Minh họa thiết kế một số giáo án minh họa vận dụng PPDH bằng lược đồ

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 63)

lược đồ tư duy trong môn TN&XH lớp 3

Giáo án bài giảng: Thân cây (bài 41, TN&XH lớp 3)

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

Biêt thân cây là một bộ phận chính của cây, biết các cách mọc của thân cây và cấu tạo của thân cây

Phân biệt một số cây cối theo cách mọc của thân và loại thân.

II. Chuẩn bị

- Một số tranh ảnh và các hình trong SGK trang 78, 79. - Cây su hào thật

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới

* Xác định nội dung để xây dựng thành lược đồ tư duy

GV và HS xác định rõ nội dung cần xây dựng lược đồ tư duy là các

loại thân cây và cách mọc của chúng, chuẩn bị sẵn các kiến thức có liên quan tới nội dung trên. GV lựa chọn những hoạt động, nội dung phù hợp với nội

dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS.

HĐ 1: Tìm hiểu các loại thân cây

* Xây dựng nội dung lược đồ tư duy

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh trang 78, 79 SGK và cho biết:

- Hình chụp cây gì?

- Cây này có thân mọc thế nào?

- Thân to khỏe, cứng chắc hay nhỏ, mềm, yếu?

GV tổ chức làm việc cả lớp, sau 3 phút, yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi lại kết quả vào bảng phụ. Sau đó hỏi:

-Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách mọc nào? Cho ví dụ về

mỗi cách mọc? * Vẽ lược đồ tư duy

HS dưới lớp nhận xét.

GV giảng: Những thân cây to khỏe, cứng, chắc được gọi là thân gỗ. Những thân cây nhỏ yếu, mềm gọi là thân thảo.

GV hỏi:

- Thân cây lúa mọc như thế nào? Là thân gỗ hay thân thảo? - Thân cây su hào mọc như thế nào? Thân này có gì đặc biệt?

GV khẳng định: Củ su hào chính là thân cây. Thân cây su hào là một loại thân câu biến dạng thành củ, gọi là thân củ. Như vậy, có thể bổ sung vào sơ đồ trên một loại thân nữa.

Kết luận: Có các loại thân cây như thân củ, thân thảo, thân gỗ. Mỗi loại thân lại có cách mọc khác nhau như thân leo, thân mọc đứng, thân bò.

HĐ 2: Em làm chuyên gia nông nghiệp

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 hoặc 6. Yêu cầu quan sát các tranh ảnh đã sưu tầm và vẽ được đầy đủ lược đồ về các loại thân và cách mọc của thân cây. Nhóm nào hoàn thành xong trước và chính xác, trình bày đẹp và hợp lí và có tranh ảnh minh họa kèm theo sẽ được gọi là nhóm chuyên gia nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Báo cáo kết quả

- Sau 7 phút các nhóm nào xong trước sẽ cử đại diện trình bày về lược đồ của nhóm mình (gọi khoảng 2 – 3 nhóm). Lược đồ đầy đủ thông tin như sau:

Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm.

GV nhận xét về cả tinh thần, thái độ, tác phong, kĩ năng làm việc của các nhóm, của cá nhân trong nhóm.

Nhận xét chất lượng sản phẩm

Khen thưởng khích lệ nhóm đạt kết quả cao, động viên các nhóm đạt kết quả thấp. (đánh giá cao những nhóm có cách trình bày khoa học, hợp lí, sáng tạo, thẩm mĩ)

3. Củng cố dặn dò

Yêu cầu HS nêu lại thân cây có mấy cách mọc và có mấy loại thân.

Yêu cầu HS về nhà tìm thêm tranh ảnh về thân cây và tranh ảnh về những sản phẩm được làm từ thân cây.

Giáo án bài giảng: Các đới khí hậu (bài 65, TN&XH lớp 3) I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Kể tên và chỉ được vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu. - Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu.

- Biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu Nhiệt đới. II. Chuẩn bị

- Quả địa cầu, tranh vẽ quả địa cầu (chia sẵn các đới khí hậu) - Phiếu thảo luận nhóm

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hoạt động khởi động

Các bài từ 59 đến 62, những vấn đề đại cương về Trái đất được trình bày lượng thông tin tương đối khó, GV nên dành thời gian cùng học sinh hệ thống lại các nội dung đã học về Trái đất để thêm một lần nữa khắc sâu kiến thức cho học sinh và củng cố cho các em các vấn đề trọng tâm cần ghi nhớ thông qua lược đồ sau:

2. Bài mới

* Xác định nội dung để xây dựng thành lược đồ tư duy

GV và HS xác định rõ nội dung cần xây dựng lược đồ tư duy là các đới khí hậu và đặc điểm của chúng, chuẩn bị sẵn các kiến thức có liên quan tới nội dung trên. GV lựa chọn những hoạt động, nội dung phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS.

* Xây dựng nội dung lược đồ tư duy

HĐ 1: Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc và Nam bán cầu

GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 124 trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu? - Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?

- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực?

GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. QUAY QUANH TRỤC 24H HÌNH DẠNG S Ự C H U Y Ể N Đ Ộ N G QUAY QUANH MT 365 NGÀY V Ị TR Í T R O N G H Ệ M T

GV và HS nhận xét và hoàn thiện câu trả lời.

KL: Trái đất chia làm 2 nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo. Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu sau đó yêu cầu HS lên chỉ lại.

GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. HĐ 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu

GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về đặc điểm chính của 3 đới khí hậu đã nêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vẽ lược đồ tư duy

Các nhóm thảo luận và thể hiện nội dung trên lược đồ. GV theo dõi và có những hỗ trợ kịp thời.

* Báo cáo kết quả

Sau 5 phút các nhóm sẽ trưng bày và cử đại diện trình bày về lược đồ của nhóm mình (gọi khoảng 2 – 3 nhóm trình bày).

Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm.

*Đánh giá

GV nhận xét về cả tinh thần, thái độ, tác phong, kĩ năng làm việc của các nhóm, của cá nhân trong nhóm.

Nhận xét chất lượng sản phẩm

Khen thưởng khích lệ nhóm đạt kết quả cao, động viên các nhóm đạt kết quả thấp. (đánh giá cao những nhóm có cách trình bày khoa học, hợp lí, sáng tạo, thẩm mĩ)

3. Củng cố dặn dò

Yêu cầu HS nêu lại các đới khí hậu và đặc điểm của chúng.

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu, giáo dục nước ta đang có sự đã có sự phát triển phù hợp với thời đại. Giáo dục Tiểu học đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, đổi mới PPDH ở tiểu học có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. PPDH bằng lược đồ tư duy là một trong những PPDH tích cực giúp học sinh hình thành khả năng sáng tạo, tư duy, khả năng liên kết vấn đề cho HS. Xuất phát từ thực tiễn dạy học, người nghiên cứu chọn đề tài “Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” để nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu đã thực hiện được một số vấn đề sau:

1. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”. Biến quá trình tiếp nhận kiến thức một cách thụ động của học sinh thành quá trình tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức dưới sự chỉ đạo của GV. Hình thành khả năng tự học và các kĩ năng cần thiết cho HS.

Đề tài đã nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan đến việc ứng dụng PPDH bằng LĐTD trong dạy học. Kết hợp với phân tích nội dung môn TN&XH lớp 3, đề tài đã khẳng định PPDH bằng LĐTD trong dạy học TN&XH lớp 3 là phù hợp, cần thiết và có cơ sở rõ ràng.

Kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và dựa vào thực tiễn dạy học môn TN&XH lớp 3, người nghiên cứu đã ứng dụng được dạy học bằng LĐTD trong chương trình. Ứng dụng này đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và phù hợp với thực tiễn của dạy học tiểu học.

2. Dựa trên quy trình đó, người nghiên cứu đã xây dựng một số giáo án minh họa. Từ đó, áp dụng PPDH bằng LĐTD vào dạy học TN&XH nói riêng và dạu học tiểu học nói chung.

3. Đề tài đã khẳng định vai trò của PPDH bằng LĐTD trong việc phát huy tính tự giác, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong DH TN&XH nói riêng và dạy học các môn học nói chung, GV cần vận dụng PPDH bằng LĐTD một cách phù hợp và linh hoạt để đạt được hiệu quả sử dụng của phương pháp và đạt được mục tiêu bài học để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, tài liệu đào tạo GVTH, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3, NXB Giáo

dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), SGV Tự nhiên và Xã hội lớp 3, NXB Giáo

dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt – Bỉ, Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GVTH, Sinh lí học trẻ em, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục.

7. Hoàng Thị Thấn (chủ biên), Phương pháp dạy học các môn về Tự nhiên và Xã hội, NXB Đại học Sư phạm.

8. Tony Buzan, Lập bản đồ tư duy, NXB Hồng Đức. 9. Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, NXB Phụ Nữ.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Để tìm hiểu thực trang việc dạy học và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, xin thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin sau (tuỳ nội dung câu hỏi, thầy/cô đánh dấu hoặc lựa chọn theo phương án ưu tiên):

Câu 1: Những phương pháp nào dưới đây được thầy/cô sử dụng trong dạy học TN&XH ?

STT Tên phương pháp

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1 Đàm thoại 2 Thuyết trình 3 Quan sát 4 Thảo luận nhóm 5 Thí nghiệm 6 Trò chơi học tập 7 Nêu vấn đề 8 Bàn tay nặn bột 9 Động não 10 Lược đồ tư duy

Câu 2: Thầy/cô thường sử dụng hình thức dạy học nào trong tổ chức dạy học môn TN&XH ?

Hình thức

Mức độ Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Dạy học cá nhân

Dạy học theo nhóm Dạy học cả lớp Trò chơi học tập Bài lên lớp

Tham quan học tập

Dạy học ngoài thiên nhiên

Câu 3: Thầy /cô đánh giá như thế nào về vai trò của PPDH bằng lược đồ tư duy với việc phát huy tính tích cực học tập của HS.

 Rất cần thiết  Cần thiết

 Không cần thiết

Câu 4: Theo thầy/ cô, những ý nào dưới đây mô tả về PPDH bằng lược đồ tư duy ?

PPDH bằng lược đồ tư duy

Ý kiến của thầy/cô Đồng ý Đồng ý

1 phần

Không đồng ý Giúp HS có điều kiện củng cố, tái hiện kiến

thức bài học

Giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực.

Phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS

Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận Rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS

Kích thích hứng thú học tập

Mang lại những tích cực về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5: Theo thầy/cô, những hạn chế còn tồn tại trong dạy học TN&XH hiện nay có ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy?

 HS vẫn còn thói quen học tập thụ động

 GV vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận với các PPDH tích cực  Kĩ năng hoạt động hợp tác của HS còn hạn chế

 GV chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, hứng thú học tập của HS  GV chưa tạo điều kiện cho HS liên hệ bài học với thực tiễn cuộc sống  Kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức; chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của HS trong kiểm tra, đánh giá.

 Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

Thầy (cô) xin cho biết một số thông tin về bản thân:

Họ và tên giáo viên ……….. ……….Nam/nữ:………. Các trình độ đào tạo chuyên môn đã qua:

 Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Trên đại học

Số năm công tác…….……….. Tên trường thầy (cô) đang công tác:……… Địa chỉ:………... Chân thành cảm ơn thầy (cô) đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của chúng tôi!

PHỤ LỤC 2: ĐIỀU TRA QUAN SÁT, DỰ GIỜ

Bài: “Thú (tiếp theo)( Bài 55, TN&XH lớp 3) * Khởi động

HĐ1: Tìm hiểu về loài thú:

Làm việc theo nhóm:

Từng bàn HS quan sát các hình trang 106,107 SGK và tranh, ảnh sưu tầm. - GV gợi ý cho các nhóm thảo luận.

Kể tên các loài thú rừng mà em biết?

Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát? Chỉ ra những điểm giống, khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà? - GV yêu cầu từng HS khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của loài đó.

Làm việc cả lớp:

- Gọi đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một loài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ GV kết luận: Nêu điểm giống, khác nhau giữa thú rừng và thú nhà.

HĐ2: Thảo luận cả lớp:

Làm việc theo nhóm

- Các nhóm thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ thú rừng? Làm việc cả lớp:

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập thú rừng và cử người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.

- Liên hệ thực tế về nạn săn, bắt thú rừng và nêu cách bảo vệ. C. Củng cố, dặn dò:

- Tổng kết nội dung bài - Nhận xét tiết học.

Bài: “Mặt trời”( Bài 58, TN&XH lớp 3) * Khởi động

HĐ1: Tìm hiểu về mặt trời.

Yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý sau :

- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? - Khi đi ra ngoài trời nắng bạn thấy thế nào? Tại sao?

- Nêu VD chứng tỏ mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt? Trình bày kết quả thảo luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nhận xét, bổ sung.

+ GV: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.

HĐ2: Quan sát ngoài trời:

- Cho HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau :

- Nêu ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với con người, động, thực vật? - Nếu không có Mặt trời thì điều gi sẽ xảy ra trên Trái đất ?

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 63)