* Thực trạng dạy học TN&XH ở tiểu học Nhận xét qua phiếu điều tra:
- Về PPDH TN&XH:
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học TN&XH lớp 3
stt Tên phương pháp
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL % 1 Đàm thoại 91 81,3 21 18,7 0 0 2 Thuyết trình 102 91,1 10 8,9 0 0 3 Quan sát 87 77,7 23 20,5 2 1,8 4 Thảo luận nhóm 63 56,3 42 37,5 7 6,2 5 Thí nghiệm 46 41,1 59 52,7 7 6,2 6 Trò chơi học tập 52 46,4 49 43,8 11 9,8 7 Nêu vấn đề 36 32,2 39 34,8 37 33,0 8 Bàn tay nặn bột 1 0,9 7 6,2 104 92,9
Stt Tên GV Tên trường Số năm
công tác
Ngày phỏng vấn Đỗ Thị Minh Thu Tiểu học Ngô Quyền 19 18/03/2013 Đoàn Thị Minh Thu Tiểu học Ngô Quyền 18 18/03/2013 Nguyễn Thị Hải Tiểu học Xuân Hòa A 17 23/03/2013 Nguyễn Thị Thanh Tiểu học Xuân Hòa A 14 23/03/2013
9 Động não 11 9,8 22 19,7 79 70,5
10 Lược đồ tư duy 0 0 11 9,8 101 90,2
Nhận xét :
Qua bảng cho thấy, PPDH được sử dụng thường xuyên nhất ở tiểu học là phương pháp thuyết trình (91,1%), đàm thoại (81,3%) quan sát (77,1%). Sau thuyết trình và đàm thoại thảo luận nhóm cũng được nhiều GV lựa chọn (56,3%). Xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng thì tiếp theo là đến nhóm các phương pháp trò chơi học tập (46,4%), Thí nghiệm (41,1%), nêu vấn đề (32,2%). Cuối cùng là nhóm các phương pháp động não (9,8%), bàn tay nặn bột (0,9%) và lược đồ tư duy (9,8%) thỉnh thoảng sử dụng).
PPDH bằng lược đồ tư duy được xem là một trong những PPDH tích cực, song điều tra cho thấy mức độ sử dụng của GV còn rất hạn chế (9,8% thỉnh thoảng sử dụng, 90, 2% hiếm khi sử dụng). Ngoài ra qua phỏng vấn, người nghiên cứu còn nhận thấy rằng có nhiều giáo viên đã nhận thức được tác dụng của PPDH bằng lược đồ tư duy nhưng việc sử dụng phương pháp này trong dạy học vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra chủ yếu ở đây là do bị hạn chế về thời gian của tiết học, điều kiện cơ sở vật chất. Hơn nữa, với trình độ học sinh hiện tại sẽ gặp khó khăn trong quá trình ghi chép đặc biệt là với đối tượng học sinh yếu. Tương tự PPDH bằng LĐTD, điều tra cũng cho thấy các PPDH mới như động não, bàn tay nặn bột cũng ít khi được sử dụng.
- Về hình thức tổ chức dạy học TN&XH lớp 3:
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
stt Hình thức Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
2 Dạy học theo nhóm 101 90,2 11 9,8 0 0 3 Dạy học cả lớp 112 100 0 0 0 0 4 Trò chơi học tập 86 76,8 22 19,6 4 3,6 5 Bài lên lớp 112 100 0 0 0 0 6 Tham quan học tập 0 0 12 10,7 100 89. 3 7 Dạy học ngoài thiên
nhiên
0 0 36 32,1 76 67,
9 Nhận xét :
Bảng trên cho thấy một số hình thức tổ chức dạy học hiện nay được hầu hết các GV sử dụng thường xuyên là dạy học cả lớp (100%), bài lên lớp(100%), dạy học theo nhóm (90,2%). Sau đó, dạy học cá nhân (83,9%), trò chơi học tập (76,8%). Thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng là hình thức tham quan học tập (10,7% thỉnh thoảng sử dụng). Cuối cùng, là dạy học ngoài thiên nhiên (32,1% thỉnh thoảng sử dụng). Việc sử dụng phối hợp hợp lí các hình thức dạy học khác nhau đã giúp GV tổ chức giờ học một cách hiệu quả, giúp HS học tập hứng thú hơn.
Nhận xét qua quan sát, dự giờ kết hợp phỏng vấn GV:
Kết quả của phiếu điều tra được phân tích, làm rõ hơn bằng những nhận xét qua quan sát, dự giờ. Nghiên cứu giáo án và thông qua quan sát các giờ dạy của GV cho thấy giáo án của GV 100% đã được soạn trước khi đến lớp. Tuy nhiên, nội dung các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thường được GV chuẩn bị và tiến hành theo đúng gợi ý trong SGV. Khi rút ra những thông tin qua nội dung bài học, GV ít suy nghĩ xem những thông tin đó các em có thể áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày và kết quả HS áp dụng như thế nào.
Nhiều GV đã phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích cực vào trong giờ dạy của mình như: trò chơi học tập, hoạt động nhóm. Tuy nhiên, một số GV còn có những hạn chế khi vận dụng phối hợp những hình thức dạy học. Hầu hết các tiết dạy của GV đều chia nhóm song hoạt động nhóm của HS trong các giờ học thường mang tính hình thức và chưa đạt được hiệu quả học tập. GV có sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học TN&XH nhưng GV chưa khai thác được hết ưu điểm của PPDH này do cách tổ chức hoạt động nhóm còn chưa hợp lí, cách phân công nhiệm vụ chưa phù hợp… dẫn tới hiệu quả sử dụng chưa cao.
Quan tâm đến hứng thú của HS, trong một số giờ dạy, GV đã đưa trò chơi vào nhằm kích thích hứng thú học tập của HS tuy nhiên hiệu quả không cao. Nhiều khi sau khi kết thúc trò chơi GV phải mất rất nhiều thời gian ổn định trật tự lớp để tiếp tục giờ học, nhiều HS rất thờ ơ không quan tâm.
Qua quan sát, người nghiên cứu cũng nhận thấy GV ít đầu tư nghiên cứu nội dung bài học để thu hút HS tích cực học tập, mở rộng hay liên hệ bài học với đời sống hàng ngày của HS, GV thường chỉ chú ý đến trình độ chung của cả lớp mà không chú ý phân hóa đối tượng HS. Đây cũng là hạn chế chung thường thấy trong các lớp học truyền thống: GV chỉ hướng tới một bộ phận HS chứ không phải tất cả HS trong lớp.
* Dạy học Khoa học với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới (theo quan điểm dạy học tích cực)
Đa số GV đều cho rằng đổi mới PPDH là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhận thức của GV về đổi mới phương pháp còn rất hạn chế. Theo định hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH được thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ việc áp dụng các PPDH theo phương châm lấy HS làm trung tâm hay phương pháp dạy và học tích cực. Phương pháp này nhấn mạnh tới sự tham gia tích cực của từng cá
nhân HS vào giờ học để hiểu sâu những kiến thức mới. Nó quan tâm nhiều hơn tới hứng thú và những kinh nghiệm hàng ngày của HS và coi đó như là nền tảng cơ bản của việc học và tiếp thu kiến thức mới. Điều này được đề cập rất rõ trong chương trình mới "phương pháp giáo dục Tiểu học là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của HS". Tuy nhiên, hầu hết GV đều hiểu không đúng khái niệm giáo dục lấy HS làm trung tâm hay phương pháp dạy học tích cực. Hầu hết GV đều hiểu nhầm về phương pháp mới dẫn tới áp dụng chưa đúng trong thực tế lớp học.
Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu cho thấy, đa số GV đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Nhưng trên thực tế, GV gặp phải rất nhiều khó khăn bởi đã quá quen thuộc với PPDH truyền thống. Trong một giờ học khoảng 35 phút, GV hầu như chỉ tập trung vào mục đích duy nhất là làm thế nào để truyền đạt những thông tin khác nhau trong SGK cho HS một cách chính xác và hiệu quả. Khi chuẩn bị giáo án, GV ít khi nghĩ tới sự quan tâm và hứng thú của HS. Khi giảng bài, GV cũng chưa thực sự quan tâm tới việc những thông tin đó có liên hệ như thế nào với kinh nghiệm hàng ngày của HS và áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Từ đây dẫn tới những hiểu nhầm như: áp dụng không đúng các hoạt động học tập trên lớp; áp dụng không đúng các hoạt động nhóm trên lớp và hiểu nhầm ý nghĩa của từ "hứng thú". Hiểu nhầm này thường thấy trong các môn Tự nhiên và Xã hội, Địa lí, Lịch sử và Khoa học. Từ những hiểu nhầm như thế dẫn tới việc đổi mới dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và các môn học khác ở Tiểu học gặp nhiều khó khăn.
Nhận xét qua phỏng vấn:
Hầu hết GV được phỏng vấn đều nhận thức chưa đúng về việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập của HS trong dạy học tích cực. Hoạt động
học tập cần thiết được thiết kế nhằm đưa HS vào thế giới của tri thức và hướng các em tìm ra khái niệm của bài học. GV là người tổ chức hưỡng dẫn HS tham gia các hoạt động, qua đó khám phá những kiến thức, kĩ năng mới cần thiết theo mục tiêu môn học. Tuy nhiên, trong nhiều bài học Khoa học, các hoạt động học tập được áp dụng chỉ là những hoạt động đơn giản như là chép lại các câu trong SGK, trả lời các câu hỏi của GV, đóng vai…theo hướng dẫn trong SGV hay sách thiết kế môn học.
Trong tiến trình dạy học của mình, phần lớn GV có sử dụng đa dạng các PPDH như quan sát, trò chơi học tập ,thí nghiệm,…nhìn chung GV sử dụng chưa hợp lí. Nhiều GV tin rằng làm việc theo nhóm cũng được yêu cầu như một công cụ học tập và theo chương trình mới, giờ học mà không có hoạt động nhóm thì vẫn chưa thực sự là tốt. Do đó, các nhóm HS được thành lập trong giờ dạy, GV không cần để ý các nhóm này thực hiện chức năng gì trong giờ học. Trên thực tế, phần lớn các hoạt động nhóm chưa được tiến hành theo đúng chức năng của nó do GV thiếu cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế bài học. Một số GV tổ chức trò chơi học tập cho HS chưa kích thích được hứng thú cho các em, chưa phù hợp với hoạt động trong lớp học. Chúng thường kết thúc bằng những hoạt động hời hợt, không thật, trong đó các em chỉ chơi mà không học được gì mới.
Dạy học TN&XH không chỉ đơn giản là cung cấp những kiến thức cơ bản mà còn bước đầu phát triển tư duy, năng lực suy nghĩ cho HS. Mục đích hướng tới là giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự nhiên và xã hội vào giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề đơn giản trong thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế GV còn hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDH tích cực. Ngoài ra, do thiếu lòng tin vào khả năng học tập của HS (GV thường giảng bài, giải thích cặn kẽ vì sợ HS không hiểu bài) nên hầu như GV là người đưa ra và giải thích cho mọi vấn đề.
Nhìn chung, GV đều nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới dạy học sao cho đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS. Tuy nhiên, vấn đề là GV quan niệm như thế nào về một tiết học theo định hướng đổi mới? Khi tổ chức dạy học, điều quan trọng với GV là những đích trước mắt, là mục tiêu cụ thể của bài học, tiết học.