Việc vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy trong dạy học TN&XH lớp

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 53)

lớp 3

*Đánh giá về vai trò của PPDH bằng LĐTD trong dạy học môn TN&XH lớp 3

Khảo sát qua phiếu điều tra :

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về vai trò của PPDH bằng lược đồ tư duy

STT Mức độ Ý kiến SL Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 48 42,9 2 Cần thiết 53 47,3 3 Không cần thiết 3 2,7 4 Không có ý kiến gì 8 7,1 Nhận xét:

Bảng trên cho thấy có 90,2% GV cho rằng đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên, mức độ sử dụng PPDH này thì chỉ có 0% thường xuyên sử dụng, 9,8% thỉnh thoảng sử dụng (bảng 2.1). Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhận thức của GV về vai trò của môn học với việc vận dụng môn học trong thực tiễn. Ngoài ra, khi trao đổi trực tiếp với GV, nhiều GV bày tỏ những khó khăn do hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDH mới, trong đó có PPDH bằng LĐTD nên nhiều khi còn lúng túng khi vận dụng phương pháp sao cho có thể phát huy được tính tích cực của HS. Bảng 2.5. Vai trò của PPDH bằng LĐTD

PPDH bằng lược đồ tư duy

Ý kiến của thầy/cô Đồng ý Đồng ý 1

phần

Không đồng ý

SL % SL % SL %

Giúp HS có điều kiện củng cố, tái hiện kiến thức bài học

112 100 0 0 0 0

Giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực. 103 92,0 9 8,0 0 0 Phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS 98 87,5 14 12,5 0 0 Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận 58 51,8 32 28,6 22 19,6

Rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS

66 59,0 23 20,5 23 20,5

Kích thích hứng thú học tập 112 100 0 0 Mang lại những tích cực về các mặt:

ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của HS

112 100 0 0

Nhận xét :

Qua bảng trên cho thấy, đa số GV đều nhận thấy được vai trò của PPDH bằng LĐTD trong dạy học TN&XH lớp 3. Giáo viên đều cho rằng phương pháp này giúp HS có điều kiện củng cố, tái hiện kiến thức bài học, kích thích hứng thú học tập và mang lại những tích cực về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của HS (100%). Sau đó, PPDH này giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực (92,0%), phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS (87,5%); rèn

luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS (59,0%), Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận (51,8%).

Như vậy, phần lớn GV đều nhận thức, hiểu đúng về vai trò, ý nghĩa của PPDH này. Thông qua việc phỏng vấn, người nghiên cứu cũng thấy rõ điều này khi các giáo viên được phỏng vấn đều nói được về vai trò của PPDH bằng LĐTD và khẳng định phương pháp này phù hợp trong dạy học môn TN&XH lớp 3. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa nhận thức với việc vận dụng phương pháp này của GV trong dạy học TN&XH lớp 3. Ngoài ra, khi trao đổi với một số GV, các cô đều cho rằng để vận dụng phương pháp này gặp một số khó khăn như điều kiện của nhà trường, việc liên hệ của GV, trình độ của HS còn hạn chế…dẫn đến việc áp dụng vào khó phát huy được vai trò, ý nghĩa của PPDH này.

* Khả năng vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy trong dạy học các nội dung Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Nhận xét qua phỏng vấn GV :

Khi được hỏi, hầu hết các GV đều cho rằng PPDH bằng LĐTD có khả

năng vận dụng cao trong môn TN&XH lớp 3. Như vậy, các GV cũng nhận thức được rằng đây là một phương pháp thích hợp để dạy các nội dung trong môn TN&XH lớp 3.

Như đã đề cập ở phần trên, chương trình môn TN&XH lớp 3 được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn TN và XH các lớp 1,2. Nội dung chương trình mang tính tổng hợp, được cấu trúc đồng tâm, mở rộng, nâng cao và gắn bó với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của HS theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau trên cơ sở mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa các thành phần kiến thức giúp các em có được cái nhìn tổng thể. HS dễ thấy được mối quan hệ qua lại giữa các kiến thức trong bài học và mối liên hệ

giữa các chủ đề với nhau. Đó là điều kiện thuận lợi cho HS vận dụng những điều đã học được vào thực tế. Đây cũng chính là ưu điểm của dạy học bằng LĐTD.

* Tiến trình vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy trong dạy học TN&XH lớp 3

Nhận xét qua NCTL:

Nghiên cứu giáo án giảng dạy của GV cho thấy tổ chức dạy học TN&XH hiện nay được hầu hết GV thiết kế và vận dụng theo tiến trình gợi ý trong SGV và sách thiết kế môn học. Hiệu quả dạy học của việc vận dụng PPDH dạy học bằng lược đồ tư duy là chưa cao chủ yếu là do hạn chế ở cách dạy của GV và cách học của HS. Kết hợp nghiên cứu giáo trình, tài liệu có liên quan đề tài khái quát một số hạn chế khi vận dụng PPDH bằng LĐTD trong môn TN&XH đó là PPDH này HS sẽ gặp khó khăn trong quá trình ghi chép, những em học sinh dạng yếu sẽ gặp khó khăn trong khi thuyết trình lại bài học, giáo viên sẽ gặp lúng túng khi chưa nắm được nội dung bài dạy và mối quan hệ với các bài trước đó và các bài sắp tới. Khả năng cộng tác làm việc, tự mình giải quyết những vấn đề hạn chế. Những hạn chế, tồn tại trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới dạy học để từ đó khả năng vận dụng PPDH bằng lược đồ tư duy không chỉ có thể vận dụng vào môn TN&XH một cách cần thiết mà còn là vấn đề cần được đưa vào trong tất cả các môn học ở tiểu học hiện nay.

Nhận xét qua phỏng vấn:

Phần lớn GV được phỏng vấn đều cho rằng việc áp dụng PPDH bằng LĐTD vào dạy học môn TN&XH là rất cần thiết. Tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế. Vấn đề khó khăn với nhều GV là từ nội dung bài học để xây dựng nên các lược đồ cho phù hợp với khả năng

của HS và nội dung bài học; hay khó khăn trong khi tổ chức cho HS thực hiện vẽ các LĐTD có nhiều tình huống diễn biến ngoài dự kiến của GV.

* Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc sử dụng PPDH bằng lược đồ tư duy

Khảo sát qua phiếu điều tra:

Bảng 2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng PPDH bằng lược đồ tư duy

Nguyên nhân Mức độ

Thứ tự

SL %

HS vẫn còn thói quen học tập thụ động 33 29,5 1 GV còn lúng túng chưa có điều kiện để tiếp cận với

các PPDH tích cực.

35 31,2 4

Kiểm tra, đánh giá còn nặng nề, chưa khuyến khích HS cách học sáng tạo

26 23,2 3

Phương tiện, thiết bị dạy học còn nghèo nàn 18 16,1 2 Nhận xét:

Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy thứ tự các nguyên nhân theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên được kể đến là do thói quen học tập thụ động của HS, tiếp theo là điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học) còn nghèo nàn. Nhiều GV còn cho rằng việc kiểm tra, đánh giá còn nặng nề, chưa khuyến khích HS cách học sáng tạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng. Cuối cùng là nguyên nhân từ phía GV còn lúng túng chưa có điều kiện để tiếp cận với các PPDH tích cực.

Phần lớn GV cho rằng nguyên nhân số một ảnh hưởng đến chất lượng dạy học TN&XH hiện nay là sự thụ động của HS. Điều này cho thấy rằng về nhận thức, GV đã xác định được HS có vai trò rất lớn quyết định đến kết quả trong quá trình dạy học. Sau đó là nguyên nhân khách quan khách quan khác như việc kiểm tra, đánh giá, điều kiện, cơ sở vật chất … sau cùng mới đến

nguyên nhân từ phía GV. Phân tích bản chất quá trình dạy học cho thấy hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất chặt chẽ với nhau. Dạy học lấy HS làm trung tâm nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của HS song vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV cũng rất quan trọng. Ngoài ra, nhiều GV còn chia sẻ thêm những khó khăn là do HS lớp quá đông, trình độ HS trong lớp là không đồng đều nên việc thiết kế, xây dựng bài học có sử dụng lược đồ tư duy phù hợp với HS còn gặp khó khăn.

Như vậy khi xem xét hạn chế trong dạy học môn TN&XH, những nguyên nhân khách quan thường được kể đến hơn là những nguyên nhân chủ quan do người thực hiện. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc xác định các biện pháp để khắc phục những hạn chế đó.

Nhận xét qua NCTL:

Tổng hợp qua NCTL, cho thấy hiệu quả dạy học khi áp dụng PPDH bằng LĐTD còn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen học tập thụ động của HS; GV chưa nhận thức đầy đủ về quy trình cũng như cách thức vận dụng PPDH này vào trong dạy học; trong quá trình tổ chức cho HS học tập với LĐTD có nhiều tình huống ngoài dự kiến của GV khiến GV lúng túng khi giải quyết; chương trình đào tạo còn nặng về lí thuyết cả người dạy và người học đều tải một lượng kiến thức lớn. Một số nguyên nhân khác được kể đến là GV còn lúng túng trong việc tiếp cận các PPDH tích cực, phương tiện thiết bị dạy học còn nghèo nàn,… Những nguyên nhân này ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ và sự tích cực học tập của HS. Việc tổ chức dạy học chưa được chú trọng đúng mức, GV có sử dụng các PPDH tích cực nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả, vẫn còn một số GV sử dụng PPDH truyền thống, hiểu nhầm về hứng thú học tập của HS, ít liên hệ thực tiễn dẫn đến HS còn thụ động trong quá trình học tập, điều đó ảnh hưởng đến cách học của HS.

Hầu hết giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng PPDH bằng LĐTD là học sinh, giáo viên, chương trình môn học và cơ sở vật chất dạy học. Trong các yếu tố này thì hai yếu tố này HS và GV là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả vận dụng PPDH bằng LĐTD vào dạy học TN&XH 3.

Kết luận:

Vấn đề đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDTH nói riêng được quy định rõ trong các văn bản chỉ thị. Chương trình tiểu học mới đặt ra yêu cầu cao đối với việc học tập tích cực của học sinh và sự phát triển toàn diện về mọi mặt của HS. Chương trình mới nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập.

Qua điều tra, khảo sát thực tế, người nghiên cứu nhận thấy đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới dạy học nên việc tổ chức dạy học nói chung và dạy học TN&XH nói riêng đã có những điều chỉnh nhất định nhất là về phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học TN&XH lớp 3 còn nhiều hạn chế về cơ bản là chưa đổi mới, nhất là đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3

Một phần của tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)