Xuất quy trình dạy học môn TN&XH lớp 3 bằng phương pháp lược đồ

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 61)

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ thể của HS

Dạy học bằng lược đồ tư duy là PPDH tích cực theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Khi học tập, tri thức được lĩnh hội thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình. Do đó, cần tổ chức sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập, tạo điều kiện cho HS tự tìm hiểu, sáng tạo từ đó mà cấu trúc mới tư duy của mình. Theo đó trong quá trình vận dung PPDH bằng lược đồ tư duy, GV cần lưu ý các vấn đề :

Việc học tập chỉ có thể được thực hiện qua hoạt động tích cực của người học. Tổ chức dạy học cần quan tâm đúng mức tới vai trò của HS.

Nội dung học tập cần hướng vào hứng thú của người học với mức độ phức hợp khác nhau. Vì người học dễ tự nhận thức với những vấn đề dược gây hứng thú.

Trong dạy học cũng cần có niềm tin vào khả năng của HS, cho học sinh cơ hội được thể hiện minh, được tự giải quyết vấn đề, qua đó phát triển năng lực của bản thân.

Học tập hợp tác có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.

3.2. Đề xuất quy trình dạy học môn TN&XH lớp 3 bằng phương pháp lược đồ tư duy lược đồ tư duy

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của PPDH bằng Lược đồ tư duy cũng như đặc điểm của môn TN&XH lớp 3, người nghiên cứu xây dựng quy trình dạy học môn TN&XH lớp 3 bằng PPDH bằng lược đồ tư duy gồm các bước: (1) Xác định nội dung để xây dựng thành lược đồ tư duy, (2) Xây

dựng nội dung lược đồ tư duy, (3) Vẽ lược đồ tư duy, (4) Báo cáo kết quả, (5)

Bước 1: Xác định nội dung để xây dựng thành lược đồ tư duy

- GV và HS xác định rõ nội dung cần xây dựng lược đồ tư duy, chuẩn bị sẵn các kiến thức có liên quan. GV lựa chọn những hoạt động, nội dung phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS.

Bước 2: Xây dựng nội dung lược đồ tư duy

Xác định mục tiêu của bài học: GV phải xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào trong bài và những mục tiêu cần đạt được qua việc xây dựng lược đồ tư duy, đặc biệt là kĩ năng tư duy bậc cao. Xây dựng bộ câu hỏi gợi ý:

- Câu hỏi khái quát: Giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt bài học. Câu hỏi này thường là những câu hỏi khái quát về nội dung bài học đòi hỏi HS phải phân tích tư duy.

- Câu hỏi bài học: Lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với chủ đề bài học. Câu hỏi loại này kích thích HS tự kiến giải các sư kiện. - Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi rõ ràng, đúng, cụ thể, chính xác… được sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu bài học hỗ trợ cho nội dung khái quát và câu hỏi bài học.

Thiết kế các hoạt động

- GV cần xác định các tình huống, tạo nhiều câu hỏi phong phú cho HS nhằm đạt mục đích đề ra.

- GV khuyến khích HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ hoạt động để trả lời các câu hỏi liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học.

- Ngoài ra GV cần xác định thời gian hoàn thành lược đồ.

- Tìm kiếm thêm các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân và cho quá trình học của HS bao gồm: tài liệu viết, in ấn…

Bước 3: Vẽ lược đồ tư duy

- Ý trung tâm: là từ khóa cho chủ đề hay nội dung khái quát của bài học. Sử dụng màu sắc phù hợp để có tác dụng kích thích não như hình ảnh.

- Nối các nhánh chính đến hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 2, cấp 3…với nhánh cấp 1, cấp 2… để tạo ra sự liên kết. Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút và sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng.

Bước 4: Báo cáo kết quả

- GV tổ chức cho từng nhóm, cá nhân trình bày về sản phẩm lược đồ của mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, bổ sung.

Bước 5: Đánh giá

- Khen thưởng khích lệ nhóm đạt kết quả cao, động viên các nhóm đạt kết quả thấp.

- Đánh giá chung về sự thành công của bài học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 61)