0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 87 -87 )

. 1 Cơ cấu tổ chức

5.2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Đẩy mạnh cho vay ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng, chi nhánh không nên tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay cá thể hộ gia đình vì họ thật sự có nhu cầu vay và mong muốn được vay.

76

Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

Để thu hút nhiều khách hàng thì Chi nhánh nên triển khai chủ trương cho vay “nhanh – gọn – cao”, nhanh về thời gian giải quyết hồ sơ, gọn về thủ tục pháp lý, cao về lãi suất cho vay, với chủ trương này vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, vừa đạt lợi nhuận cao có thể bù đắp cải thiện lãi huy động tăng cao.

Tiếp tục tăng đầu tư vào ngành nông nghiệp nhằm cung ứng vốn thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu tăng cho vay vào nông nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ tăng do đặc điểm của ngành nghề là mang nhiều rủi ro do đó cán bộ tín dụng sẽ làm việc tích cực hơn để phân tích, đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung và dài hạn … Thường xuyên cập nhật các thông tin v ề kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm, … để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

Xây dựng hệ khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình trả nợ và lãi của khách hàng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua thư điện thoại, gửi thư thông báo… cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.

5.2.3. Những giải há tăng th nh p

Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.

77

Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy các sản phẩm cho vay “ nhanh - nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao.

Bên cạnh việc tăng cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ như thường xuyên thăm hỏi, thăm dò khách hàng và đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phục vụ tận nhà, phục vụ trọn gói cho từng loại khác hàng.

Tiếp tục giữ chân khách hàng cũ, tăng cường tiếp thi khách hàng mới để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm tăng thu dịch vụ.

Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có ưu thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa … Tăng cường nhân sự cho quan hệ khách hàng, hỗ trợ, giao dịch viên quỹ để xử lý nhanh giao dịch.

Ưu tiên xét duyệt tín dụng về lãi suất cho các khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.

5.2.4. Những giải pháp giảm chi phí

Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng tăng lợi nhuận, ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề này. Cụ thể là phải lập định mức chi phí, định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của ngân hàng mình. Ngoài ra các nhân viên phải hạn chế tối đa việc lãng phí vật liệu, giấy tờ in, tuyệt đối không được sử dụng điện thoại vào việc riêng. Các cấp lãnh đạo phòng ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong kiểm soát chi phí, đưa ra chế độ thưởng phạt hợp lý.

5.2.5. Giải pháp nâng cao công tác quản trị, chất ượng nguồn nhân lực

Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng.

Ngoài các chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo và Hội sở, Chi nhánh sẽ thường xuyên thực hiện việc tự đào tạo, hội thảo chuyên đề theo định kỳ hàng tuần, tháng, … để không ngừng nâng cao và củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể các bộ nhân viên Chi nhánh.

78

Sắp xếp, định biên nhân sự nhằm tăng năng suất lao động, bố trí, phân công, phân nhiệm nhân sự các phòng ban một cách hợp lý, đúng sở trường, tăng hiệu suất lao động của từng người nhằm đảm bảo hoạt động toàn Chi nhánh phát triển an toàn và bền vững.

79

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động và phát triển Eximbank n Giang đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn Ngân hàng cũng không ngừng vượt qua để góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung và An Giang nói riêng. Nhìn chung thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để xem lại lợi nhuận cho ngân hàng. uôn khách quan hóa để nhìn nhận và đánh giá bản thân bao giờ cũng là điều không đơn giản. Thế nhưng, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM luôn có một nhu cầu tự thân là phân tích, nhận định về hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính bản thân Ngân hàng mình. Công việc ấy đòi hỏi phải được làm thường xuyên để cung cấp thông tin cho nhà quản trị Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai.

Cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh Ngân hàng, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó, Eximbank An Giang cũng không là ngoại lệ. hân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công cụ đắc lực giúp cho nhà quản trị Eximbank An Giang nắm bắt được hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để đưa ra những giải pháp kịp thời.

Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm 009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 01 , đã phần nào đánh giá được tình hình hoạt động chung của Eximbank n Giang qua các năm đó. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tốt qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao ở doanh số cho vay, dư nợ, tình hình nợ quá hạn của ngân hàng luôn ở mức thấp. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của minh trên địa bàn. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng cho thấy trong quá trình kinh doanh của mình Eximbank An Giang đã từng bước mở rộng hoạt động, dần dần đa dạng hóa các sản phẩm, thận trọng trong cho vay, đảm bảo khả năng thanh khoản, ngân hàng đã dần tự chủ về mặt tài chính, điển

80

hình là vốn điều chuyển mà chi nhánh nhận từ hội sở qua năm đã giảm một cách đáng kể và vốn huy động qua năm đều tăng. Ngoài ra, doanh số thu nợ trung bình đạt trên 97% và tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cũng giảm dần qua thời gian phân tích. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ giảm và ở mức thấp so với trung bình ngành cho thấy khả năng kiểm soát nợ rất tốt của ngân hàng. Tuy nhiên cần phải chú ý về khả năng thanh khoản vì chỉ tiêu này có tăng nhưng vẫn thấp so với các tiêu chuẩn qui định. Nhưng có thể khẳng định một điều là ngân hàng có khả năng sinh lời cao RO đạt trên 1 trong suốt năm 00 -2011 vẫn được duy trì ngay cả trong thời kì khủng hoảng. Đây là những thành công mà ban lãnh đạo và đội ngũ nhân sự đã đạt được trong thời gian qua.

Do xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngân hàng và chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các ngân hàng trong nước nói chung và Eximbank An Giang nói riêng phải có hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. Để tồn tại và phát triển, Ngân hàng cần phải có những phương pháp quản trị thích hợp, khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh của mình nhằm đem lại lợi ích cho người dân trên địa bàn cũng như cho chính bản thân Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng cũng như qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh em xin đưa ra một số kiến nghị, mong góp phần thiết thực vào hoạt động của ngân hàng

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2. . Đối với á ơ an iên an

Chính quyền địa phương cần công bố chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội để hệ thống NHTM nói chung và Eximbank An Giang nói riêng có hướng đầu tư và phát triển đúng đắn.

Chỉ đạo các sở ban ngành thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, để các Ngân hàng trên địa bàn đều phải tuân theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Eximbank An Giang trong việc cung cấp thông tin khách hàng, các giấy tờ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Các đơn vị có liên quan cần đơn giản hóa

81

thủ tục, các loại giấy tờ công chứng và giải quyết nhanh các hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch.

6.2.2. Đối với Ng n h ng thương mại cổ phần xuất nh p khẩu Việt Nam

Cần thường xuyên theo dõi hoạt động của chi nhánh thông qua các báo cáo hay các cuộc họp với ban lãnh đạo chi nhánh để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động.

Khi Ngân hàng áp dụng những chính sách hoặc ban hành các văn bản xuống các chi nhánh, phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, miền hay nói cách khác là nơi mà chi nhánh đang đặt trụ sở.

Hội sở chính nên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại cho Eximbank An Giang, tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Xem xét, sửa đổi về mặt quy chế hoạt động để tạo tính chủ động trong kinh doanh cho các chi nhánh nắm bắt thời cơ kinh doanh, giao quyền chủ động và linh hoạt cho Giám đốc chi nhánh trong việc thực thi lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn.

Hội sở cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo đội ngũ chuyên viên giỏi, các chuyên gia, nhà quản trị theo hướng chuyên môn hoá các lĩnh vực Ngân hàng.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, 00 . “Tiền tệ - Ngân hàng”, NXB Thống kê.

2. ThS. Thái Văn Đại, 010 . “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Trường Đại Học Cần Thơ.

3. ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 010 . “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Cần Thơ.

4. TS. Bùi Văn Trịnh, 008 . Bài giảng môn hân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.

5. Trang web Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam: www.eximbank.com.vn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 87 -87 )

×