Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng biến tính chitosan và glutaralđehyt và khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng (Trang 35)

2. Ứng dụng của chitin/chitosan và dẫn xuất

2.1.2.Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

- Dụng cụ: phục vụ cho quá trình nghiên cứu: tủ sấy, máy khuấy từ,

cân phân tích, nhiệt kế, bình cầu, cốc thủy tinh, bình tam giác, pipet và các dụng cụ khác.

- Phổ hồng ngoại: được nghi trên Quang phổ kế hồng ngoại biến đổi

Fourier FTIR IMPACT Nicolet 410 trong vùng 4000-400 cm-1 tại Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu được sấy khô 2 ngày trong tủ sấy chân không ở 60oC và ép viên với KBr.

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: được nghi trên máy Bruker ADVANCE-500 MHz ở nhiệt độ 80oC trong dung môi D2O -1%CF3COOD tại Phòng cộng hưởng từ hạt nhân - Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Giản đồ nhiễu xạ tia X: được nghi trên máy nhiễu xạ Rơnghen SIEMENS D5000 tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, với điều kiện đo: ống đồng - CuK (= 0,15406nm), U=35KV, I= 35 mA, góc quét ( - 2) từ 5o – 50o.

- Giản đồ phân tích nhiệt (ThermoGravimetric Analysis – TGA và Differential Sanning Calrimetry – DSC): được nghi trên máy TA-50 Shimadzu tại Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các mẫu đều được tiến hành phân tích trong môi trường khí quyển nitơ, tốc độ gia nhiệt 10oC/phút từ nhiệt độ phòng đến 700oC.

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS ): được đo trên máy PERKIN- ELMER-3300 tại Viện Hoá học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Máy ly tâm Anke TGL-16G: tốc độ 15000 vòng/phút, Trung Quốc. - Thiết bị đông khô ALPHA 1-4LD - Đức: Phòng Polyme Thiên nhiên - Viện Hóa Học -Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Thiết bị xác định khối lượng phân tử Osomat 90 – Đức: Phòng Polyme Thiên nhiên -Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng biến tính chitosan và glutaralđehyt và khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng (Trang 35)