2.3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh các việc thu, chi và thanh toán. Tuy nhiên các khoản thu, phải cần có một khoản thời gian nhất định mới thanh toán đƣợc. Còn thời gian thanh toán dài hay ngắn là hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của Nhà nƣớc, phƣơng thức thanh toán đƣợc áp dụng hiện hành và sự thỏa thuận giữa hai bên.
Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân mọi sự ngƣng trệ, trì hoãn các khoản thanh toán nhằm tiến tới làm chủ về mặt tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
GVHD: Lê Thị Thu Trang 14 SVTH: Ngô Gia Học
a) Phân tích các khoản phải thu
Để phân tích các khoản phải thu thì cần so sánh tổng số các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm, kể cả số tuyệt đối và số tƣơng đối, nhằm đánh giá chung tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó, cần xem xét các chỉ tiêu:
- Khoản phải thu của khách hàng.
- Khoản ứng trƣớc cho ngƣời bán.
- Khoản thu nội bộ.
- Khoản tạm ứng cho công nhân viên.
- Tài sản thiếu chờ xử lý.
- Các khoản phải thu khác.
b) Phân tích các khoản phải trả
Để phân tích các khoản phải trả cần so sánh tổng số các khoản phải trả cuối kỳ so với đầu năm, kể cả số tuyệt đối và số tƣơng đối. Trong đó cần xem xét các chỉ tiêu sau đây:
- Khoản phải trả cho ngƣời bán
- Khoản ngƣời mua ứng trƣớc
- Khoản nộp vào ngân sách Nhà nƣớc
- Khoản phải trả cho cán bộ nhân viên
- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả
- Khoản phải trả khác.
2.3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán.
Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tƣơng lai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua nhóm tỷ số thanh khoản.
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản tổng hợp, tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh.
GVHD: Lê Thị Thu Trang 15 SVTH: Ngô Gia Học
a) Tỷ số thanh khoản tổng hợp
Tỷ số thanh khoản tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ số thanh khoản tổng hợp là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nếu K ≥ 1: Doanh nghiệp có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định hoặc khả quan.
Nếu K < 1: Doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết nợ, thực trạng tài chính của doanh nghiệp là không bình thƣờng, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và hoạt động tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu không lành mạnh.
Nếu K càng nhỏ hơn 1: Phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán và thậm chí doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
b) Tỷ số thanh khoản hiện thời
Tỷ số thanh khoản hiện thời đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị tài sản lƣu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả.
Giá trị tài sản lƣu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả ngƣời bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán.
c) Tỷ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị tài sản lƣu động nhƣng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản lƣu động kém thanh khoản khác, chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả.
GVHD: Lê Thị Thu Trang 16 SVTH: Ngô Gia Học Về mặt ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh