Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo địa bàn từ năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Doanh số thu nợ 2011/2010 2012/2011 Huyện, Thị, Thành 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Khu vực đồng bằng 14.994 23.532 27.876 8.538 56,94 4.344 18,46 Long Xuyên 4.731 3.515 5.668 (1.216) (25,70) 2.153 61,25 Châu Thành 3.922 7.550 11.261 3.628 92,50 3.711 49,15 Châu Phú 1.485 2.155 6.545 670 45,12 4.390 203,7
Thoại Sơn 4.856 10.314 4.402 5.458 112,40 (5.912) (57,32)
Khu vực cù lao 11.658 14.432 28.928 2.774 23,79 14.496 100,4
Chợ Mới 2.342 6.359 16.174 4.017 171,52 9.815 154,35
Phú Tân 5.632 2.506 4.412 (3.126) (55,50) 1.906 76,06
Tân Châu 2.171 4.793 6.197 2.622 120,77 1.404 29,29
An Phú 1.513 774 2.145 (739) (48,84) 1.371 177,13
Khu vực miền núi 15.592 15.429 25.032 (163) (1,05) 9.603 62,24
Tịnh Biên 7.940 5.387 10.461 (2.553) (32,15) 5.074 94,18
Tri Tôn 3.027 7.666 9.886 4.639 153,25 2.220 28,96
Châu Đốc 4.625 2.376 4.685 (2.249) (48,63) 2.309 97,18
Tổng 42.244 53.395 81.836 11.151 26,40 28.441 53,26
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng từ 2010-2012
Tình hình thu nợ qua các năm tại các địa bàn từ bảng 4.9 cho thấy doanh
số thu nợ tăng giảm không đều ở các huyện, thị, thành. Cụ thể doanh số thu nợ tăng trong năm 2011, nguyên nhân tăng là do chi nhánh không được giao vốn tăng trưởng mà phải tập trung thu hồi nợ để cho vay quay vòng. Nhìn chung thì ở một số huyện như Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới có doanh số thu nợ cao trong năm 2012 do doanh số cho vay cao. Có một số huyện có doanh số
thu nợ khá thấp như Thoại Sơn, An Phú, Phú Tân, Châu Đốc.
Doanh số thu nợ ở một số nơi tăng và một số nơi giảm cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng có những bước phát triển nhưng cần nâng cao hơn nữa
công tác thu nợ vay, đảm bảo nguồn vốn vay luôn đủ để luân chuyển vốn một
cách tốt nhất tới các huyện để phân đều nguồn vốn vay cho các hộ nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì chủ yếu các hộ
vay phân bố trên các địa bàn thường làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nên cần
phải tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, hòa nhập xã hội, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời ý thức trả nợ của các hộ vay
cho nhiều hộ nghèo mới được tiếp cận vốn vay để sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống kinh tế hộ gia đình và tích lũy vốn để trả nợ ngân hàng sau này.
* Khu vực đồng bằng: Qua bảng số liệu 4.9 nhìn chung các huyện đều tăng
doanh số thu nợ, nhưng năm 2012 doanh số thu nợ của huyện Thoại Sơn lại
giảm nhanh so với năm 2011 với tỷ lệ giảm là 57,32%. Huyện Châu Thành có doanh số cho vay cao nhất năm 2012 với doanh số là 11.261 triệu đồng với tỷ
lệ tăng so với năm 2011 là 49,15%, cho thấy điều kiện kinh tế của huyện từng bước được cải thiện các hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, các làng nghề thủ
công, trồng trọt, chăn nuôi phát triển mạnh, các hộ dân ổn định cuộc sống và nhận thức trả nợ của hộ vay ngày một tốt hơn. Vì vậy doanh số cho vay trong
khu vực đồng bằng có xu hướng tăng qua các năm.
* Khu vực cù lao: Doanh số thu nợ khu vực cù lao trong năm 2012 qua bảng
4.9 có thể thấy doanh số thu nợ của Chợ Mới tăng cao so với các huyện cùng khu vực cũng như toàn chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2012 thì doanh số thu
nợ của huyện Chợ Mới tăng trưởng đáng kể, các hộ dân nơi đây đã có gia đình
vượt lên thoát nghèo và nhờ sự đôn đốc của các tổ trưởng Tổ TK&VV cũng như các hội đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương đã vận động nâng cao
nhận thức trả nợ ngân hàng của các hộ vay, cho thấy rằng công tác vận động
tuyên truyền nhận thức trả nợ của Chợ Mới là rất tốt.
* Khu vực miền núi: Khu vực vùng núi là khu vực khó thu hồi nợ nhất, đa số
các hộ dân đều là dân tộc thiểu số nghèo, ta có thể thấy trong năm 2011 thì hai huyện Tịnh Biên, Châu Đốc có doanh số cho vay giảm so với năm 2010, với
tỷ lệ giảm là 32,15% đối với Tịnh Biên và 48,63% đối với huyện Châu Đốc, điều đó cho thấy trong năm 2011 đời sống nhân dân chưa được cải thiện và
chưa nâng cao nhận thức việc trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012 việc thu
hồi nợ trong khu vực đều tăng. Và năm 2012 huyện có doanh số thu hồi nợ
cao nhất trong khu vực là huyện Tịnh Biên với doanh số là 10.461 triệu đồng,
tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 94,18%. Do điều kiện kinh tế phát triển nhiều hộ
dân nghèo của huyện đã áp dụng mô hình nuôi gà sinh thái trên các sườn đồi,
triền núi, dưới tán rừng,... tạo cho nguồn thu nhập của các hộ dân được ổn định, cải thiện được kinh tế gia đình.
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo địa bàn 6/2012- 6/2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Doanh số thu nợ Chênh lệch 6t 2013/6t 2012
Huyện, Thị, Thành 6/2012 6/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Khu vực đồng bằng 13.847 15.298 1.451 10,48 Long Xuyên 2.901 3.678 777 26,78 Châu Thành 5.534 5.685 151 2,73 Châu Phú 3.125 3.567 442 14,14
Thoại Sơn 2.287 2.368 81 3,54
Khu vực cù lao 14.876 15.949 1.073 7,2 Chợ Mới 8.054 8.512 458 5,69 Phú Tân 2.156 2.276 120 5,57 Tân Châu 3.412 3.723 311 9,11 An Phú 1.254 1.438 184 14,67 Khu vực miền núi 12.779 13.734 955 7,47 Tịnh Biên 5.312 5.857 545 10,26 Tri Tôn 5.091 5.321 230 4,52 Châu Đốc 2.376 2.556 180 7,58 Tổng 41.502 44.981 3.479 8,38
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013 công tác cho vay ủy thác qua hội đoàn thể ngày
càng gia tăng, về mặt chất lượng của các món vay có phần được nâng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì vậy, doanh số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013 đạt 44.981 triệu đồng tăng 8,38 % so với cùng kỳ năm 2012.
* Khu vực đồng bằng: Qua bảng 4.10 doanh số thu nợ đạt 13.847 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này tăng 1.451
triệu đồng. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy đồng vốn cho vay hộ nghèo được
bà con sử dụng hiệu quả nên doanh số thu nợ tăng, giảm thiểu được rủi ro,
tránh phát sinh nợ quá hạn. Trong đó, Long Xuyên chiếm tỷ lệ cao so với các
huyện khác tỷ lệ tăng là 26,78%. Nguyên nhân là do trước đây huyện đã vay trung hạn để phát triển làng nghề thủ công. Đến nay nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi một số hộ làng nghề đã không ngừng phát triển cải thiện thu nhập các
hộ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khá nhiều, đời sống người dân được cải
thiện. Bên cạnh những thành công của làng nghề tiểu thủ công thì không ít bà con nông dân nuôi lươn đầu năm 2013 trúng giá. Vì thế tình hình kinh tế của
vốn tín dụng ưu đãi của NH đã vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, công tác thu nợ ở huyện có diễn biến tốt hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.
* Khu vực cù lao: Nhờ vào nguồn vốn của NH nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn
mở rộng mô hình kinh doanh hiện có, từ đó tạo được thu nhập nhiều hơn trước, cuộc sống dần ổn định. Hộ vay chủ động trả nợ đúng hạn giúp cho doanh số thu nợ của khu vực tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ
2012 là 1.073 triệu đồng.
* Khu vực miền núi: Doanh số của khu vực này có xu hướng tăng. Trong đó,
Tịnh Biên nằm trong nhóm huyện nghèo nhất tỉnh An Giang nên doanh số cho vay chương trình hộ nghèo luôn đạt ở mức cao.Với mục tiêu nâng cao đời
sống nhân dân vùng biên, công tác xóa đói giảm nghèo đã mang lại nhiều kết
quả nổi bật, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm của Tịnh Biên đạt 5.857 triệu đồng tăng 10,26%đứng đầu các huyện trong khu vực.