Phân tích doanh số cho vay theo địa bàn từ năm 2010 – 6/2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 47)

Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo địa bàn từ 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Doanh số cho vay Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Huyện, Thị, Thành 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Khu vực đồng bằng 27.024 22.621 32.817 (4.403) (16,29) 10.196 45,07 Long Xuyên 7.175 2.474 5.518 (4.701) (65,52) 3.044 123,04 Châu Thành 7.056 7.474 12.205 418 5,92 4.731 63.30 Châu Phú 4.689 2.152 7.631 (2.537) (54,11) 5.479 254,60 Thoại Sơn 8.104 10.557 7.463 2.453 30,27 (3.094) (29,31)

Khu vực cù lao 21.873 14.804 35.532 (7.069) (32,32) 20.728 140,02 Chợ Mới 4.910 6.360 18.249 1.450 29,53 11.889 186,93 Phú Tân 8.207 2.726 6.488 (5.481) (66,78) 3.762 138 Tân Châu 4.738 4.929 7.155 191 4,03 2.226 45,16 An Phú 4.018 789 3.640 (3.229) (80,36) 2.851 361,34 Khu vực vùng núi 23.363 15.616 28.968 (7.747) (33,16) 13.352 85,50 Tịnh Biên 10.675 5.718 11.934 (4.957) (46,44) 6.216 108,71 Tri Tôn 5.834 7.527 10.844 1.693 29,02 3.317 44,0 Châu Đốc 6.854 2.371 6.190 (4.483) (65,41) 3.819 161,07 Tổng 72.260 53.041 97.317 (19.219) (26,60) 44.276 83,48

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 2012

Qua bảng 4.7 cho thấy doanh số cho vay ở các huyện qua các năm tăng

giảm không đều nhau, nhìn chung ở nhiều huyện doanh số cho vay giảm từ năm 2010 đến năm 2011, nhưng lại tăng từ năm 2011 đến năm 2012. Trong đó

các huyện có doanh số cho vay cao trong năm 2012 là Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Thành. Các huyện có doanh số cho vay thấp trong năm 2012 là Long Xuyên, An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Thoại Sơn, Phú Tân, Tân Châu. Và trong năm 2012 huyện có doanh số cho vay cao nhất là Chợ Mới với

doanh số cho vay là 18.249 triệu đồng và huyện có doanh số cho vay thấp nhất

vay giảm so với các năm 2010, 2012. Vì năm 2011 ngân hàng tập trung thu

hồi nợ, năm 2010 cho vay vượt chỉ tiêu được giao và đến năm 2011 thì số hộ

vay vốn nhiều hơn số hộ nghèo thực tế nên ngân hàng phải giữ dư nợ cân bằng

với năm trước vì vậy doanh số cho vay giảm trong năm 2011. Đến năm 2012

thì doanh số cho vay đạt khá cao so với năm 2010 và năm 2011 cho thấy sự

hỗ trợ về vốn đối với các hộ vay trong năm 2012 là rất tốt, hỗ trợ kịp thời về

vốn phục vụ cho hộ vay sản xuất kinh doanh cải thiện kinh tế gia đình.

* Khu vực đồng bằng: Khu vực đồng bằng gồm các huyện Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Đa số người dân sản xuất kinh doanh, mua

bán nhỏ lẻ, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu nên cần những nguồn vốn vay để

cải thiện kinh tế gia đình. Đặc biệt doanh số cho vay trong năm 2012 của các

huyện trong khu vực có xu hướng tăng lên thì huyện Thoại Sơn lại giảm về

doanh số cho vay, năm 2011 là 10.557 triệu đồng giảm còn năm 2012 là 7.463 triệu đồng. Vì trong năm 2011 được chính quyền quan tâm đến vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo được chú trọngngười dân của huyện Thoại Sơn phát triển kinh tế. Cũng vì Thoại Sơn là một trong các huyện có số hộ nghèo khá cao, là vùng hay gặp phải thiên tai dịch bệnh, người dân phải làm thuê, làm

mướn kiếm sống qua ngày không có việc làm ổn định nên ngân hàng đã mở

rộng tăng trưởng tín dụng tại Thoại Sơn để giải quyết vấn đề trên. Thoại Sơn đã phát triển được các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi. Đời sống

của nhân dân huyện Thoại Sơn được cải thiện từ đó doanh số cho vay năm

2012 giảm so với năm 2011.

* Khu vực cù lao: Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy doanh số cho vay các huyện ở

khu vực cù lao như Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, An Phú có xu hướng tăng

manh trong 2012. Huyện Chợ Mới có doanh số cho vay trong năm 2012 tăng trưởng mạnh và cao nhất trong khu vực, do đa số người dân nơi đây sống bằng

ngành nghề khác nhau như làm ruộng, làm mộc, trồng rẫy nhưng nổi bật nhất

là nghề làm mộc, nhiều hộ dân có tay nghề nhưng không có vốn và đa số là hộ nghèo đi làm thuê, làm mướn kiếm sống, không thể mở các cơ sở sản xuất mà chỉ làm gia công tại nhà, thiếu công cụ lao động để hỗ trợ phát triển làng nghề,

cải thiện cuộc sống. Vì vậy trong năm 2012 doanh số cho vay của huyện Chợ

Mới tăng cao 18.249 triệu đồng, tăng 186,93% so với năm 2011.

* Khu vực miền núi: Khu vực miền núi là khu vực có hộ nghèo khá cao, đa

số là người dân tộc thiểu số và tập trung đông ở hai huyện Tịnh Biên và Tri

Tôn, đặc biệt huyện Tri Tôn tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay trong 3 năm liền từ năm 2010 đến 2012, nguyên nhân là cuối năm 2010 thì tình hình kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của đợt dịch bệnh, các hộ chăn nuôi gia súc,

ngân hàng để khôi phục lại kinh tế gia đình, phát triển sản xuất, vì vậy 3 năm

liền doanh số cho vay của huyện Tri Tôn đều tăng cao và năm 2012 đạt doanh

số là 10.844 triệu đồng đứng thứ hai sau huyện Tịnh Biên là 11.934 triệu đồng, do huyện Tịnh Biên có số hộ nghèo và dân tộc thiểu số khá cao nên chính phủ tập trung vốn vào các đối tượng chính sách là dân tộc thiểu số

nghèo hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ nhà ở, để yên tâm phát triển sản xuất nên doanh số cho vay của huyện cao, đạt tỷ lệ tăng 108,71% so với năm 2011.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo địa bàn 6/2012 - 6/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Doanh số cho vay Chênh lệch 6t 2013/6t 2012

Huyện, Thị, Thành 6/2012 6/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Khu vực đồng bằng 15.612 12.223 (3.389) (21,71) Long Xuyên 2.864 2.725 (139) (4,85) Châu Thành 5.432 2.531 (2.901) (53,41) Châu Phú 3.732 3.489 (243) (6,51)

Thoại Sơn 3.584 3.478 (106) (2,96)

Khu vực cù lao 17.254 18.479 1.225 7,10

Chợ Mới 8.436 9.841 1.405 16,65

Phú Tân 3.257 3.142 (115) (3,53)

Tân Châu 3.654 3.642 (12) (0,33)

An Phú 1.907 1.854 (53) (2,78)

Khu vực miền núi 14.020 9.921 (4.099) (77)

Tịnh Biên 5.794 4.034 (1.760) (30,38)

Tri Tôn 5.321 3.184 (2.137) (40,16)

Châu Đốc 2.905 2.703 (202) (6,95)

Tổng 46.886 40.623 (2.874) (70)

Nguồn: Phòng kế hoạch – Ngiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013

Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình trọng

tâm thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Trong những năm gần đây, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi này mà nhiều hộ

vay vốn trên địa bàn đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Vì thế chi nhánh

không ngừng mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con trong tỉnh. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay chương trình hộ nghèo có xu hướng giảm lại, chỉ có một số huyện có mức tăng trưởng tín dụng chương trình này. Điều đó cho thấy, quy mô của chương trình không được mở

* Khu vực đồng bằng: Đầu năm 2013, tình hình kinh tế của các huyện trong

khu vực có bước tiến triển mới, các ngành chức năng rà soát lại thu nhập của người dân trong huyện thì nhận thấy số hộ thuộc đối tượng vay vốn không

nhiều như năm trước. Qua bảng 4.10 hầu hết doanh số cho vay của các huyện đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 trong đó Châu

Thành là huyện có doanh số cho vay giảm nhiều nhất giảm 2.901 triệu đồng.

* Khu vực cù lao: Để tạo sự chuyển biến nhanh về phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện, tiến tới phát triển hài hòa giữa các vùng nông thôn trong tỉnh thì tín dụng ưu đãi hộ nghèo là chương trình hỗ trợ đem lại kết quả khả quan... Nhận thấy tầm quan trọng đó, NHCSXH An Giang đã hỗ trợ đồng vốn cho bà

con có điều kiện chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ cải thiện kinh tế gia đình... Qua bảng 4.8 ta thấy Chợ Mới là huyện có doanh số cho vay cao nhất năm 2012 đạt 9.841 triệu đồng. Bên cạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội, việc

phát triển các ngành nghề tiểu thủ công cũng đang được huyện quan tâm. * Khu vực vùng núi: Các huyện vùng núi thường đông các đồng bào dân tộc

thiểu số nên năm 2013 các huyện tập trung cho vay theo QĐ 74 của Chính

phủ, đề án 25 của UBND tỉnh An Giang về một số chính sách giải quyết nhà ở

và chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc Khơ-me nghèo đặc biệt khó khăn. Vì thế, trong năm 2013 các huyện không có chỉ tiêu tăng trưởng tín

dụng cho chương trình hộ nghèo. Với nguyên nhân kể trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 9.921 triệu đồng

giảm 4.099 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)