) BO 0.438** -1.427 (2.227) (-0.798) FO 0.517** 0.2749 (2.068) (0.5547) OD 0.60*** 0.79*** (3.976) (3.165) CEOD -0.017 0.206* (-0.29) (1.745) AUD 0.14* 0.473 (1.85) (1.631) SIZE -0.0173 -0.359*** -0.0193 -0.351*** -0.029 -0.37*** -0.031 -0.28*** -0.017 -0.34*** -0.029 -0.35*** (-0.648) (-3.561) (-0.736) (-3.499) (-1.106) (-3.5418) (-1.21) (-2.83) (-0.645) (-3.41) (-1.08) (-3.567) LEV 0.388** -0.2088 0.377** -0.1935 0.432*** -0.1550 0.35** -0.262 0.39** -0.197 0.39** -0.1558
57
*,**,***: hệ số hồi quycó ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%.
(2.4109) (-0.5354) (2.3733) (-0.498) (2.69) (-0.391) (2.269) (-0.69) (2.423) (-0.51) (2.491) (-0.40) GROW TH 1.979*** -0.0744 1.994*** -0.0677 2.005*** -0.045 1.9*** -0.163 1.97*** -0.047 1.9*** -0.114 (6.071) (-0.262) (6.184) (-0.24059) (6.204) (-0.157) (6.22) (-0.59) (6.054) (-0.16) (6.17) (-0.41) R2 0.3747 0.6208 0.3888 0.6220 0.3868 0.26213 0.4179 0.6406 0.3747 0.6269 0.384 0.6262 F-value 3.828 8.6535 4.002 8.6905 3.978 8.667 4.388 9.332 3.8288 8.855 3.948 8.828
58
Bảng 4.12 trình bày kết quả mô hình hồi quy cấu trúc sở hữu, quản trị công ty lên Tobin Q tùy thuộc vào mức độ tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hay tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Kết quả hồi quy mô hình đơn biến xem xét tác động của từng biến cấu trúc trúc sở hữu, quản trị công ty thông qua các đặc tính HĐQT lên Tobin Q cho thấy hầu hết các công ty tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì có tác động lên Tobin Q và mức độ giải thích của mô hình lớn hơn so với nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp. Tuy nhiên, trong nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao chỉ có hai biến là OD và CEOD là có ý nghĩa thống kê.
Đối với biến FO, BO, AUD có tác động cùng chiều lên Tobin Q ở cả hai trường hợp và R2 trong trường hợp các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao cũng tốt hơn nhưng nó chỉ có ý nghĩa thống kê nếu đó là công ty sở hữu nhà nước thấp. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Lee and Zhang (2011) ở thị trường Trung Quốc.
4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều lên cả ROA và Tobin Q. Tương đồng với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Chen, Firth và Rui (2006), Le and Chizema (2011), Huang và cộng sự (2011). Điều này có thể lý giải do sự chi phối của các cổ đông nhà nước trong các công ty. Sở hữu nhà nước được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh, khả năng tiếp cận nguồn vốn. Thật vậy, trong nghiên cứu của Trang Thúy Quyên (2013) trong giai đoạn 2009-2012 cho thấy đa số các công ty sở hữu nhà nước thường dễ nhận được các điều kiện vay ưu đãi. Hỗ trợ này tạo điều kiện tăng doanh thu, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp (Lu, 2000).