Tình hình phát triển nghề thủ công trên thế giới

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã liên hà huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 30)

Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là một trong những lĩnh vực mà được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm từ lâu. Nhất là trong thời đại hiện nay khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì các loại đồ gỗ nội thất đẹp, tỉ mỉ lại càng được người ta quan tâm sản xuất đặc biệt là các nhóm nước công nghiệp phát triển. Trên thế giới có rất nhiều nước có bề dày phát triển nghề thủ công như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

- Nhật Bản: Là một nước giàu truyền thống và là một nước có cũng dòng máu da vàng như chúng ta. Tuy công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh song các làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công truyền thống vẫn phát triển. Họ không những duy trì phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản rất chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị.

Ngành nghề tiểu thủ công truyền thống của họ bao gồm: chế biến lương thực, đan lát, dệt chiếu, dệt lụa…Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản có 867 nghề thủ công truyền thống vẫn còn hoạt động. Vào những năm 70 ở tỉnh Ooita (miền Tây Nam của Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển làng nghề cổ truyền trong nông thôn. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 1,2 tỷ USD trong đó 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đi đôi với việc phát triển ngành nghề cổ truyền, Nhật Bản còn nghiên cứu các chủ trương chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ các hoạt động phi nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ; thu nhập

ngoài nông nghiệp chiếm 85% tổng thu nhập của hộ. Năm 1995 nghề thủ công và làng nghề đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ USD

- Thái Lan: là nước có nhiều ngành nghề thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Chủ yếu là chế tác vàng, bạc, đá quý, đồng hồ trang sức với các nghệ nhân tài hoa, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm đạt ra đạt chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghề gốm sứ cổ truyền ở Chiềng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốc quốc gia. Hiện tại có khoảng 95% hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm. Đến nay, nghề chế tác gỗ, ngọc vẫn tiếp tục phát triển khá tốt, tạo ra thu nhập cao choc ư dân nông thôn.

- Ấn Độ: là nước có nền văn hóa, văn minh lâu đời được thể hiện rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm khoảng 1000 tỷ rupi. Nông dân Ấn Độ trong thời kỳ công nghiệp hóa có nhiều cơ sở công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất công cụ tiên tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biến được phát triển. Đồng thời các ngành công nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển. Vào những năm 1980 lực lượng thợ thủ công chuyên nghiệp hoạt động trong các làng nghề là 4-5 triệu người, chưa kể hàng chục triệu nông dân làm nghề phụ, có những nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ cao cấp như kim hoàn vàng, bạc, ngọc ngà đồ mỹ nghệ…

- Trung Quốc: là một nước có truyền thống lâu đời hàng nghìn năm với các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống như gốm sứ, tơ lụa, luyện kim, làm giấy…Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và làng nghề. Về sau là các xí nghiệp Hương Trấn rất phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc.

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của xí nghiệp công, thương, xây dựng…hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhưngx năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh,đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp cá thể từ làng nghề

- Hàn Quốc: sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hóa nông thôn, đây là chiến lược quan trọng để phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Các mặt hàng được tập trung sản xuất chủ yếu ở đây là các hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu du lịch và xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm theo công nghệ cổ truyền

Chiến lược phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn được tiến hành bắt đầu từ năm 1997. Các nghề được tập trung sử dụng các lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ với vốn đầu tư không nhiều và dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Các ngành nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp trên đất nước Hàn Quốc, vào những thập kỷ 80 đã có tới hàng nghìn xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút khoảng 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính với 79,4% là dựa vào hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệu địa phương, bí quyết truyền thống.

- Philippin: Là một nước thuộc vùng Đông Nam Á như chúng ta, ngay từ đầu chính phủ của họ đã quan tâm đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Từ những năm 1978 – 1982, Chính phủ đã đề ra chương trình và dự án phát triển công nghiệp nông thôn, mà trước hết tập

trung vào ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm và chế tạo công nghiệp. Chương trình của Chính phủ chủ yếu tập trung giúp tiểu thủ công nghiệp về tài chính, công nghệ và tiếp thị. Cụ thể là miễn thuế cho các xí nghiệp có quy mô dưới 20 lao động và ưu tiên vốn tín dụng với lãi suất thấp cho xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ và thông tin thị trường giá cả.

*Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp từ các nước trên thế giới

Từ sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của một số nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm phát triển cho mình:

Muốn phát triển tiểu thủ công nghiệp trước hết phải chú ý đến việc phát triển các làng nghề nhất là làng nghề truyền thống. Làng nghề phát triển sẽ có điều kiện sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị kinh tế và văn hóa cao. Từ đó tạo ra thị trường rộng lớn vùng nông thôn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề theo hướng CNH-HĐH. Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đã trang bị một số máy móc thiết bị cơ khí và nửa cơ khí, cùng với việc kết hợp bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề cho ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.

Các nước đều phải sử dụng triệt để các phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động. Đó là dạy nghề và bồi dưỡng tay nghề tại chỗ, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì bổ sung tới đó.Và các nước này cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, mới các nhà sản xuất kinh doanh về thủ công có tiếng, có nhiều thành công trong lĩnh vực công nghiệp hóa nông thôn để tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm hoặc mang các sản phẩm triển lãm…Đồng thời có nước tiến hành lập các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc

- Chính sách của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển. Bằng các chính sách tín dụng trong nông thôn, chính sách thuế và thị trường phù hợp cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng canh tranh trên thị trường.

Một số nước có nền công nghiệp phát triển còn có sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, giữa trung tâm công nghiệp với các làng nghề truyền thống. Sự kết hợp này thể hiện sự phân công lao động, có sự hỗ trợ lẫn nhau nhất là trong vấn đề lựa chọn cách thức sản xuất và quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã liên hà huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 30)