Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu kế toán cho vay và giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú (Trang 68)

59

Để thấy đƣợc hiệu quả của hoạt cho vay ta có một số chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau: Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ, nợ xấu trên tổng dƣ nợ, hệ số thu nợ, ...

4.3.5.1 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ hay còn gọi là tỷ lệ nợ quá hạn, nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả cho vay cũng nhƣ hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả trong việc cho vay càng cao và ngƣợc lại tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả trong việc cho vay càng thấp vì nó cho thấy rõ Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng tài chính, gây mất lòng tin đối với khách hàng. Tại Ngân hàng, tỷ lệ này có tốc độ giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012, cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 1.82% đến năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 1,25% và tiếp tục giảm còn 1,19% năm 2012. Điều đó khẳng định Ngân hàng đã sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, kết quả này đạt đƣợc là nhờ Ngân hàng có các giải pháp hữu hiệu và sự tích cực trong việc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để có thể giảm thiểu rủi ro nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng trở lại ở 6 tháng đầu năm 2013 với 1,81%, đây đang là vấn đề đƣợc cán bộ Ngân hàng quan tâm và theo dõi chặt chẽ.

4.3.5.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Hay còn gọi là tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Giống nhƣ phần tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng cao thì khẳng định hoạt động cho vay của Ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu khá cao với tỷ lệ 1,67% do trong năm này kinh tế huyện gặp nhiều khó khăn nhƣ giá cả có nhiều biến động, dịch bệnh hoành hành làm ảnh hƣởng đến sản lƣợng thu hoạch nên các khoản nợ quá hạn, nợ

60

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2010 2011 2012 6T2012 6T2013

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 447.374 569.393 749.124 380.683 403.096 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 407.194 522.331 743.374 390.788 386.616

3. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 257.559 304.621 310.371 294.496 326.851 4. Nợ quá hạn Triệu đồng 4.684 3.820 3.687 3.168 5.923 5. Nợ xấu Triệu đồng 4.296 2.786 2.887 3.454 3.006 6. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 239.051 281.090 307.496 - 310.674 7. Nợ quá hạn/tổng dƣ nợ (4)/(3) % 1,82 1,25 1,19 1,08 1,81 8. Nợ xấu/tổng dƣ nợ (5)/(3) % 1,67 0,91 0,93 1,17 0,92 9. Vòng quay vốn tín dụng (2)/(6) Vòng 1,70 1,86 2,42 - 1,24 10. Hệ số thu nợ (2)/(1) % 91,02 91,73 99,23 102,65 95,91

61

xấu của Ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng nằm ở mức khá cao. Sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống với tỷ lệ đáng kinh ngạc chỉ còn 0,91% và tăng rất nhẹ ở năm 2012 với 0,93%. Từ đó cho thấy tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm 2010 – 2012 đã có sự giảm xuống đáng kể, điều đó nói lên đƣợc Ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả và luôn kiểm soát đƣợc nợ xấu ở mức cho phép. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu là 0,92% bằng với năm 2011 nhƣng đã giảm đi nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012 là 1,17%. Đây là kết quả của việc tích cực thu hồi nợ của cán bộ tín dụng và các biện pháp hữu hiệu của Ngân hàng.

4.3.5.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu khá quan trọng dùng để đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng phản ánh đƣợc Ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. Nhìn chung, hệ số này luôn có chiều hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 1,7 đến năm 2011 tăng lên 1,86 và tiếp tục tăng nhanh ở năm 2012 lên 2,42 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng tăng cƣờng cho vay ngắn hạn và hạn chế các khoản vay trung và dài hạn nên việc cho vay,thu nợ đƣợc diễn ra trong cùng một năm kéo theo đó doanh số thu nợ của năm cũng tăng lên làm hệ số này tăng theo. Trong 6 tháng đầu năm nay, vòng quay vốn chỉ đạt 1,23 vòng, mặc dù giảm hơn nhiều so với những năm trƣớc nhƣng vẫn nằm ở con số lớn hơn 1 vòng đƣợc đánh giá là con số khá tốt. Ngân hàng cần có biện pháp làm vòng quay vốn tăng lên để nâng cao hiệu quả tín dụng, tăng khả năng đầu tƣ và tăng thêm lợi nhuận.

4.3.5.4 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đã cho khách hàng vay và hiệu quả sử dụng, thu hồi vốn của khách hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình cho vay – thu nợ càng đạt hiệu quả cao và ngƣợc lại. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ sự biến đổi của hệ số thu nợ theo chiều hƣớng tăng dần điều đó khẳng định nguồn vốn cho vay ngày càng đƣợc đảm bảo an toàn. Cụ thể năm 2010, hệ số này là 91,02% sang năm 2011 là 91,73% mặc dù tăng rất nhẹ những đó cũng là sự chuyển biến đáng mừng đến năm 2012 có sự thay đổi lớn làm con số này tăng lên bất ngờ đạt 99,23%. Nguyên nhân của việc tăng vƣợt bật này là do doanh số thu nợ tăng lên, một phần là do thu đƣợc từ các khoản nợ quá hạn và phần khác thu đƣợc nợ vì việc làm ăn của ngƣời dân đạt hiệu quả kinh tế cao nên việc thu hồi dễ dàng. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ lên đến 102,65% nhƣng đến 6 tháng đầu năm nay hệ số này có sự giảm xuống chỉ còn 95,91%, tuy có sự suy giảm

62

nhƣng Ngân hàng vẫn tích cực trong việc đƣa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng hạn và đƣa hệ số này tăng lên mức cao nhất.

63

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN

TRÀ CÚ

5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ CÚ

Một phần của tài liệu kế toán cho vay và giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú (Trang 68)