đoạn từ năm 2000 đến nay.
2.1.1. Thực trạng về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua. qua.
Giai đoạn 2000-2005
Trong năm 1999 nền kinh tế nước ta có dấu hiệu giảm phát (lạm phát năm 1999 là 0,1%), hoạt động của toàn hệ thống có nhiều khó khăn, vì vậy năm 2000 mục tiêu của chính sách tiền tệ là thực hiện nới lỏng vừa phải để ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát không quá 5% và đồng thời tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống ngân hàng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2003, các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra không mấy phức tạp, chính sách tiền tệ điều hành bám sát mục tiêu trên, nên kết quả là CPI được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm.
Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2005, chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 7-7,5%/năm); năm 2005 mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 8-8,5% và chỉ số lạm phát định hướng dưới 6,5%.
Mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra trong 2 năm này là “ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, nhưng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế”. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT nhằm ổn định lãi suất, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, giải pháp điều hành CSTT có vai trò quan trọng để giữ được ổn định tiền tệ trong các năm 2004, 2005 và đạt được mức độ tăng trưởng cao (7,79% và 8,44%) với chủ trương ổn định tỷ giá VND so với USD.
Hỗ trợ cho chính sách ổn định tỷ giá này là các giải pháp về lãi suất và dự trữ bắt buộc. Cụ thể, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh tăng các
mức lãi suất chỉ đạo nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng (tăng từ 5.5% lên 6.5%), đồng thời đảm bảo lợi tức thu được từ gửi VND có lợi hơn gửi bằng ngoại tệ, để giảm áp lực dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ.
Giai đoạn 2006 đến 2008
Trong giai đoạn này lạm phát tăng cao, do vậy NHNN thực thi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, năm 2007, để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) đã được điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu điều hành CSTT và thực hiện được mục tiêu rút tiền từ lưu thông về. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước giữ các mức lãi suất (lãi suất cơ bản 8,25%/năm, tái cấp vốn 6,5%/năm, chiết khấu 4,5%/năm v.v...) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động can thiệp mua - bán ngoại tệ và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát để tránh việc tăng giá VND và làm cho tỷ giá VND so với USD trên thị trường biến động tăng ở mức độ thấp.
Trong năm 2008, lạm phát tăng cao, vì vậy NHNN đã triển khai giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Cụ thể NHNN đã thực hiện các biện pháp sau:
- Hút tiền từ lưu thông thông qua biện pháp tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, đồng thời hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các NHTM thông qua thị trường mở.
- Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75-12-14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5-7,5-13-15%/ năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5-6-11-13%/năm. Từ cuối tháng 7/2008, mặc dù kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu khả quan như lạm phát và nhập siêu có xu hướng giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành và nới lỏng từ tháng 10/2008.
Giai đoạn 2009-2010
Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới bị suy thoái, nền kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong năm 2009, NNHNN đã thực hiện các biệnpháp điều hành
chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô gồm:
Điều hành các công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở: Điều chỉnh các mức lãi
suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu giảm xuống mức lần lượt là 7%/năm và 5%/năm từ tháng 2/2009 và giữ ổn định đến cuối tháng 11/2009; từ ngày 1/12/2009, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu lên các mức lần lượt là 8%/năm, 8%/năm và 6%/năm và điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ.
• Điều hành công cụ tỷ giá, kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại hối và can
thiệp hợp lý trên thị trường ngoại tệ: Điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +3% lên
+5% (24/3/2009) và điều chỉnh giảm xuống +3% (26/11/2009) và chủ động can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ âm trên 5%; và trước tình hình giá vàng tăng cao đột biến trong những ngày đầu tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước đã công bố cơ chế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vàng để cân đối cung cầu và ổn định giá vàng trong nước.
• Triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn,
trung và dài hạn bằng VND theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009,
Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 và Công văn số 670/TTg-KTTH ngày 5/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đi đôi với tăng cường thanh tra, giám sát, hoàn thiện cơ chế và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế hỗ trợ lãi suất.
• Kiểm soát tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý về tốc độ, tỷ trọng và cơ cấu, đảm
bảo chất lượng tín dụng thông qua việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách
tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với khu vực phi sản xuất (kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng v.v...), điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30% của NHTM. Với đà phục hồi kinh tế từ cuối năm 2009, các cơ quan chức năng đã áp dụng chính sách
tiền tệ thắt chặt và chuyển trọng tâm ưu tiên từ tăng trưởng sang ổn định giá cả. Tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản thêm 1% tiếp tục giảm tỷ giá thêm 5,5% và chấm dứt chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn.
Trong năm 2010, NHNN đã điều hành các công cụ chính sách tiền tệ kết hợp với một số biện pháp hành chính. Trong 3 quý đầu năm, lãi suất cơ bản và tái cấp vốn được giữ nguyên ở mức 7-8%/năm; dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi bằng ngoại tệ được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; thị trường mở được điều hành với khối lượng lớn, lãi suất được điều chỉnh giảm; tăng khối lượng vốn tái cấp vốn, cho vay qua đêm và hoán đổi ngoại tệ với ngân hàng thương mại nhằm điều tiết lãi suất giảm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP; thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với VND từ tháng 4/2010. Trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các Tổ chức Tín dụng thực hiện mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 18.932 VND/USD (ngày 11/02/2010 tăng 3,36%, ngày 18/8/2010 tăng 2,1%, tổng cộng là 5,52%); Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM; ban hành quy định mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của hệ thống TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn, cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ phần, sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, quản trị kinh doanh của NHTM; giãn tiến độ tăng vốn điều lệ của các TCTD theo Nghị định 141/2006/NĐ- CP đến cuối năm 2011; cơ quan thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD.
Chính sách tiền tệ điều chỉnh theo hướng nới lỏng vẫn tiếp tục cho đến quý 3/2010, kể cả khi lạm phát lại tiếp tục leo thang. Trong quý IV/2010, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
11/10/2010 đưa ra các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010, Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và quý I/2011. Từ tháng 11/2010 (Nghị quyết số 44/NQ- CP ngày 9/11/2010), nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là điều hành chính
sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường để tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, góp phần kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, điều chỉnh tăng 1-2%/năm lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở; chỉ đạo các TCTD ấn định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng tăng đến 18-20% sau khi lãi suất cơ bản tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp bằng cách bơm thêm thanh khoản và làm hạ nhiệt thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng 11/2010 cao hơn dự kiến, song Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì lãi suất cơ bản 9% cho đến hết năm. Những diễn biến trên cho thấy, lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô để điều tiết thị trường tiền tệ mà phải lệ thuộc vào chủ trương giảm mặt bằng lãi suất thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.2
Giai đoạn năm 2011 đến năm 2013.
Trong giai đoạn này, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. NHNN đã thực hiện việc điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ... Qua đó, góp phần kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng
2
Nhà xuất bản tri thức, 2012, Lạm phát mục tiêu và hàm ý khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, trang 107.
kinh tế ở mức hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt khoảng 12 tuần nhập khẩu. Tình trạng đô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. CSTT của NHNN từ 2012 là định hướng rõ ràng và chủ động dẫn dắt thị trường, linh hoạt trong điều hành triển khai thực thi các giải pháp CSTT, bước đầu có sự phối kết hợp tốt với các công cụ của chính sách tài khóa, như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong quá trình tái cơ cấu phân bổ dòng vốn vào khu vực kinh tế thực, khu vực ngành nghề cần ưu tiên. Những biện pháp quyết liệt về cơ cấu lại các ngân hàng, sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém đã góp phần củng cố hoạt động ngân hàng. Thị trường vàng cũng được sắp xếp tổ chức lại, hạn chế những tác động do biến động của giá vàng tới ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tỷ giá.
2.1.2. Thực tiễn về điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam.
Tác giả sử dụng theo phương pháp của Chin Ito để phân tích tình hình các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam theo chỉ số của Chin Ito cung cấp, sau đó tác giả sẽ phân tích điểm phá vỡ cấu trúc trong mô hình bộ ba bất khả thi tại Việt Nam.
2.1.2.1. Tình hình các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam theo chỉ số của Chin Ito.
Tác giả tính toán những thay đổi về chỉ số bộ ba bất khả thi qua các giai đoạn ở Việt Nam và so sánh với tình hình chung là các quốc gia đang phát triển không là mới nổi ở Châu Á(MON-EMG-DA).3
Các chỉ số độ ổn định tỷ giá (ERS), độc lập tiền tệ (MI) và độ mở tài chính (KAOPEN) ở Việt Nam có nhiều điểm đặc trưng riêng biệt khác với các nước nhưng dường như vẫn không thoát ra khỏi nguyên lý đánh đổi của bộ ba bất khả thi.
3
Nhóm các quốc gia đang phát triển nhưng không mới nổi châu Á (Non-EMG Developing Asia countries). Nhóm này được hình thành từ các nước châu Á đang phát triển (theo cách phân loại của IMF) nhưng không thuộc các quốc gia mới nổi (cũng theo phân loại của IMF). Nhóm này gồm 20 nước: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Cambodia, Fiji, Kiribati, Lao, Malaysia, Maldives, Myanmar, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Samoa, Solomon, Islands, Sri Lanka, Tonga, Vanuatu, Vietnam. Trong bài này, các thuật ngữ “khu vực”, “nhóm” là ám chỉ trong nhóm các nước NON-EMG DA này.
Bảng 2.1: Chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam qua các thời kỳ từ 1970 đến 2012 Chỉ số 1970 - 1980 1981 - 1990 1991 - 2000 2001 - 2010 2011- 2012 Ổn định tỷ giá (ERS) 0.47 0.49 0.71 0.44 0.48 Độc lập tiền tệ (MI) . . 0.66 0.52 0.58 Độ mở tài chính (KAOPEN) 0.05 0.00 0.16 0.40 0.41
Nguồn: Trilemma Indexes do tác giả Hiro Ito cung cấp, tính toán của tác giả.
Bảng 2.2: So sánh chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam với nhóm các nước NON-EMG DA Chỉ số 1970- 1980 1981- 1990 1991- 2000 2001- 2007 2008- 2010 2011- 2012 Ổn định tỷ giá (ERS) NON- EMG- AD 0.72 0.58 0.57 0.62 0.53 0.48 Việt Nam 0.47 0.49 0.71 0.9 0.44 0.64 Chênh lệch 0.25 0.09 -0.14 -0.28 0.09 -0.16 Độc lập tiền tệ (MI) NON- EMG- AD 0.5 0.46 0.5 0.44 0.48 0.58 Việt Nam . . 0.61 0.43 0.52 0.5 Chênh lệch 0.5 0.46 -0.11 0.1 -0.04 0.1 Độ mở tài chính (KAOP EN) NON- EMG- AD 0.23 0.28 0.36 0.28 0.36 0.37 Việt Nam 0.05 0 0.16 0.16 0.4 0.41 Chênh lệch 0.18 0.28 0.2 0.08 -0.04 -0.04
Nguồn: Trilemma Indexes do tác giả Hiro Ito cung cấp, tính toán của tác giả.
Bảng 2.2 thể hiện tình hình của 3 chỉ số này từ 1970 đến 2012. Chỉ số ERS chỉ mức độ ổn định của tỷ giá có xu hướng gia tăng theo thời gian. Giai đoạn 1070 – 1990,
chỉ số này chỉ đạt giá trị ở mức trung bình (nhỏ hơn 0.5) Trong giai đoạn này, tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước. Bởi vậy tỷ giá giai