Bảng 4.12 Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 6/2013
Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6t 2013/6t 2012 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ khoanh 16.084 15.983 20.674 (101) (0,63) 4.691 29,35 15.95 14.65 (1.300) (8,13) Nợ quá hạn 15.994 14.337 25.764 (1.657) (10,36) 11.427 79,70 13.73 15.79 1.986 14,43
- Nợ khoanh: Khi rủi ro xảy ra thì không ai kiểm soát được, rủi ro xảy ra làm thiệt hại cho hộ nghèo vay vốn, ảnh hưởng đến vốn vay của họ và việc trả nợ
cũng gặp không ít khó khăn, ngân hàng xem xét khoanh nợ cho hộ nghèo để
giảm bớt gánh nặng tiền lãi. Vì thế, tình hình nợ khoanh biến động thất thường là điều tất yếu, cụ thể năm 2011 nợ khoanh giảm so với năm 2010, nhưng
giảm rất ít chỉ giảm 101 triệu đồng, ứng với con tỷ lệ chỉ có 0,63%. Năm 2012
rủi ro xảy ra làm nợ khoanh tăng đột biến, nợ khoanh là 20.674 triệu đồng, tăng 4.676 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2012 đã xảy ra tình trạng dịch
bệnh trên vật nuôi, lũ lụt làm thiệt hại nhiều tài sản, làm cho không ít hộ dân
gặp khó khăn, đồng vốn vay từ ngân hàng dùng để chăn nuôi hay sắm sửa vật
liệu để sản xuất đã bị thiệt hại, vật nuôi chết không có tiền trả cho ngân hàng, vật liệu bị hư không sản xuất được, không có đồng lời không trả được nợ,...
dịch bệnh và lũ lụt đã làm hộ vay tạm thời chưa trả được nợ nên xin khoanh nợ để giảm bớt phát sinh lãi, đây là nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ khoanh tăng mà ngân hàng khó kiểm soát. 6 tháng đầu năm 2013 tình hình khó khăn
của năm trước phần nào được khắc phục nợ khoanh đã giảm xuống còn 14.685 triệu đồng, giảm 1.300 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn có xu hướng tăng nguyên nhân là do hoạt động sản
xuất kinh doanh nhiều năm bị thua lỗ dẫn đến hộ vay không có khả năng trả
nợ, dùng vốn không đúng mục đích, kém hiệu quả và một phần do việc hộ vay
cứ thay đổi chỗ ở làm cho cán bộ phụ trách không nắm rõ địa chỉ dẫn đến
không kịp thu hồi nợ. Bên cạnh đó, phần lớn người dân chưa hiểu rõ quy tắc
cho vay và trả nợ cho ngân hàng nên không biết khoản nợ của mình đã quá hạn. Ngoài ra, còn do ý thức của hộ vay, không chịu trả nợ. Đây là vấn đề đáng báo động trong công tác tín dụng của ngân hàng. Năm 2011, ngân hàng
đã chú trọng thực hiện công tác xử lý nợ quá hạn (xem xét kiện ra tòa để thu
hồi nợ), cố gắng thu hồi các khoản nợ đã quá hạn nên nợ quá hạn đã giảm
1.657 triệu đồng chỉ còn có 14.337 triệu đồng, giảm đến 10,36%. Tình hình nợ
quá hạn vẫn chưa khả quan lắm khi nợ quá hạn chiếm con số cao trên tổng dư
nợ. Năm 2012, nợ quá hạn đã tăng vọt lên 25.764 triệu đồng tăng 11.427 triệu đồng so với năm 2011 con số này cũng khá cao so với mục tiêu giảm tối đa nợ
quá hạn mà ngân hàng đã đặt ra. Trong công tác xử lý nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn khi nhiều hộ vay không có ý thức trả nợ, làm cho số nợ quá hạn cứ tăng dần đến 6 tháng đầu năm 2013 con số tăng lên đến 13.763 triệu đồng, đã
tăng 1.986 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, ngân hàng cần có biện
pháp mạnh hơn trong việc xử lý nợ để nợ quá hạn góp phần cải thiện tình hình cho vay hộ nghèo.
* Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại NHCSXH chi nhánh An
Giang
- Nguyên nhân từ phía NH: Do số lượng nợ nhận bàn giao tồn động chưa được
xử lý.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng: phần lớn khách hàng các hộ nghèo, nông
dân, đa số có trình độ dân trí không cao do đó khi vay được vốn một số hộ đã không sản xuất hay kinh doanh không có hiệu quả, một số hộ khác lại sử dụng
số vốn không đúng mục đích, họ không dùng số tiền vay được đầu tư sản xuất
kinh doanh nhằm cải thiện đời sống gia đình mà họ lại sử dụng vốn vay để
sắm sửa vật dụng trong nhà và tiêu xài nên khi đến hạn trả nợ cho NH thì những hộ này lại không có khả năng trả nợ.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH AN GIANG