Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 32)

Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng nhƣ quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:

a)Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thƣờng gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản.

Tỷ số này đƣợc tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản.

Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết:

- Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ tƣơng ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn)

b)Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu, thƣờng gọi là tỷ số nợ (D/E), đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tƣơng quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.

GVHD: Lê Thị Thu Trang 20 SVTH: Ngô Gia Học Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết:

- Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp - Mối quan hệ tƣơng ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

c) Tỷ số khả năng trả lãi hay tỷ số trang trải lãi vay

Sử dụng nợ nói chung tạo ra đƣợc lợi nhuận cho công ty nhƣng cổ đông chỉ có lợi nhuận khi nào tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không, công ty sẽ không có khả năng trã lãi và gánh nặng lãi vay gây thiệt hại cho cổ đông. Để gánh khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi.

Tỷ số này đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (EBIT) chia cho chi phí lãi vay.

Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mặt ý nghĩa, nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không.

d)Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả lãi chƣa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì ngoài lãi ra doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản khác chẳng hạn nhƣ tiền thuê tài sản. Do đó, chúng ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung. Để đo lƣờng khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả nợ.

Tỷ số này đƣợc xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán cộng khấu hao và. EBIT chia cho giá trị nợ gốc và lãi phải thanh toán.

Tỷ số này đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn nhƣ doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trƣớc thuế.

GVHD: Lê Thị Thu Trang 21 SVTH: Ngô Gia Học

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 32)