- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nội dung kinh tế của lãi suất cơ bản trở thành lãi suất chuẩn, lãi suất định hướng để điều hành cho hoạt động thị trường tiền tệ .
Sớm giải quyết các vướng mắc pháp lý về lãi suất cơ bản quy định tại luật dân sự 2005 và luật Ngân hàng Nhà nước 2010. Xây dựng phương pháp xác định và cơ chế điều hành lãi suất cơ bản để làm căn cứ chỉ đạo điều hành thống nhất, nâng cao hiệu quả và tác dụng của công cụ lãi suất cơ bản.
- Xây dựng, hoàn thiện phương pháp xác định các loại lãi suất và cơ chế điều hành các loại lãi suất. Việc xác định lãi suất không chỉ căn cứ vào biến số CPI mà còn phải căn cứ vào cung cầu vốn thực tế trên thị trường. Thực hiện cơ chế lãi suất thị trường đối với huy động vốn và cho vay của TCTD với khách hàng.
Nếu NHNN tiếp tục duy trì quy định hành chính, trực tiếp đối với lãi suất huy động vốn và cho vay khách hàng của các TCTD sẽ làm vô hiệu hóa các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thị trường mở và nguyên tắc kinh doanh thương mại, thị trường của các TCTD.
Nếu NHNN xây dựng được lãi suất cơ bản trở thành lãi suất chuẩn mực, lãi suất định hướng, cơ chế tác động truyền dẫn của các loại lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, OMO, tín phiếu… sẽ tác động hiệu quả đến cung cầu vốn và dự trữ của các TCTD, qua đó tác động đến lãi suất huy động vốn và cho vay của TCTD đối với khách hàng.
Đối với các TCTD yếu kém có khó khăn thanh khoản, chiếm tỷ trọng thị phần hoạt động ngân hàng rất nhỏ và đang được tái cơ cấu. NHNN cần áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt, kể cả áp dụng trần lãi suất huy động và cho vay, tránh để những ngân hàng này làm trái quy định của NHNN.
Ngăn chặn tình trạng đô la hóa và từng bước xóa bỏ tình trạng giao dịch bằng ngoại tệ trong nền kinh tế. Một quốc gia có mức độ nợ cao, thì tình trạng đô la hóa sẽ khiến cho nền kinh tế phải thường xuyên đối mặt với các rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra khi đồng tiền nội tệ bị mất giá sẽ làm gia tăng tài sản nợ tính bằng đồng nội tệ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Trung ương, khiến Ngân hàng Trung ương các nước tỏ ra khá thận trọng trong việc thả nổi đồng nội tệ và cho phép tỷ giá danh nghĩa biến động, điều này sẽ khiến cho công tác điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn.
- Mặc dù Ngân hàng Nhà nước có nhiều mục tiêu bao gồm sự ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần duy trì việc thực hiện các chính sách để ngăn chặn lạm phát. Bởi vì lạm phát ở Việt Nam chủ yếu là do chính sách tiền tệ, vì vậy việc ngừng mở rộng chính sách tiền tệ có thể kiềm chế lạm phát.
- Việt Nam cần xem xét việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.