CỨNG KHÔNG ĐẠT: 1 Độ cứng cao:

Một phần của tài liệu bai 5 (Trang 34)

1. Độ cứng cao:

Khi ủ, thường hóa xảy ra hiện tượng này làm khó cắt gọt do tốc độ làm nguội lớn. Khắc phục bằng cách ủ và thường hóa lại.

2. Độ cứng thấp:

Khi tôi xảy ra hiện tượng này làm thép không đủ cơ tính để làm việc.

-Thiếu nhiệt độ: Nhiệt độ nung chưa đến nhiệt độ yêu cầu, thời gian giữ nhiệt chưa đủ yêu cầu.

-Làm nguội không đủ nhanh để xảy ra chuyển biến Auxtenit thành hỗn hợp Ferit + Xemantit trước khi chuyển thành Xemantit.

-Thoát cacbon bề mặt. IV. TÍNH GIÒN CAO:

Nguyên nhân nung thép đến nhiệt độ cao quá nhiệt độ quy định làm hạt Auxtenit lớn, khắc phục bằng cách thường hóa tôi lại đúng nhiệt độ.

B: HÓA NHIỆT LUYỆN

Bài 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÓA NHIỆT LUYỆN

I. ĐỊNH NGHĨA, MỤC ĐÍCH HÓA NHIỆT LUYỆN.

1. Định nghĩa hóa nhiệt luyện:

Hóa nhiệt luyện là phương pháp nhiệt luyện làm bão hòa vào bề mặt thép một hay nhiều nguyên tố để làm thay đổi thành phần hóa học, làm thay đổi tính chất của lớp bề mặt theo mục đích nhất định.

2. Mục đích hóa nhiệt luyện.

- Áp dụng cho các chi tiết làm việc bị mài mòn mạnh đòi hỏi có độ cứng cao chống mài mòn tốt đồng thời chi tiết chịu tải trọng lớn đòi hỏi lõi dẻo dai cao. - Làm tăng khả năng chống ăn mòn bề mặt.

II. QUÁ TRÌNH XẢY RA KHI THẤM CACBON.

Đặt chi tiết vào môi trường (rắn, lỏng, khí…)có khả năng phân hóa ra nguyên tử hoạt của nguyên tố định khuếch tán, rồi nung nóng đến nhiệt độ thích hợp. Quá trình xảy ra theo 3 giai đoạn.

-Giai đoạn phân hủy lượng chất thấm thành các nguyên tử hoạt tính. NH3  Nht +H2

-Giai đoạn hấp thụ các nguyên tử hoạt tính.

Các nguyên tử hoạt được hấp thụ vào bề mặt thép. Sau đó khuếch tán vào kim loại tạo nên bề mặt rắn

Kết quả hấp thụ là tạo nên bề mặt thép có nồng độ với nguyên tố định khuếch tán cao tạo nên chênh lệch về nồng độ giữa bề mặt và lõi.

-Giai đoạn khuếch tán.

Các nguyên tử hoạt tính sẽ hấp thụ vào bề mặt thép với nồng độ cao sẽ đi sâu vào bên trong bằng cơ chế khuếch tán tạo nên lớp thấm với chiều sâu nhất định.

II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUẾCH TÁN

1. Nhiệt độ :

Nhiệt độ càng cao chuyển động các nguyên tử càng mạnh tốc độ khuếch tán càng nhanh.

2. Thời gian:

Ở nhiệt độ cố định thời gian khuếch tán càng dài chiều sâu lớp thấm càng dày quan hệ giữa chúng theo đường parbol.

Bài 2. CÁC HÌNH THỨC HÓA NHIỆT LUYỆN:

Một phần của tài liệu bai 5 (Trang 34)