Kiểm định giải thiết hồi quy cho mô hình lựa chọn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cấu trúc sở hữu, quản trị Công ty và giá trị doanh nghiệp bằng chứng các Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 46)

Sau khi lựa chọn mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định, chạy hồi quy theo phương pháp FEM, ta thực hiện các kiểm định hiện tương đa cộng tuyến và tự tương quan.

4.3.3.1. Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua ma trận hệ số tương quan và nhân tử phóng đại phương sai (VIF)

Dựa trên ma trận hệ số tương quan bảng 4.2. tương quan lớn nhất là 0.7 giữa sở hữu BGĐ và sở hữu thành viên HĐQT. Hầu hết các nghiên cứu kinh tế lượng cho rằng, khi hệ số tương quan giữa bằng hoặc cao hơn 0.8 thì có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tất cả các tương quan giữa biến độc lập vào biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.8. Mặt khác, dựa vào VIF ta có bảng tính sau:

Bảng 4.4 – Kết quả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Biến phụ thuộc VIF

ROA 3.12862025936

38

Theo quy tắc kinh nghiệm là VIF >10, thì mức độ đa cộng tuyến được xem là cao1. Nhìn vào kết quả bảng 4.4 thì VIF của hàm hồi quy đều rất thấp, chứng tỏ rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy

4.3.3.2. Kiểm tra hiện tự tƣơng quan

Tự tương quan được hiểu là sự tương quan giữa các thành phần dãy quan sát theo thời gian (đối với số liệu thời gian) hoặc không gian (đối với số liệu chéo). Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan về lý thuyết có nhiều cách để thực hiện, trong bài nghiên cứu này tác giả chọn phương kiểm định tự tương quan thông qua kiểm định Durbin –Watson.

Kiểm định Durbin – Watson: áp dụng quy tắc đơn giản với ba trường hợp tương ứng với các hệ số Durbin – Waston như sau:

- Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan.

- Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương.

- Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm.

Bảng 4.5 – Kết quả kiểm tra hiện tƣợng tự tƣơng quan

Biến phụ thuộc Durbin – Watson

ROA 1.877231

Tobin Q 1.964131

Nguồn: Phụ lục 2.5

Ta thấy giá trị Durbin – Watson cho cả hai mô hình với ROA và Tobin Q là biến phụ thuộc đều xoay quanh giá trị 2 tức là không có hiện tượng tự tương quan trong cả hai mô hình này.

1 Ths. Phạm Trí Cao-THs Vũ Minh Châu(2009), Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê TP. HCM,

39

Như vậy, mô hình nghiên cứu của bài sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo ba cách: pooling, random effect (ảnh hưởng ngẫu nhiên) và fixed effect (ảnh hưởng cố định). Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp. Đầu tiên, kiểm định mối tương quan từng biến giải thích với thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó, kết hợp các biến cấu trúc sở hữu, quản trị công ty để xem xét tác động đồng thời của chúng lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty theo tỷ lệ sở hữu nhà nước.

Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu này để giải thích cho tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị công ty lên giá trị doanh nghiệp bao gồm biến sở hữu nhà nước, sở hữu thành viên BGĐ, sở hữu thành viên HĐQT, sở hữu nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và CEO và biến số lượng thành viên BKS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Cấu trúc sở hữu, quản trị Công ty và giá trị doanh nghiệp bằng chứng các Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)