Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã liên hà huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 25)

a- Rủi ro trong đầu sản xuất kinh doanh

Rủi ro là điều hay xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Rủi ro có thể là sự thay đổi cơ chế, chính sách theo chiều hướng không có lợi cho doanh nghiệp. Rủi ro có thể là sự biến động bất lợi của nhu cầu thị trường, của giá cả sản phẩm, của quan hệ quốc tế….Chiến tranh cũng là những yếu tố gây rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó cần xem xét các yếu tố rủi ro có thể xảy ra từ đó có biện pháp hạn chế tác động của rủi ro, đồng thời dự kiến mức độ cần đạt của hoạt động sản xuất kinh doanh khi điều kiện thuận lợi để bù đắp lại những tổn thất do rủi ro gây ra.

Thực tế cơ chế thị trường vừa tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng cũng chứa đựng trong nó nhiều rủi ro mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải khi tham gia. Do vậy muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải chấp nhận rủi ro và hạn chế mức rủi ro ở mức tháp nhất thậm chí khi doanh nghiệp có quyết định đúng đắn tính toán phân tích rủi ro một cách kỹ lưỡng thì doanh nghiệp còn có thể biến rủi ro thành cơ hội cho chính mình, từ đó đạt hiệu quả cao hơn…

Trượt giá: là sự tăng giá của một mặt hàng cụ thể

Lạm phát: là sự giảm sức mua của đồng tiền của thời điểm này so với thời điểm trước đó

Trượt giá và lạm phát là các yếu tố khách quan tác động đến các khoản thu chi và các mức lãi xuất thực tế cảu dự án. Bởi vậy để đánh giá đúng hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh cần xem xét đến các yếu tố trượt giá và lạm phát thì mới đảm bảo được sự chinh xác.

b- Sự lựa chọn phương án đầu tư:

Phân tích dự án đầu tư không chỉ nhằm khẳng định tính khả thi của dự án, mà điều quan trọng nữa là lựa chọn được phương pháp tối ưu trong các

phương án có thể có. Tức là khi phân tích cần phải đưa ra nhiều phương án để lựa chọn

Việc so sánh lựa chọn phương án có thể được tiến hành trên các khía cạnh khác nhau như công nghệ ký thuật, tài chính, kinh tế - xã hội. Song ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề so sánh lựa chọn phương án đầu tư theo khía cạnh tài chính. Trên góc độ đó chúng ta xem xét để lựa chọn bằng cách sử dụng độ đo hiệu quả tài chính như: thu nhập thuần lớn nhất, chi phí nhỏ nhất. thời gian thu hồi vốn ngắn nhất, điểm hòa vốn nhỏ nhất…

Như vậy, lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn ban đầu thì hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển sau này mới được nâng cao. Đồng thời không bỏ phí những phương án có hiệu quả hơn đi đầu tư phương án có hiệu quả thấp hơn hoặc không có hiệu quả.

c- Yếu tố thị trường:

Mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận, mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa độ thỏa dụng. vì vậy đối với người sản xuất thì việc tiêu thụ được sản phẩm có ý nghĩa quan trọng. Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì cá nhân sản xuất và người tiêu dùng luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, mục đích cuối cùng là xác định 3 vấn đề quan trọng là: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

Trong thị trường thì lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất do thị trường quyết định

Các sản phẩm được sản xuất như thế nào thì lại do sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất quy định. Trong sản xuất người nào giảm được chi phí sản xuất hàng hóa cho cùng một đơn vị sản phẩm thì người đó có ưu thế và dễ dàng cạnh tranh trên thị trường và ngược lại

Vấn đề sản xuất cho ai lại do mối quan hệ cung - cầu trên thị trường quyết định

Các cơ sở sản xuất cần nắm bắt được các thông tin để tổ chức sản xuất kịp thời những loại sản phẩm mới mà thị trường đang cần, chủ động sang tạo ra các sản phẩm có hình thức, mẫu mã phong phú, tạo được sự đặc trưng riêng về sản phâm trên thị trường

d- Khách hàng:

Trong điều kiện hiện nay khi không còn áp dụng phương thức phân phối hàng hóa thì yếu tố khách hàng đóng vai trò quan trọng đến công tác bán hàng của doanh nghiệp. Ngay từ khi các định cơ cấu sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp đã phải xác định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì cái mà họ quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm chứ không phải giá bán sản phẩm đó. Ngược lại ở những vùng kinh tế còn khó khăn người mua lại tính đến giá cả sản phẩm. Như vậy người sản xuất cần nghiên cứu tìm hiểu các thói quen, thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời mở rộng thị trường.

e- Giá cả sản phẩm:

Giá cả là sản phẩm bằng tiền của giá trị sản phẩm trong đó bao gồm các chi phí sản xuất ra sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, mặt khác người tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ lại là người quyết định cho giá cả của sản phẩm hàng hóa đó, xem nó có phù hợp với họ hay không. Do đó giá cả sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường với cùng một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nhưng có nhiều nhà sản xuất ra và sử dụng nguyên liệu khác nhau. Vì vậy tùy từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp ấn định giá cả sản phẩm sao cho phù hợp với người tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp mình

f- Cạnh tranh

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và đề ra định hướng phù hợp với doanh nghiệp mình là điều rất cần thiết. Trướ sức ép của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể có nhiều phương pháp đối phó khác nhau. Để cạnh tranh được tốt doanh nghiệp cần phải xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, biết được chiến lược marketing của đối thủ, từ đó có kế hoạch ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá thế mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh như tiềm năng về vốn, quy mô snr xuất, sự đãi ngộ của nhà nước, thị phần chiếm giữ…nhờ vào những thông tin đó doanh nghiệp sẽ tìm kẽ hở của đối thủ cạnh tranh để xác định phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp

g- Nguyên liệu:

Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sản xuất của các làng nghề. Trong bất kỳ một cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ nào, số lượng nguyên liệu dự trữ trong kho, bãi hay đang trên đường về nhà đóng một vai trò quyết định trong chiến lược sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chủng loại của nguyên liệu, chất lượng, giá cả các nguyên liệu còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra. Nguồn nguyên liệu lớn, giá cả nguyên liệu phù hợp thì kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp thu được sẽ càng cao. Cho nên khi tham gia sản xuất các doanh nghiệp thường chú ý nhiều đến yếu tố nguyên vật liệu. Cho nên lựa chọn và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, đảm bảo cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảochất lượng sản phẩm tốt, càng thu hút được người tiêu dùng và nâng cao được thị phần sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.

h- Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Sự phát triển thịnh vượng của việc sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Vốn của hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh thường là vốn tự có của từng gia đình vốn vay

mượn từ anh em họ hàng hoặc hàng xóm láng giềng nên quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp. Một số ít hộ có lượng vốn nhiều hơn mở rộng quy mô sản xuất nên quy mô sản xuất lớn hơn thiết bị máy móc tiên tiến ở một số khâu, công đoạn , công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công.

Vốn sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động

+ Vốn cố định: là toàn bộ giá trị của tài sản cố định. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ thì đây là giá trị của nhà xưởng, máy móc,…phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của hộ

+ Vốn lưu động: là toàn bộ những khoản vốn thay đổi cần thiết cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Vốn sản xuất kinh doanh thể hiện quy mô năng lực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh là cao hay thấp. Ngoài ra yếu tố vốn còn quyết định đễn khả năng cạnh tranh về các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường

i- Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Trình độ sản xuất kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bất kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào. Từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh cảu các sản phẩm trên thị trường và cuối cùng là quyết định sự tồn vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó. Đối với sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cũng vậy

k- Yếu tố tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất: là một công đoạn trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp hay các hộ sản xuất kinh doanh. Tổ chức sản xuất đó là sự kết

cầu và nhiệm vụ của quá trình sản xuất. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: quy mô sản xuất kinh doanh, thị hiếu người tiêu dùng…

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ của các hộ tại xã liên hà huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)