KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT DẺO:

Một phần của tài liệu bai 5 (Trang 45)

1. Định nghĩa: Là loại vật liệu nhân tạo được sản xuất ra từ các chất hữu cơ ở nhiệt độ nhất định, chất dẻo trở nên mềm dẻo và có thể tạo hình được áp suất cao.

- Đa số các loại chất dẻo đều có cấu tạo hóa học phức tạp mà cơ sở của nó là liên kết hữu cơ cao phần tử được gọi là polime.

- Trong chất dẻo người ta pha thêm một số chất khác để nâng cao tính năng của chất dẻo.

+ Chất độn: Làm tăng độ bền, độ cứng và giảm co ngót khi tạo hình chi tiết. + Chất làm dẻo: Làm tăng tính dẻo, làm chất dẻo vững ngay ở nhiệt độ thấp.

+ Chất bôi trơn: Làm chất dẻo không dính vào khuân khi tạo hình chi tiết. + Chất làm rắn: Làm cho chất dẻo ở thể loãng trở thành thể rắn lại khi nguội.

+ Chất màu: Làm chất dẻo có màu sắc theo ý muốn.

+ Chất ổn định: Làm cho chất dẻo giữ được các tính nhất ban đầu. 2. Công dụng:

- Trong lĩnh vực điện và vô tuyến điện chất dẻo sử dụng nhiều vì nó có tính chất cách điêïn tốt.

- Đối với các chi tiết máy yêu cầu vừa nhẹ không bị ăn mòn độ bền vừa phải thì chất dẻo rất thích hợp.

- Chất dẻo dùng làm các bình chứa, các bộ phận băng chuyền, cách bơm, bánh răng… Ngoài ra còn phủ lên bề mặt kim loại để chống ăn mòn.

- Chất dẻo dùng để sản xuất các đồ dùng sinh hoạt gia đình cũng như các sản phẩm công nghiệp nhẹ.

3. Tính chất:

-Phần lớn chất dẻo có trọng lượng riêng (1-2)g/cm3.

- Chất dẻo có độ bền cơ học khá cao, tính chống ăn mòn tốt, hệ số ma sát nhỏ, cách điện tốt.

- Chất dẻo có tính công nghệ cao vì công nghệ chế tạo sản phẩm chất dẻo khá đơn giản.

- Tuy nhiên chất dẻo bị hóa già theo thời gian làm biến đổi tính chất ban đầu của nó để khắc phục ta pha thêm một số chật phụ.

II. CÁC LOẠI CHẤT DẺO: 1. Chất dẻo nóng:

- Poliêtylen (PE) (-CH2-CH2-)n

Cứng, có màu trắng được sản xuất bằng cách trùng hợp khí êtilen lấy từ dầu mỡ hoặc than đá. Pôliêtylen rất bền vững khi chịu tác dụng của axit hoặc kiềm, không thấm nước, dẻo ở phạm vi nhiệt khá rộng dùng làm chất điện môi.

Pôliêtilen có trọng lượng riêng 0,92G/cm3 Giới hạn bền kéo Бk=1500-4000MN/m2.

Độ giãn dài tương đối Бs = 150-500% giữ được tính dẻo ở nhiệt độ 700C. - Polipropilen(PP)

sản xuất từ Propilen nhờ chất xúc tác đặc biệt.

Có độ bền cơ học và tính chịu nhiệt cao hơn Pôliêtilen.

Dùng chế tạo các loại ống, cánh quạt, máy bơm, dụng cụ hóa học, ytế, điện. - Policlovinyl: Có dạng bột trắng được sản xuất ra từ Cloruavinyl.

Chịu ăn mòn hóa học cao, không cháy.

Không ổn định dưới tác dụng lâu của nhiệt độ và ánh sáng. 2. Chất dẻo cứng nóng:

- Chất deo fênol có tên là bakêlit được sản xuất từ fênol formandehit, loại này được sử dụng rộng rãi vì nó rẻ, dễ chế biến. Nó có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt, không bị ăn mòn bỡi axit, kiềm, các dung môi hữu cơ và chất điện Rất tốt.

- Chất dẻo có thể tectôlit và hêtinac sản xuất bằng cách tẩm nhựa vào giấy, vải hoặc ván gỗ tetôlit nhận được bằng cách tẩm nhựa fênol formandehit vào sợi bông hoặc vải tổng hợp để tăng tính dẫn nhiệt và chống mài mòn có thêm chất điện graphit vào tectôlit.

Hetinac sản xuất bằng cách tẩm nhựa fênol formandehit vào giấy nó hơn tectôlit là cách điện cao và chịu ẩm tốt.

CHƯƠNG IX: ĐÁ MAØI, CAO SU, AMIAN, GỖ

I. ĐÁ MAØI: Là loại vật liệu dùng cắt gọt kim loại được chế tạo từ các liệu mài, ép với chất kết tinh hình dạng thích hợp với công việc mài.

* Vật liệu mài: Là thành phần chính của đá mài, đóng vai trò như những lưỡi dao làm nhiệm vụ cắt do đó các hạt mài cần có độ cứng, độ bền, độ chịu nhiệt cao.

Hạt mài thường dùng loại vật liệu thiên nhiên như hạt kim cứng, ôxit nhân, cacborun, thạch anh… tính chất loại này không ổn định và quí hiếm nên ít sử dụng, loại vật liệu nhân tạo oxit nhân – điện, cacbitsilic, cacbitbosilic.

* Chất kết dính: Có tác dụng liên kế các hạt mài với nhau thành hình dạng đá

mài, đồng thời quyết định độ bền, độ chịu nhiệt, độ va đập… chất kết dính vô cơ Keramit, nước silcat chất kết dính hữu cơ như bakelit vunganhit.

Căn cứ vào tổ chứa đá mài người ta đưa ra khái niệm độ cứng:

Độ cứng là khả năng bay ra của các hạt mài dưới tác dụng của lực mài. Lớp hạt mài ở phía ngoài của đá bị cùn mà không bay ra khỏi đá để nhường cho lớp ở phía trong ra mài thì gọi là đá cứng ngược lại là đá mềm. Tuy theo độ cứng chia thành các loại: Đặc biệt mềm, rất mềm, mềm, mềm nữa, cứng nữa, cứng, rất cứng.

* Hình dạng đá mài và công dụng:

- Đá mài có dạng hình vuông, mài các mặt tròn xoay và mặt phẳng bằng chu vi của đá.

- Đá mài côn 2 mặt mài ren, răng bánh răng, mài các rãnh. - Đá đĩa phẳng mài cắt và mài rãnh.

- Đa mài hình côn: Mài phẳng bằng mặt đầu của đá.

Do đó mài có tốc độ quay cao để bảo đảm an toàn khi lắp đá phải cân bằng và quay gấp 1,5 lần, tốc độ lớn nhất cho phép trong 10 phút nếu không có sự cố là đạt yêu cầu.

II. CAO SU:

* Tính chất: Cao su có 2 loại cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo. - Trọng lương riêng γ = 0,92-0,94 g/cm3.

- Tính chịu nhiệt kém.

- Có tính đàn hồi rất cao, độ giãn dài 700~800%.

- Cao su có tính chất đáng quý trong kỷ thuật như độ bền chống đức cao, chống tạo thành vết xước, khí… và thích ứng cho kỷ thuật điện.

- Cao su bị giảm cơ lý tính khi chịu ánh sáng và nhiệt độ, bị rạng nức dưới tác dụng của lực kéo, khi bỏ lực kéo nó vẫn dài hơn trạng thái ban đầu.

* Công dụng: Trong cơ khí cao su được dùng rộng rãi.

- Đai truyền chuyển động giữa các trục có khoảng cách xa, có ưu điểm vận tốc cao, êm không cần bôi trơn kết cấu đơn giản.

- Đai truyền vận chuyển dùng để vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác.

- Đệm và vòng đệm làm kín, dùng để làm kín các mặt tiếp xúc chi tiết tránh chảy dầu hoặc che bụi.

- Ống nước, ống hơi, ống dầu chịu áp suất thấp. - Làm vật cách điện.

III. AMIAN:

* Tính chất: Amian lấy từ quặng mỏ gồm canxi silicat và magiê màu trắng,

mịn, có thớ nhỏ, sợi mịn nhỏ đến micrômet. Sợ amian đàn hồi và có thể xoắn lại thành một dây lớn.

- Trọng lượng riêng γ = 2,4 - 2,6 g/cm3, làm việc ở nhiệt độ 5000C, chịu kiềm và axit kém.

* Công dụng:

- Làm chất cách nhiệt, làm tấm đêm chịu nhiệt.

- Làm giấy amian, dây amian, vải amian, nhựa amian, ngói amian, ximăng amian…

- Làm má phanh xe ôtô. IV. GỖ:

1 Tính chất:

*Tính chất vật lý

- Độ ẩm: Độ ẩm biến đổi trong phạm vi rộng. Gỗ chưa chặt chứa 30-35%nước, gỗ ngâm nước độ ẩm 100-200%. Độ ẩm giảm thì khả năng chịu lực càng cao, ít bị mục.

- Có tính hút ẩm: là khả năng lấy nước của gỗ trong không khí.tính hút ẩm tăng khi độ ẩm không khí tăng nhiệt độ giảm.

- Trọng lượng riêng: trọng lượng riêng tiêu chuẩn khi gỗ độ ẩm 15% .độ ẩm tăng khi nhiệt độ tăng.

- Tính co rút và giãn nở của gỗ: khi độ ẩm thay đổi thể tích gỗ cũng thay đổi , gây ra hiện tượng co rút và giãn nở, đó là nguyên nhân gây nức nẻ cong vênh. - Tính dẫn nhiệt: gỗ dẫn nhiệt kém

- Tính dẫn điện: gỗ là chất cách điện tốt , nếu độ ẩm tăng quá điểm bão hòa thì gỗ cũng dẫn điện

- Màu sắc và mùi vị: phụ thuộc vào loại cây có màu sắc và mùi vị khác nhau. *Tính chất cơ học:

- Sức chịu nén: gỗ có sức chịu nén dọc thớ rất cao nên hay làm trụ cột…để chống.

- Sức chịu kéo: gỗ có sức chịu kéo dọc thớ rất cao nên hay thanh giằng. - Sức chịu uốn, chịu cắt, xoắn:

+gỗ có sức chịu uốn khá hay dùng đóng tàu, dụng cụ thể thao... +gỗ có sức chịu xoắn khá hay dùng làm cột buồm...

+gỗ có sức chịu cắt ngang thớ cao hơn dọc thế. * Công dụng:

- Trong cơ khí làm mẫu đúc kim loại, thùng đựng và chuyên chở sản phẩm, bộ xe ôtô tải.

- Trong xây dựng là cữa, kèo và đồ dùng trong nhà tủ, bàn, gường…

Chương X: VẬT LIỆU BÔI TRƠN – DUNG DỊCH BÔI TRƠN NGUỘI

Một phần của tài liệu bai 5 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w