Các Nghiên cứu trước đây về chính sách tiền tệ và bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI QUAN ĐIỂM BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Rakesh Mohan and Muneesh Kapur đã nghiên cứu về bộ ba bất khả thi và chính sách tiền tệ tại Ấn Độ tác động như thế nào đến nền kinh tế từ năm 1993 đến năm 2009. Đặc biệt, bộ ba bất khả thi được quản lý bởi cách lựa chọn giữa chính sách tiền tệ độc lập, quản lý tài khoản vốn và tỉ giá hối đoái linh hoạt. Thay vì sử dụng một cấu trúc đơn lẻ, nhiều cấu trúc đã được kết hợp để đạt được, quản lý vốn phải theo tính chu kỳ. Theo đó, dòng vốn tăng mạnh không hẳn là dấu hiệu tốt của nền kinh tế, nó là một nguồn tiềm năng cho sự mất cân bằng, do đó các dòng vốn cần phải được quản lý tích cực. Quản lý vốn phải là một phần của gói tổng thể bao gồm chính sách tỉ giá linh hoạt, duy trì dự trữ đầy đủ, chính sách vô hiệu hóa và phát triển của ngành tài chính.

Biến động dòng vốn cho thấy những thách thức lớn nhưng chúng có thể quản lý được. Bài học chính yếu từ kinh nghiệm của Ấn Độc là chính sách tiền tệ cần phải thoát khỏi đối tượng mục tiêu sự ổn định giá hoặc lạm phát hẹp. Các ngân hàng trung ương cần phải tập trung không chỉ vào chính sách tài chính mà còn vào sự phát triển và các điều chỉnh của các ngân hàng và các thị trường tài chính trọng điểm (bao gồm tiền tệ, tài chính, chứng khoán, và thị trường ngoại hối). Phụ thuộc vào các thể chế của các quốc gia khác nhau, nếu các chính sách bổ sung này không được trao cho ngân hàng trung ương, các cơ chế phối hợp đầy đủ cần được ban hành để cho phép ngân hàng trung ương tương tác với các cơ quan khác và hành động dựa trên các biện phảm đảm bảo an toàn cần thiết. Với sự biến động và sự cần thiết phải đảm bảo sự ổn định lớn hơn của các hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ. Việc quản lý tài khoản vốn cần phải thực hiện không theo chu kỳ, như trường hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa. Phán đoán trong việc quản lý tài khoản vốn không còn quá phức tạp như việc quản lý trước đây.

Sắp tới, khi nền Kinh tế Ấn Độ phục hồi thoát khỏi các lực cản của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và trở lại quỹ đạo của nó là 9% hoặc hơn nữa như trước khủng hoảng, cách tiếp cận hiện nay của tự do hóa tài khoản vốn, sự phát triển liên tục của các thị trường tài chính và sự tăng cường hơn nữa của lĩnh vực tài chính sẽ cần phải được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, việc tăng trưởng cao trở lại cũng sẽ phụ thuộc vào các tiến bộ trong một số lĩnh vực khác: tăng cường sản xuất nông nghiệp, phát triển hạ tầng vật lý, xã hội và đô thị; và sự đảo ngược trong sự suy giảm tài chính công.

Niloufer Sohrabji đã xem xét sự ảnh hưởng của tỷ giá lên giá tiêu dùng ở Ấn Độ

trong 3 giai đoạn 1975 -1986, 1992-1998 và 1999-2010. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, tác giả kiểm tra tầm quan trọng của việc tự do thương mại và chính sách tiền tệ đối với ERPT. Kết quả phân tích VAR cho thấy tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và các nhân tố khác đối với sự biến đổi giá. Trong khi hầu hết sự biến động về giá thì được giải thích bởi phân tích VAR chính nó thì ở giai đoạn cuối cho thấy tỷ giá hối đoái là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ 2 lên sự biến động của giá. Khác biệt với kết quả thời kì đầu là tỷ giá hối đoái là nhân tố ít ảnh hưởng lên sự thay đổi của giá nhất. Đây lại là bằng chứng cho thấy sự khách biệt rõ ràng giữa việc đóng của thương mại (giai đoạn 1970s – 1980s) với tự do thương mại (giai đoạn cuối 1999s -2010s). Mặc dù yếu tố lãi suất giai đoạn những năm 1990 là yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá lớn thứ 2, thì trong những năm gần đây nó trở nên ít quan trọng hơn. Nguyên nhân giai đoạn này có sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ, đó là thiết lập lạm phát mục tiêu.

Takatoshi Ito & Kiyotaka Sato (2007) cũng sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu

mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên giá cả trong nước ở các nền kinh tế Đông Á. Đặc biệt là sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và những thay đổi tỷ giá hối đoái. Trong các nền kinh tế bị khủng hoảng, mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên giá cả hàng hoá nhập khẩu là rất cao nhưng tỷ giá tác động lên chỉ số giá tiêu dùng

lại thấp. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng chính sách tiền tệ là một yếu tố quan trọng làm cho tình hình lạm phát xấu hơn trong thời kì khủng hoảng tiền tệ.

1.3.2. Nghiên cứu đối với các nước châu Âu

Liên quan đến mối liên hệ giữa cả ba biến trong bộ ba bất khả thi: Độc lập tiền tệ, chế độ tỷ giá và hội nhập tài chính, phải kể đến những đóng góp quan trọng của các tác giả Aizenman, Chinn và Ito (2008). Bài nghiên cứu tổng hợp về mối liên hệ giữa độc lập tiền tệ và các biến liên quan bao gồm hơn 100 quốc gia suốt thời kỳ 1970- 2006. Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã phát triển một công cụ định lượng mới để xem xét các thành phần của bộ ba bất khả thi, và xác định mức độ tuyến tính của những thành phần này theo cách cho tổng của 3 biến bộ ba bất khả thi là một hằng số, nhằm chứng minh quy luật rằng việc tăng lên của một yếu tố bộ ba bất khả thi sẽ dẫn đến việc giảm đi của hai biến còn lại. Họ còn phân tích một mối liên kết khác: đó là giữa các thành phần bộ ba bất khả thi và mức độ của dự trữ ngoại hối, họ đã xây dựng nên một mô hình ổn định tài chính (financial-stability model) ngụ ý rằng độ lớn của tổng dư nợ tài chính quốc nội (domestic financial liabilities) có khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ (foreign currcency M2), độ mở tài chính (financial openness), khả năng tiếp cận ngoại tệ thông qua thị trường vốn (debt markets), và các chính sách tỷ giá thì luôn là những biến dự báo quan trọng của dự trữ ngoại hối.

Aizenman, Chinn và Ito (2008) cuối cùng đã tổng kết những quan sát của họ trong

mô hình “kim cương”, bốn đỉnh của mô hình này thể hiện độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối và hội nhập tài chính, với từng chỉ số dao động từ 0 đến 1. Các kết quả chính của Aizenman, Chinn và Ito (2008) như sau: Những quốc gia công nghiệp, sau khi từ bỏ ổn định tỷ giá vào những năm 1980, đã gia tăng mức độ ổn định tỷ giá trong suốt thời kỳ 1991-2006 (thể hiện sự ra đời của đồng tiền chung Euro1999). Điều này đi kèm với sự gia tăng của hội nhập tài chính, sự giảm sút của độc lập tiền tệ và mức độ dự trữ ngoại hối thấp hơn. Ngược lại, nhóm những quốc gia mới nổi chuyển sang chế độ linh hoạt hơn về tỷ giá và hội nhập tài chính sâu hơn với độc lập tiền tệ cao hơn từ những năm đầu 1970 đến những năm 1990, và kể từ đó ba chỉ số bộ ba bất khả thi cùng hội tụ về mức trung bình, thể hiện một chế độ

tỷ giá linh hoạt có quản lý kết hợp với một tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn, do đó đã giúp giữ được một mức độ tương đối về độc lập tiền tệ.

1.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam.

Bộ ba bất khả thi và chính sách tiền tệ tại Việt Nam đang là đề tài rất được quan tâm trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về các đề tài này.

Bài nghiên cứu “Lý thuyết bộ ba bất khả thi – con đường nào cho chính sách ở Việt

Nam” của nhóm tác giả: Trương Minh Huy, Đoàn Thị Thu Huyền (2008) đã đưa lý

thuyết bộ ba bất khả thi vào nghiên cứu một cách nghiêm túc và trình bày có hệ thống các lý thuyết liên quan đến bộ ba bất khả thi cho đến năm 2008. Nhóm tác giả đã vận dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi để bàn luận về vấn đề khá nhức nhối vào năm 2008 là lạm phát và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đầu tiên, tác giả hệ thống lại nền tảng lý thuyết bộ ba bất khả thi đi từ mô hình Mudell – Flemming (1963) của Robert Mundell và M. Fleming – những người được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi. Hàm ý của mô hình Mundell-Fleming có thể rút ra như sau: hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Ví dụ, quốc gia nào có chuyển dịch dòng vốn tự do và tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý tiền tệ không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập. Trong một quốc gia có cơ chế tỷ giá cố định thì không có rủi ro tỷ giá, và lãi suất trong nước biến động cùng với lãi suất nước ngoài.

Bài nghiên cứu “Cơ chế dẫn truyền tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng”. của tác giả Nguyễn Phi Lân đã phân tích tác động của các cú shock bên ngoài nền kinh tế và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình SVAR để phân tích cơ chế chuyển dịch chính sách tiền tệ đối với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cụ thể là trả lời câu hỏi: Nền kinh tế và công tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra sao trước sự biến động của cung tiền, lãi suất, tỷ giá và các cú shock bên ngoài nền kinh tế, cho thấy: Thứ nhất, cung tiền M2 có xu hướng tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ tác động của cung tiền M2 tới khu vực sản xuất công nghiệp còn chưa lớn mặc dù cung

tiền M2 và tín dụng đã tăng trong một thời gian từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997, điều này có thể do một phần tín dụng ngân hàng đã không được một số tổ chức kinh tế và dân cư sử dụng đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà thay vào đó là đầu tư vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như chứng khoán hay bất động sản...; thứ hai, kết quả phân tích cũng cho thấy sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào công tác điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ lãi suất và lượng tiền cung ứng ra lưu thông, các nhân tố bên ngoài nền kinh tế cũng tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng không quá lớn; thứ ba, khu vực tiền tệ - ngân hàng trong nước tương đối nhạy cảm và chịu tác động rất lớn bởi các cú shock bên ngoài nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới và dấu hiệu suy thoái hay phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng cũng như các động thái điều hành chính sách tiền tệ của FED; thứ tư, việc thay đổi lãi suất VND trên thị trường tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ tiền tệ như OMO hay tái cấp vốn... sẽ mất thời gian khoảng là 3 - 5 tháng để có hiệu lực.

Việc đồng VND bị mất giá cũng khiến lãi suất VND trên thị trường tiền tệ giảm xuống nhưng sẽ mất khoảng thời gian từ 5 đến 10 tháng; thứ năm, trước các cú shock về tăng trưởng kinh tế, cụ thể là nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng nóng “overheating”, chỉ số CPI có xu hướng tăng nhanh và liên tục trong khoảng thời gian 5 - 10 tháng. Tuy nhiên, chỉ số CPI tương đối nhạy cảm và phản ứng mạnh trước động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, cụ thể là giảm mạnh trong khoảng thời gian 6 - 9 tháng kể từ khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ và bộ ba bất khả thi tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

2.1.1. Thực trạng về việc điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua. qua.

Giai đoạn 2000-2005

Trong năm 1999 nền kinh tế nước ta có dấu hiệu giảm phát (lạm phát năm 1999 là 0,1%), hoạt động của toàn hệ thống có nhiều khó khăn, vì vậy năm 2000 mục tiêu của chính sách tiền tệ là thực hiện nới lỏng vừa phải để ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát không quá 5% và đồng thời tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống ngân hàng.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2003, các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra không mấy phức tạp, chính sách tiền tệ điều hành bám sát mục tiêu trên, nên kết quả là CPI được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm.

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2005, chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 7-7,5%/năm); năm 2005 mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 8-8,5% và chỉ số lạm phát định hướng dưới 6,5%.

Mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra trong 2 năm này là “ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, nhưng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế”. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT nhằm ổn định lãi suất, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, giải pháp điều hành CSTT có vai trò quan trọng để giữ được ổn định tiền tệ trong các năm 2004, 2005 và đạt được mức độ tăng trưởng cao (7,79% và 8,44%) với chủ trương ổn định tỷ giá VND so với USD.

Hỗ trợ cho chính sách ổn định tỷ giá này là các giải pháp về lãi suất và dự trữ bắt buộc. Cụ thể, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh tăng các

mức lãi suất chỉ đạo nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng (tăng từ 5.5% lên 6.5%), đồng thời đảm bảo lợi tức thu được từ gửi VND có lợi hơn gửi bằng ngoại tệ, để giảm áp lực dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ.

Giai đoạn 2006 đến 2008

Trong giai đoạn này lạm phát tăng cao, do vậy NHNN thực thi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, năm 2007, để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) đã được điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu điều hành CSTT và thực hiện được mục tiêu rút tiền từ lưu thông về. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước giữ các mức lãi suất (lãi suất cơ bản 8,25%/năm, tái cấp vốn 6,5%/năm, chiết khấu 4,5%/năm v.v...) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động can thiệp mua - bán ngoại tệ và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát để tránh việc tăng giá VND và làm cho tỷ giá VND so với USD trên thị trường biến động tăng ở mức độ thấp.

Trong năm 2008, lạm phát tăng cao, vì vậy NHNN đã triển khai giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Cụ thể NHNN đã thực hiện các biện pháp sau:

- Hút tiền từ lưu thông thông qua biện pháp tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, đồng thời hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các NHTM thông qua thị trường mở.

- Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75-12-14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5-7,5-13-15%/ năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5-6-11-13%/năm. Từ cuối tháng 7/2008, mặc dù kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu khả quan như lạm phát

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI QUAN ĐIỂM BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)