Từ kết quả của mô hình hồi quy đơn biến, mục đích của phần này nhằm xác định xem ba nhân tố đặc trưng chính có ảnh hưởng đến độ trì hoãn giá khi kết hợp
với các nhân tố khác trong mô hình không. Đề tài tiến hành phân tích hồi quy đa biến với DELAY là biến phụ thuộc và các biến độc lập là các đặc trưng của công ty. Mô hình được cụ thể bởi ba phương trình sau:
DELAYit = β1 +β2LOGMCit +β3EPSit +β4FLit +β5PBit +β6PEit +β7CPit +β8SDit +β9TQWD (Mô hình 1)
DELAYit = β1 +β2LOGTOit +β3EPSit +β4FLit +β5PBit +β6PEit +β7CPit +β8SDit +β9TQWD (Mô hình 2)
DELAYit = β1 +β2LOGSTit +β3EPSit +β4FLit +β5PBit +β6PEit +β7CPit +β8SDit +β9TQWD (Mô hình 3)
Tác giả không đưa biến Tobin Q không nợ vào mô hình vì ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ của biến này với độ trì hoãn giá chỉ nhằm bổ sung, làm rõ mối quan hệ giữa biến Tobin Q có nợ với biến DELAY do đặc điểm riêng của thị trường cổ phiếu Việt Nam không có giao dịch công cụ nợ.
Để phân tích hồi quy đa biến đối với ba mô hình trên, tác giả lần lượt thực hiện phân tích dữ liệu bảng dựa vào mô hình các ảnh hưởng cố định và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên. Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn hai mô hình này.
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong các bảng 4.7 và 4.8.
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình các ảnh hưởng cố định
Biến phụ thuộc: DELAY
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value
LOGTO -0.044386 0.0005***
LOGST -0.041962 0.0188**
EPS -6.23E-08 0.9765 2.74E-06 0.0036 1.61E-06 0.2444 FL -0.00044 0.9901 0.022922 0.3793 0.022898 0.4478 PB -0.001026 0.134 -0.000632 0.3869 -0.000455 0.5186 PE 4.44E-05 0.2635 4.89E-05 0.2507 5.08E-05 0.262 CP 3.90E-07 0.0077*** 3.73E-07 0.000*** -7.95E-10 0.9958 SD 0.55248 0.4744 1.960879 0.1597 1.817633 0.2289 TQWD 0.005522 0.3176 0.000199 0.9756 0.005013 0.394 R2 0.202777 0.308912 0.290279 F-stat 1.086783 1.909882 1.747568 Giá trị Durbin- Watson 2.103212 2.453463 2.382803
Ghi chú: *,**,*** ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Kết quả phân tích hồi quy từ mô hình các ảnh hưởng cố định cho thấy quy mô công ty, vòng quay cổ phiếu đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; khối lượng giao dịch đạt mức ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này không thay đổi so với hồi quy đơn biến khi cả ba nhân tố đặc trưng này đều có mối tương quan âm với độ trì hoãn giá cổ phiếu.
Chúng ta cũng tìm thấy một kết quả tương tự đối với mô hình hồi quy đa biến các ảnh hưởng ngẫu nhiên (xem bảng 4.8). Quy mô công ty, vòng quay cổ phiếu và
khối lượng giao dịch đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và đều có quan hệ nghịch biến với độ trì hoãn trong việc điều chỉnh giá khi có thông tin thị trường mới.
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
Biến phụ thuộc: DELAY
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Hệ số p-value Hệ số p-value Hệ số p-value
LOGMC -0.0151 0.000***
LOGTO -0.03041 0.0052***
LOGST -0.02712 0.000***
EPS 2.43E-07 0.8417 7.15E-08 0.9693 -3.63E-07 0.8287 FL 0.01374 0.4821 2.94E-02 0.1131 0.019708 0.2758 PB -0.00094 0.1955 -0.00063 0.5286 -0.00043 0.5723 PE 1.73E-05 0.2225 1.15E-06 0.9435 3.72E-05 0.1369 CP 4.05E-07 0.0022*** 8.01E-08 0.3758 1.59E-07 0.114 SD 0.482758 0.5583 2.21E+00 0.0532* 1.549915 0.1219 TQWD 0.002986 0.5848 0.001784 0.7187 0.002017 0.7357
R2 0.057202 0.136895 0.165481
F-stat 3.018441 7.89076 9.865176
Durbin- Watson
Ghi chú: *,**,*** ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Kiểm định Hausman được xây dựng bằng việc sử dụng hồi quy với sai số chuẩn thông thường. Kiểm định này được sử dụng tiếp tục để so sánh giữa hai mô hình FEM và REM. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9. Với giá trị p-value rất lớn, đối với mô hình 1 và mô hình 3, ta có thể chấp nhận giả thuyết không và kết luận mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên REM thích hợp hơn. Mô hình 2 lại có giá trị p- value nhỏ hơn 5%, ta từ chối giả thuyết không và lựa chọn mô hình các ảnh hưởng cố định FEM.
Bảng 4.9. Kiểm định Hausman cho mô hình hồi quy đa biến
Biến phụ thuộc: DELAY
Giá trị Chi-sq.stat Giá trị prob. Mô hình 1 2.402155 0.9661 Mô hình 2 26.54272 0.0008 Mô hình 3 10.22062 0.2499
Tóm lại, qua kết quả của phân tích hồi quy đơn biến và đa biến, chúng ta có thể đưa ra kết luận các nhân tố đặc trưng của công ty tác động chủ yếu đến tốc độ điều chỉnh giá cổ phiếu đối với thông tin thị trường ở thị trường Việt Nam là quy mô công ty, vòng quay cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Khi các nhân tố khác không đổi, tại thị trường Việt Nam, các nhân tố này đều có mối quan hệ nghịch biến với độ trì hoãn giá hay có quan hệ đồng biến với tốc độ điều chỉnh giá khi có thông tin. Cụ thể:
(i) Quy mô công ty càng lớn thì tốc độ điều chỉnh giá càng nhanh. Chiang và cộng sự (2008) cho rằng công ty càng lớn thì càng nổi bật và được biết đến nhiều; do đó, nhà đầu tư sẽ chọn các cổ phiếu này vào danh mục đầu tư của mình. Lo và MacKinlay (1990) cũng chỉ ra tỷ suất sinh lợi của các công ty lớn sẽ dẫn dắt tỷ suất sinh lợi công ty nhỏ. Kết quả này phù hợp với thực tế TTCK Việt Nam. Ở thị trường Việt Nam, những cổ phiếu bluechips thường xuyên đóng vai trò dẫn dắt thị trường, ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của VN-Index. Nhóm cổ phiếu này thu hút khá nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch, nhất là những nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức. Theo nghiên cứu của Chordia và Swaminathan (2000), những công ty có số lượng nhà phân tích càng nhiều thì tốc độ điều chỉnh giá của cổ phiếu càng lớn. Nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài được xem là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ các kiến thức về chứng khoán và kỹ năng phân tích kỹ thuật; do đó, họ là có thể nắm bắt được những thông tin mới và ảnh hưởng của nó đến cổ phiếu. Điều này góp phần vào việc cải thiện tốc độ điều chỉnh thông tin của giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
(ii) Cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao có tốc độ điều chỉnh nhanh hơn cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp hơn. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Chordia và Swaminathan (2000), Chiang và Lin Tan (2008), Bae và cộng sự (2008), Prasanna và Menon (2012) và phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam. Ở TTCK Việt Nam, những cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao thường thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân. Chiếm tỷ lệ lớn trong số lượng nhà đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân thường mang tâm lý bầy đàn, đầu tư theo số đông, đầu tư vào những cổ phiếu được giao dịch nhiều; góp phần đẩy mạnh khối lượng giao dịch của những cổ phiếu này. Với khối lượng giao dịch lớn, giá cổ phiếu trở nên biến động hơn, nhạy cảm hơn với thông tin và do đó, tốc độ điều chỉnh với thông tin mới cũng nhanh hơn.
(iii) Thanh khoản cổ phiếu càng cao thì tốc độ hấp thụ thông tin càng lớn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian qua, thanh khoản là yếu tố quan trọng để nhiều nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu,
nhất là những nhà đầu tư “lướt sóng”. Nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, giống như các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn, các cổ phiếu thanh khoản có khả năng truyền tải thông tin thị trường nhanh hơn khi giá cả thay đổi linh động và tạo ra một tỷ suất sinh lợi biến thiên theo tỷ suất sinh lợi của thị trường. Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nhất với các kết quả nghiên cứu được thực hiện trước đây ở các thị trường khác trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các biến đặc trưng công ty với vai trò là biến kiểm soát đều không có ý nghĩa thống kê ở tất cả các mô hình. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả ở TTCK Ấn Độ. Ở TTCK Ấn Độ, độ bất ổn cổ phiếu, đòn bẩy tài chính và tỷ số Tobin Q đều có mối quan hệ với tốc độ điều chỉnh. Ở TTCK Việt Nam, số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ khá nhiều, trình độ phân tích chứng khoán còn thấp thì việc phân tích chi tiết các báo cáo tài chính, các tỷ số tài chính của các công ty còn hạn chế. Tâm lý đầu tư theo phong trào, theo bầy đàn, chỉ dựa vào những yếu tố dễ nhận thấy như khối lượng giao dịch, thanh khoản,… cũng là lý do khiến các chỉ tiêu tài chính của một công ty thường ít được quan tâm khi phân tích đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong ngắn hạn. Do đó, khi thông tin thị trường mới xuất hiện, không có mẫu hình chung nào về phản ứng của các cổ phiếu với sự khác biệt của các tỷ số này đối với thông tin mới, hay là không có mối liên hệ giữa các đặc trưng này với tốc độ điều chỉnh giá. Kết quả phù hợp với thực tế của TTCK Việt Nam.