Tài sản có thanh khoản/tổng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh an giang (Trang 82)

. 1 Cơ cấu tổ chức

4.5.2. Tài sản có thanh khoản/tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản của Eximbank n Giang năm 00 , và năm 010 có sự khác biệt lớn, tỷ lệ này tăng vào năm 010 và tăng khoản 6,60% nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản có thanh khoản cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Chỉ số này cao là do lượng tiền gửi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản có thanh toán như ta đã xem xét về cơ cấu tiền gửi ở phần trên. Với hiện trạng thanh khoản hiện nay thì Eximbank An Giang được xem là có khả năng thanh khoản tốt. Bên cạnh các chỉ tiêu trên, ta cũng có thể nhìn nhận khả năng thanh toán của Eximbank thông qua việc đảm bảo tỷ lệ thanh toán. Eximbank An Giang luôn đảm bảo thực hiện tốt quy định của NHNN về trích lập quỹ đảm bảo thanh toán để có thể luôn giải quyết tốt các vấn đề thanh khoản có thể xảy ra. Nhưng đến năm 011 chỉ tiêu này là , 6% tăng , % so với năm 2010, đó là do tài sản thanh khoản và tổng tài sản chỉ tăng lần lượt là 31,39% và 19,06%, nó cho biết cứ trên 100 đơn vị tài sản thì có 24,46 đơn vị tài sản có thể thanh khoản. Nguyên nhân tiền gửi liên tiếp tăng là do thu nhập của người dân trên địa bàn ngày càng ổn định, hoạt động Ngân hàng ngày càng hiện đại, tiếp cận được với đại đa số các đối tượng khách hàng, ngoài ra cũng do một phần từ sự nỗ lực của Ngân hàng, luôn làm mới các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức như tiền gửi bậc thang, tiền gửi ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn, tiền gửi góp vốn, rút gốc linh hoạt,… kèm theo những chương trình khuyến mãi giá trị giữ chân khách hàng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.

4.5.3. Tổng hợp các ch số thanh khoản 6 tháng đầ năm 20 2

Tiếp theo ta sẽ phân tích các chỉ số này trong 6 tháng 2012 so với 6 tháng 2011 nhằm có sự so sánh chính xác đối với các chỉ tiêu qua những tháng đầu của năm 01 dựa vào các số liệu có trong bảng 15 làm căn cứ phân tích.

Tài sản thanh khoản/vốn huy động

Dựa vào bảng số liệu bên dưới ta thấy chỉ tiêu tài sản thanh khoản/vốn huy động tăng gấp đôi so với 6 tháng 2011, nên làm cho chỉ tiêu này vào 6 tháng 2012 là 26,0 % có nghĩa là trên 100 đơn vị vốn huy động thì được đảm bảo bằng 6,0 đơn vị tài sản có thể thanh toán. Có thể lý giải là do nguồn vốn huy động của kì sau tăng cao hơn kì trước, đồng thời tài sản có thanh khoản cũng tăng cao do tiền gửi của các TCTD tăng đột biến, có thể giải thích do trong giai

71

đoạn này Eximbank đã mở ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu nhập của người dân trên địa bàn ngày càng ổn định, hoạt động Ngân hàng ngày càng hiện đại, tiếp cận được với đại đa số các đối tượng khách hàng đã tạo niềm tin và uy tín từ phía người dân và các tổ chức, đẩy mạnh nguồn tài sản có thanh khoản nên làm cho chỉ tiêu này tăng cao vào 6 tháng đầu 2012. Một mặt cho thấy nhu cầu thanh khoản càng ngày càng lớn vì vậy ngân hàng cần phải chủ động chuẩn bị tiền để đảm bảo thanh toán cho nhu cầu này.

Bảng 15: CÁC CH Ố THANH KHOẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 20 2

ĐVT: Triệu đồng

Ch tiê Năm 6/20 2 với 6/20

6 - 2011 6 - 2012 Giá trị %

Tổng tài sản 542.951 787.003 244.052 44,95

Tổng dư nợ 486.246 666.724 180.478 37,12

Tài sản có thanh khoản 72.215 203.395 131.180 181,65

- Tiền mặt 10.766 40.452 29.686 275,75

- Tiền gửi NHNN 7.607 30.851 23.244 305,57

- Tiền gửi TCTD 53.843 132.092 78.250 145,33

Tổng VHĐ 536.158 781.387 245.229 45,74

Tài sản có thanh khoản/ VHĐ 13,47 26,03 12,56 93,26

Tài sản có thanh khoản/ TS 13,30 25,84 12,54 94,31

(Nguồn: Phòng kế toán – Ngân hàng TMCP im ank n Giang)

Tài sản có thanh khoản/ tổng tài sản

Chỉ tiêu này tăng thêm gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân là tốc độ tăng tài sản có thanh khoản cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản nên đã làm cho tỷ lệ này tăng lên, nhìn vào bảng số liệu ta thấy điều này có nghĩa là trên 100 đơn vị tài sản thì có 25,84 đơn vị có thể dùng cho việc thanh toán. Cho thấy mức độ thanh khoản là lớn nên ngân hàng cần phải có khả năng thanh khoản tốt nhằm đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Năm 01 là một năm mở đầu với những biến động về mặt kinh tế rất lớn, tình hình đầu tư kinh doanh của người dân cũng tăng lên nên việc đáp ứng tất cả các biến động đó ngân hàng cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn vì thế ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi xuất thấp) và cho vay số tiền với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn .

72

Nhìn chung, ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng trong thời gian qua, điều này được chứng minh qua tỷ lệ tài sản có thanh khoản/vốn huy động từ năm 009 đến tháng 6 năm 012 đều tăng. Việc quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện tốt thông qua việc tuân thủ các hạn mức thanh khoản theo quy định, theo dõi, đánh giá, giám sát và báo cáo trạng thái thanh khoản, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, khả năng chi trả và hệ số an toàn vốn. Eximbank cũng đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đối với tình trạng thiếu hụt tạm thời và các biện pháp xử lý kịp thời và xây dựng các phương án dự phòng và biện pháp đối phó trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản. Với dự quản lý chặc chẽ dòng tiền ra, vào của chi nhánh trên cơ sở quản lý nguồn vốn tập trung đã giúp cho Eximbank n Giang không chỉ quản lý tốt về thanh khoản mà còn tăng hiệu quả sử dụng vốn tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

73

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP

KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG

5.1. CƠ Ở ĐỀ RA GIẢI PHÁP

5.1.1. Kết quả đã đạt đượ a á năm

Trước tiên là năng lực tài chính của ngân hàng, qua phân tích ở chương ta có thể thấy được ngân hàng dần chủ động về nguồn vốn, vốn điều chuyển mà chi nhánh nhận từ hội sở đã giảm rõ rệt qua năm, điều này chứng tỏ chi nhánh đã dần tự chủ về nguồn tài chính.

Tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng cao liên tục qua các kỳ, đây là nhóm tài sản chủ yếu mang lại nguồn thu nhập cho Eximbank An Giang, đồng thời cũng là nhóm tài sản ẩn chứa nhiều rủi ro nhất.

Hiện trạng thanh khoản hiện nay của Eximbank An Giang được xem là có khả năng thanh khoản tốt với mức tỷ lệ thành phần tiền biến động luôn được giữ ở mức tốt.

Cùng với mức tăng của thu nhập hàng năm cao hơn chi phí nên luôn đảm bảo cho Ngân hàng thu được lợi nhuận, qua các năm lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng theo hướng tích cực.

Chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao điển hình là ngoài đội ngũ phục vụ tại ngân hàng, chi nhánh còn thiết lập đội ngũ tư vấn khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với các hồ sơ tín dụng cá nhân đã được thực hiện, rút ngắn thời gian trung bình xử lý giao dịch. Quy trình nghiệp vụ được cải tiến ngày càng đơn giản, gọn nhẹ, thời gian giải ngân ngày càng ngắn hơn.

Với những chính sách đúng đắn và sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo cùng với toàn thể nhân viên trong Ngân hàng đã góp phần làm gia tăng tổng nguồn vốn cũng như vốn huy động của Ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn trong năm 011 và 6 tháng đầu năm 01 đã có cải thiện hơn trước, có mang tính đặc thù riêng. Góp phần đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

74

nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra Ngân hàng cũng triển khai kịp thời các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của khách hàng, phù hợp với nhu cầu đặt ra. Chú trọng đúng mức công tác tiếp thị, quảng bá với nhiều hình thức giúp khách hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm mới.

Công tác thu hút khách hàng và mở rộng thị trường của Eximbank An Giang trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công, đồng thời uy tín của Ngân hàng ngày càng được khẳng định hơn đối với người dân, từ đó giúp cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng tốt.

Cán bộ nhân viên Ngân hàng là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm, hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng lẫn những nhân viên mới có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Và đa số nhân viên là người dân ở địa phương nên hiểu rõ về đời sống, đặc điểm kinh tế trên địa bàn nên có cái nhìn, đánh giá chính xác, đúng đắn hơn về tình hình tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định của tín dụng qua từng năm.

5.1.2. Những hạn chế còn tồn tại

Cơ cấu tài sản có chưa thật sự đa dạng, nhóm tài sản sinh lời chỉ chủ yếu cho vay khách hàng.

Hiện nay công tác huy động vốn chỉ thực hiện trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – An Giang là chủ yếu, chưa mở rộng đến các đối tượng khách hàng ở nông thôn và các quận huyện lân cận.

Các mô hình đo lường rủi ro chưa được ứng dụng nhiều và phổ biến.

Công tác tuyên truyền, marketing tốt nhưng chủ yếu là trên báo đài nên người dân ít được biết đến.

Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi cho vay. Qua đó, ta thấy các nguồn thu của Ngân hàng chưa thật sự đa dạng. Thu nhập ngoài lãi vẫn còn hạn chế qua các năm nên Ngân hàng cần chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ kèm theo nhằm làm tăng thêm thu nhập và giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn quá thấp, sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng lại không nổi trội hơn so với các đối thủ cạng tranh nên không hấp dẫn khách hàng

75

Tình hình nhân lực tại Ngân hàng đang thiếu, do đó khối lượng công việc của mỗi nhân viên là rất cao.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH AN GIANG DOANH TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH AN GIANG

5.2.1. Những giải pháp nâng cao hiệu quả h đ ng vốn

Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc hợp lý – ưu đãi như: tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cuối kỳ, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như: lãi suất thưởng trên số tiền gửi tăng dần, hoặc rút thăm trúng thưởng nhà, xe. Tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng công khai nhằm tạo uy tín và cơ hội quảng bá tên tuổi.

Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, các chương trình từ thiện, …Ngoài ra ngân hàng cần phải tiếp thi trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mời doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi nhánh, sau đó kêu gọi doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu và các tiện ích kèm theo của Eximbank đến với khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị đến các tiệm vàng để huy động tiền gửi bằng vàng và USD và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để ngân hàng nhanh chóng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng trên địa bàn.

Quan tâm hơn các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là đẩy mạnh dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối, tăng cường tiện ích trên thẻ ATM.

Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị với công nghệ hiện đại, tài sản cố định để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.

5.2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Đẩy mạnh cho vay ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng, chi nhánh không nên tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay cá thể hộ gia đình vì họ thật sự có nhu cầu vay và mong muốn được vay.

76

Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

Để thu hút nhiều khách hàng thì Chi nhánh nên triển khai chủ trương cho vay “nhanh – gọn – cao”, nhanh về thời gian giải quyết hồ sơ, gọn về thủ tục pháp lý, cao về lãi suất cho vay, với chủ trương này vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, vừa đạt lợi nhuận cao có thể bù đắp cải thiện lãi huy động tăng cao.

Tiếp tục tăng đầu tư vào ngành nông nghiệp nhằm cung ứng vốn thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu tăng cho vay vào nông nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ tăng do đặc điểm của ngành nghề là mang nhiều rủi ro do đó cán bộ tín dụng sẽ làm việc tích cực hơn để phân tích, đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung và dài hạn … Thường xuyên cập nhật các thông tin v ề kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm, … để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

Xây dựng hệ khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình trả nợ và lãi của khách hàng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua thư điện thoại, gửi thư thông báo… cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.

5.2.3. Những giải há tăng th nh p

Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.

77

Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy các sản phẩm cho vay “ nhanh - nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao.

Bên cạnh việc tăng cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh an giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)