Sau khi tiến hành phân tích đơn biến, đề tài tiếp tục thực hiện hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố tác động đến tốc độ điều chỉnh giá cổ phiếu. Phương pháp này cố gắng để tìm hiểu những ảnh hưởng kết hợp của tất cả các nhân tố đến độ trì hoãn giá bằng cách hồi quy mô hình gồm biến phụ thuộc DELAY và tất cả các biến độc lập.
Mô hình được cụ thể hóa bằng phương trình sau: DELAYit = β1 + βXit + uit
Với DELAYit là độ trì hoãn giá của cổ phiếu i tại năm t; Xit là vecto gồm tất cả các biến đặc trưng của công ty i tại năm t.
Phương trình hồi quy đa biến trên sẽ được ước lượng bằng cả mô hình các ảnh hưởng cố định FEM và mô hình các ảnh hưởng ngẫn nhiêm REM. Tương tự như hồi quy đơn biến, ta sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình nào tốt hơn. Cách thực hiện tương tự như được trình bày trong hồi quy đơn biến.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn và trình bày trong các phần trước, phần này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và các phân tích chi tiết các kết quả thu được. Phần này bắt đầu với việc thực hiện các thống kê mô tả các biến nghiên cứu. Tiếp theo, phân tích các kết quả hồi quy đơn biến và đa biến sử dụng các mô hình các ảnh hưởng cố định, mô hình ảnh hưởng chính giữa và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên; đồng thời, thực hiện kiểm định Hausman về việc lựa chọn giữa hai mô hình hồi quy dữ liệu bảng chính – mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Ngoài ra, đề tài còn thực hiện một số kiểm định về tính dừng của các biến nghiên cứu, kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi. Cuối cùng, tác giả thực hiện hồi quy mô hình trong thời kỳ khủng khoảng 2008-2011 để có cơ sở bền vững hơn cho kết luận của đề tài.
4.1. Thống kê mô tả:
Phương pháp thống kê mô tả sẽ cung cấp các đặc điểm như trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch tiêu chuẩn của các biến nghiên cứu. Kết quả các thống kê này được trình bày trong bảng dưới đây. Trong đó, “overall” là các giá trị đại diện cho tổng thể, “between” là các giá trị chéo giữa các công ty, và “within” đại diện cho các giá trị của chuỗi thời gian.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập
Variable Mean Std. Dev. Min Max
Delay overall 0.6546467 0.0924709 0.527961 0.9960772 between 0.0379284 0.576894 0.7603634
within 0.0844293 0.430864 0.9787038 EPS overall 3485.479 3123.838 -10332 25563 between 2057.387 -50 9118.833 within 2340.213 -7811.855 20652.31 FL overall 0.418629 0.2015912 0.026759 1.168267 between 0.1767241 0.087483 0.7938935 within 0.0983426 -0.00643 0.8911924 PB overall 2.307226 7.269245 -18.17797 122.8216 between 3.087625 -2.005967 22.52656 within 6.568075 -18.88546 102.6023 PE overall 20.21108 97.74601 -120.4261 1820.374 between 45.82892 -9.375926 381.7303 within 86.12148 -360.3543 1458.855 CP overall 42610.7 48461.07 3843.6 416328.6 between 28762.97 12956.61 145272.2 within 38881.18 -52142.36 339008.4 SD overall 0.0305816 0.0089191 -0.0053 0.0988024 between 0.0040205 0.020027 0.04639 within 0.0079595 0.005255 0.0829941
TQWD overall 1.616131 1.832941 0.14927 21.94282 between 0.9867485 0.64357 6.816816 within 1.540215 -3.949983 16.74213 TQWOD overall 1.197502 1.855092 0.030212 21.76062 between 1.048157 0.333614 6.613242 within 1.525688 -4.441779 16.34488 MC overall 2.19E+12 7.15E+12 3.96E+10 8.34E+13
between 5.90E+12 8.39E+10 4.27E+13
within 3.96E+12 - 2.17E+13 4.37E+13 TO overall 0.0044142 0.0047854 0.00011 0.0319916 between 0.0030497 0.00057 0.0136848 within 0.0036845 -0.006251 0.0237703 ST overall 113046.1 211352.8 1138 2204026 between 161823.2 8564 843084.8 within 134974.5 -619673.7 1473987
Để xác định các giá trị của biến DELAY, thực hiện phân tích hồi quy mô hình beta của Dimson dựa trên cơ sở kiểm soát các vấn đề tự tương quan, phương sai thay đổi và ý nghĩa của mô hình hồi quy. Kết quả hồi quy xác định giá trị DELAY cho từng công ty trong từng năm cho thấy có 13 mô hình lấy từ dữ liệu tỷ suất sinh
lợi của công ty và tỷ suất sinh lợi của thị trường trong một năm cụ thể không có ý nghĩa thống kê. Giá trị DELAY không thể tính được từ các mô hình không có ý nghĩa này; do đó, tác giả loại 13 quan sát này ra khỏi mẫu nghiên cứu. Vì vậy, từ 420 quan sát ban đầu, kết quả hồi quy chỉ xác định được 407 giá trị của biến DELAY, tương ứng với 407 quan sát cuối cùng cho mẫu nghiên cứu của đề tài.
Từ bảng thống kê mô tả, ta thấy giá trị DELAY trung bình của tổng thể 0.6546467 với độ lệch chuẩn là 0.0924709, giá trị nhỏ nhất là 0.527961 và giá trị lớn nhất xấp xỉ 1, có thế nói rằng ở thị trường Việt Nam, tin tức mới từ thị trường được hấp thụ bởi các công ty trong thời gian tương đối dài. Độ lệch chuẩn của DELAY giữa các công ty thấp, trong khi độ lệch chuẩn theo thời gian lại cao, điều đó cho thấy sự biến động của DELAY giữa các công ty không nhiều, nhưng giá trị DELAY thay đổi khá nhiều theo thời gian trong giai đoạn 2007 – 2012. Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy giá trị DELAY tăng, giảm tuần tự qua các năm; năm 2008, giá trị DELAY giảm mạnh so với năm trước đó; và giai đoạn 2008 -2010, giá trị này có xu hướng giảm so với năm 2007. Từ đó có thể nhận định rằng trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ điều chỉnh đối với thông tin của giá cổ phiếu ở Việt Nam có xu hướng diễn ra nhanh hơn. Bắt đầu từ năm 2011, giá trị DELAY tăng mạnh trở lại và có sự giảm nhẹ trong năm 2012, tốc độ hấp thụ thông tin mới giảm đi khi nền kinh tế có nhiều dấu hiệu khôi phục.
Bảng 4.2. Giá trị độ trì hoãn giá trung bình DELAY qua các năm
Năm DELAY Trung bình 2007 0.6911244 2008 0.5939233 2009 0.630906
2010 0.6279033
2011 0.7024653
2012 0.6884081
Biểu đồ 4.1. Biến động của giá trị DELAY trung bình qua các năm
Bảng 4.1. còn trình bày thống kê mô tả của các biến độc lập là các đặc trưng của công ty. Trong số các biến độc lập, tỷ số giá trên thu nhập PE có giá trị trung bình là 20.21108 với độ lệch tiêu chuẩn tổng thể là 97.74601, chứng tỏ độ biến động khá cao. Biến tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách PB cũng có độ bất ổn tương đối cao với giá trị trung bình là 2.307226 và độ lệch tiêu chuẩn là 7.269245. Ngoài ra, hai biến giá trị vốn hóa thị trường MC và khối lượng giao dịch ST cũng độ lệch tiêu chuẩn tổng thể khá cao so với các biến khác. Các biến đặc trưng còn lại có độ bất ổn tương đối thấp. Tiêu biểu là biến đòn bẩy FL với giá trị trung bình là 0.418629 tương ứng với một độ lệch chuẩn tổng thể 0.2015912.
Độ lệch tiêu chuẩn được chia thành “between” và “within”. Có một kết quả hỗn hợp khi so sánh tính hiệu quả của độ lệch tiêu chuẩn các biến giữa “between”
0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.64 0.66 0.68 0.7 0.72 1 2 3 4 5 6 DELAY Trung bình DELAY Trung bình
và “within”. Độ lệch tiêu chuẩn giữa các công ty (between) thì cao hơn độ lệch tiêu chuẩn theo thời gian (within) đối với các biến: đòn bẩy FL, giá trị vốn hóa thị trường MC, và khối lượng giao dịch ST. Trong khi đó, độ lệch tiêu chuẩn theo thời gian (within) lại cao hơn đối với các biến: thu nhập mỗi cổ phần EPS, tỷ số giá trên thu nhập PE, tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách PB, giá cổ phiếu, độ lệch tiêu chuẩn, tỷ số Tobin Q có nợ, Tobin Q không nợ, và vòng quay cổ phiếu TO. Dù có sự biến động khác nhau, nhưng nhìn chung không có biến nào có giá trị bất biến theo thời gian và bất biến giữa các công ty.