Điều chế chitosan có DA thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng biến tính chitosan và glutaralđehyt và khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng (Trang 47)

2. Ứng dụng của chitin/chitosan và dẫn xuất

3.1.3. Điều chế chitosan có DA thấp

3.1.3.1. Phổ hồng ngoại

Hình 3.6: Phổ FT - IR của -chitosan theo phương pháp phá kết tinh

Từ phổ hồng ngoại (hình 3.6) của chitosan thu được từ phản ứng deaxetyl hóa một lần chitosan thu được ở mục 3.1.2 trong dung dịch NaOH 5% theo phương pháp phá kết tinh (hình 3.6) cho thấy cường độ pic hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị liên kết C=O của nhóm axetamit giảm mạnh, đồng thời xuất hiện píc hấp thụ tại 1603 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của liên kết N-H.

Theo công thức 2.3 phần thực nghiệm, -chitosan nhận được có DA 0 % (hay DDA100%), phản ứng deaxetyl hoá gần như diễn ra hoàn toàn.

3.1.3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Kết quả ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân: phổ 1H-NMR; phổ 13C-NMR của mẫu chitosan thu được từ phản ứng deaxetyl hoá theo phương pháp phá kết tinh, trong dung môi D2O - 1% CF3COOD ở 800C được thể hiện trên các hình 3.7, 3.8, các pic tín hiệu có thể được quy kết như trong bảng 3.4 và 3.5.

Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của –chitosan deaxetyl hoá hoàn toàn

Bảng 3.4: Độ chuyển dịch hóa học của proton (1H) của chitosan

Tín hiệu  ppm Tín hiệu  ppm H1 5,33 H5 4,24 H2 3,63 H6a 4,30 H3 4,37 H6b 4,46 H4 4,39 CH3 (của OCOCH3 tự do và trong mắt xích CTS) 2,55 và 2,57

Bảng 3.5: Độ dịch chuyển hóa học cacbon (13C) của Chitosan

Tín hiệu  ppm Tín hiệu  ppm

C1 99,7 C5 75,9

C2 57,2 C6 61,5

C3 72,1 CH3 Không xuất hiện

C4 78,6 C=O Không xuất hiện

Từ các giá trị tích phân trên phổ 1H-NMR, độ axetyl hóa của chitosan tính theo công thức: DA=ICH3/3(IH1 chitosan+IH1 chitin)x100% (trong đó I là giá trị tích phân của pic tín hiệu) là  0% (hay DDA100%). Như vậy, sử dụng phương pháp phá kết tinh có thể điều chế chitosan có DA0%.

3.1.3.3. Giản đồ nhiễu xạ tia X

Kết quả chụp giản đồ nhiễu xạ tia X (hình 3.9) cho thấy chitosan điều chế được theo phương pháp phá kết tinh có độ kết tinh rất thấp.

Hình 3.9: Giản đồ nhiễu xạ tia X của chitosan điều chế theo

3.1.3.4. Khối lượng phân tử

Kết quả đo áp suất thẩm thấu () của chitosan điều chế theo phương pháp phá kết tinh được trình bày ở bảng 3.6. Khối lượng phân tử chitosan tính được: Mn = 41326 g/mol tương đương với 410 kDa. Như vậy, phản ứng cắt mạch giảm khối lượng phân tử diễn ra song song với phản ứng deaxetyl hóa chitosan.

Bảng 3.6: Kết quả đo áp suất thẩm thấu của chitosan DA0 Tên mẫu C(g/100ml) dn (trung bình 3 lần đo) (cm)  /C M1 0,025 25,76 0,27 10,8 M2 0,05 89,22 0,935 18,70 M3 0,1 318,6 3,050 30,5 M4 0,2 291,1 11,46 57,3 M5 0,4 3912 41,00 102,5 y = 242.19x + 6.3208 0 20 40 60 80 100 120 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 C/C

Nhận xét 1:

+ Đã tách được chitin từ mai mực ống, hàm lượng chitin khoảng 37,5% + Đã điều chế được chitosan từ chitin thông qua phản ứng deaxetyl hóa. Độ deaxetyl hoá đạt được khi deaxetyl hóa một lần trong dung dịch NaOH 50%, nhiệt độ 120oC là 28%, khối lượng phân tử 453 KDa. Sử dụng phương pháp phá kết tinh thu được chitosan có độ axetyl hóa  0%, khối lượng phân tử 410 kDa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng biến tính chitosan và glutaralđehyt và khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)