Nội dung và kết quả nghiên cứu theo mô hình VAR

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI QUAN ĐIỂM BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

Bằng việc sử dụng phần mềm Eview phiên bản 6.0, tác giả đã thực hiện phân tích các dữ liệu CPI, SL, LS, M2 EX, USCPI, USSL, USLS WCPI để tính tác động của chính sách tiền tệ lên các chỉ số giá tại Việt Nam, mức độ dẫn truyền của chính sách tiền tệ đến tất cả các kênh của nền kinh tế.

2.2.9.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)

Tác giả sử dụng phương pháp Augmented Dickey – Fuller (ADF) để kiểm định tính dừng của các biến. Kết quả cho thấy, chỉ có biến LS là dừng ở chuỗi gốc, các biến

còn lại CPI, SL, M2, EX, USCPI, USSL, USLS, WCPI không dừng ở chuỗi gốc, nhưng dừng ở chuỗi sai phân bậc 1. Kết quả kiểm định được thể hiện ở Phụ lục 1. Sau khi kiểm định ADF, tác giả tính sai phân bậc 1 của biến cung tiền CPI, SL, M2, EX, USCPI, USSL, USLS, WCPI để đưa vào mô hình VAR.

Bảng 2.8: Kiểm định tính dừng ADF

Biến Kiểm định ADF Trạng thái

Không có xu thế (No trend) Có xu thế (Trend)

WCPI -3.476805*** -4.023975*** Stationary (dừng) USSL -3.473096*** -4.019561*** Stationary (dừng) USCPI -3.463096*** -4.018748*** Stationary (dừng) USLS -2.880211** -3.143999* Stationary (dừng) SL -3.477144*** -4.024452*** Stationary (dừng) CPI -2.576805* -3.439267** Stationary (dừng) M2 -3.475500*** -4.022135*** Stationary (dừng) LS -3.473079*** -4.018748*** Stationary (dừng) EX -3.473696*** -4.018748*** Stationary (dừng) Lưu ý: - *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1% - ** ở mức 5%; and * ở mức 10%

- Kết quả ước lượng trên phần mềm Eviews 6.0.

- Kết quả kiểm định chi tiết được thể hiện ở phụ lục 1

2.2.9.2. Kiểm định mối quan hệ nhân quả - Granger Causality Tests

Để đảm bảo các biến trước khi đưa vào chạy VAR là hợp lý, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định mối quan hệ nhân quả (Granger Causality Tests). Kết quả kiểm định Granger CPI, SL, M2, EX, USCPI, USSL, USLS, WCPI có mối quan hệ nhân quả lẫn nhau. Như vậy việc tác giả chọn các biến này để phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam, độ dẫn truyền của chính sách tiền tệ là hợp lý. Các kết quả của kiểm định Granger được thể hiện ở Phụ lục 1.

Bước tiếp theo là kiểm định độ trễ của mô hình. Sau khi sử dụng các kiểm định AIC, HQ và SC, kết quả cho thấy độ trễ tối ưu được lựa chọn cho mô hình SVAR của Việt Nam đối với kiểm định AIC, LR là 9, đối với HQ và SC là 2.

Bảng 2.9: Kiểm định độ trễ của mô hình VAR

VAR Lag Order Selection Criteria

Endogenous variables: CPI M2 EX LS USCPI USLS USSL WCPI Exogenous variables: C

Date: 08/13/13 Time: 22:25 Sample: 2000M01 2012M12 Included observations: 146

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -5132.423 NA 5.27e+20 70.41676 70.58024 70.48318 1 -3439.666 3176.819 1.08e+11 48.10501 49.57638 48.70286 2 -3277.390 286.7605 2.82e+10 46.75877 49.53802* 47.88804* 3 -3179.578 162.1279 1.81e+10 46.29558 50.38272 47.95628 4 -3088.381 141.1669 1.29e+10 45.92303 51.31805 48.11515 5 -3015.252 105.1866 1.21e+10 45.79797 52.50086 48.52151 6 -2918.299 128.8268 8.47e+09 45.34657 53.35735 48.60153 7 -2850.897 82.17595 9.24e+09 45.29995 54.61862 49.08634 8 -2757.800 103.2995 7.47e+09 44.90136 55.52791 49.21917 9 -2671.273 86.52629* 7.07e+09* 44.59278* 56.52721 49.44202 10 -2607.972 56.36409 1.00e+10 44.60236 57.84467 49.98301 * indicates lag order selected by the criterion

LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error

AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion

Bảng 2.10: Kiểm định Portmanteau

VAR Residual Portmanteau Tests for Autocorrelations Null Hypothesis: no residual autocorrelations up to lag h Date: 08/14/13 Time: 21:40

Sample: 2000M01 2012M12 Included observations: 151

Lags Q-Stat Prob. Adj Q-Stat Prob. df 1 239.8240 NA* 241.4228 NA* NA* 2 262.7152 NA* 264.6213 NA* NA* 3 296.1180 NA* 298.7012 NA* NA* 4 325.4089 NA* 328.7891 NA* NA* 5 416.6593 0.0000 423.1645 0.0000 81 6 483.9778 0.0000 493.2686 0.0000 162 7 563.8001 0.0000 576.9712 0.0000 243 *The test is valid only for lags larger than the VAR lag order. df is degrees of freedom for (approximate) chi-square distribution

Tuy nhiên, độ trễ được xác định trong các kiểm định AIC, HQ và SC là không đủ để thực hiện đánh giá tác động của các cú shock được lượng hóa trong mô hình. Do vậy, bài viết sử dụng phương pháp Portmanteau và LM để kiểm định tính tự tương quan phần dư trong mô hình. Kết quả kiểm định Portmanteau và LM test đã cho thấy độ trễ của phương trình VAR nên là 4. Do vậy, bài viết sẽ sử dụng mô hình VAR với độ trễ là 4.

2.2.9.5. Phân tích tác động của các cú shock bên ngoài nền kinh tế và cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Biểu đồ 2.4: Phản ứng phân rã của lãi suất VND đối với các cú shock từ bên ngoài -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(WCPISA ) -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(USCPISA ) -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(USSLSA ) Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Biểu đồ 2.4 thể hiện phản ứng của lãi suất VND trước các cú shock về giá cả hàng hóa trên thế giới, sản lượng công nghiệp và giá cả hàng hóa tại Hoa Kỳ. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy lãi suất cơ bản của NHNN có xu hướng chịu tác động mạnh và ngày lập tức (trong khoảng thời gian 3 tháng) trước xu thế giá cả hàng hóa thế giới và giá cả hàng hóa của Mỹ. Điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế nước ta có độ mở tương đối lớn, do đó chính sách tiền tệ của Việt Nam tương đối nhạy cảm, dễ tổn thương trước những tác động của các yếu tố bên ngoài như việc tăng giá cả hàng hóa trên thế giới. Khi nền kinh tế Mỹ ổn định, cụ thế là sản lượng công nghiệp của Mỹ ổn định thì lãi suất cơ bản của NHNN có xu hướng ổn định hơn so với mức biến động của nó trước việc tăng giá cả hàng hóa của thế giới và của Mỹ.

Biểu đồ 2.5: Phản ứng phân rã của sản lượng, CPI và lãi suất trước động thái thắt chặt tiền tệ của FED

-.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response o f L S to US LS -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(CPISA) to USLS

-10 -5 0 5 10 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(SLSA) to USLS

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Biểu đồ 2.5 thể hiện phản ứng phân rã của sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất trước diễn biến của lãi suất do FED công bố. Kết quả cho thấy, CPI và lãi suất trong nước phản ứng tương đối mạnh mẽ khi FED thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất và sản lượng công nghiệp trong nước có xu hướng tăng khi FED thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng bên cạnh đó, chỉ số CPI có xu hướng biến động và giảm mạnh. Trước động thái tăng lãi suất của FED thì lãi suất VND trong nước có xu tăng. Tóm lại, chỉ số CPI và lãi suất trong nước có xu hướng chịu tác động mạnh bởi các cú shock tiền tệ từ bên ngoài, sản lượng công nghiệp trong nước chịu tác động mạnh trong thời khoảng 4 tháng đầu và có xu hướng ổn định lại trong thời gian sau.

Biểu đồ 2.6: Phản ứng phân rã của CPI, cung tiền M2 và lãi suất trước biến động của sản lượng trong nước

-0.5 0.0 0.5 1.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(CPISA) to D(SLSA)

-20,000 -10,000 0 10,000 20,000 30,000 40,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(M2SA) to D(SLSA)

-.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(SLSA)

Res pons e to Choles ky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Nhìn vào biểu đồ 2.6 có thể thấy các chỉ số CPI, M2 và lãi suất phản ứng tương đối mạnh mẽ khi nền kinh tế tăng trưởng. Trước các cú shock về tăng trưởng trong nước (trạng thái nền kinh tế tăng trưởng quá nóng), chỉ số CPI biến động mạnh trong khoảng 5 tháng đầu. Đối phó với chiều hướng tăng mạnh của CPI trong nước, chính sách tiền tệ trong nước có xu hướng thắt chặt, thể hiện đường lãi suất phản ứng tăng và cung tiền M2 đã giảm trong thời gian này, kết quả là chỉ số CPI có xu hướng tăng chậm lại và có tháng đã giảm xuống. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 8 tháng kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng cao của chỉ số CPI, chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng (lãi suất cơ bản có xu hướng giảm xuống và cung tiền M2 tiếp tục tăng trở lại) để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước.

Biểu đồ 2.7: Phản ứng phân rã của CPI, cung tiền M2 và lãi suất trước biến động của giá cả trong nước

-10 -5 0 5 10 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(SLSA) to D(CPISA)

-20,000 -10,000 0 10,000 20,000 30,000 40,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(M2SA) to D(CPISA)

-.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(CPISA)

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Biểu đồ 2.7 thể hiện sự phân rã của sản lượng trong nước, cung tiền và lãi suất trước cú shock của lạm phát, Khi chỉ số CPI tăng cao thì ngay lập tức lãi suất cơ

bản của NHNN điều chỉnh tăng và lượng cung tiền lưu thông giảm. Như vậy, chúng ta có thể thấy diễn biến của nền kinh tế và việc điều hành chính sách tiền tệ trước cú shock về lạm phát trong nước tăng cao là hợp lý và phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế. Khi chỉ số CPI tăng cao, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thì phản ứng tức thì của chính sách tiền tệ là điều chỉnh lãi suất VND theo hướng tăng và giảm mạnh lượng tiền cung ứng và hút tiền từ lưu thông về.

Biểu đồ 2.8: Phản ứng phân rã của các biến chính sách tiền tệ trước biến động lãi suất, cung tiền M2 và tỷ giá.

-20,000 -10,000 0 10,000 20,000 30,000 40,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(M2SA) to LS -20,000 -10,000 0 10,000 20,000 30,000 40,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(M2SA) to D(EXSA)

-.6 -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(M2SA) -.6 -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LS to D(EXSA) -100 0 100 200 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(EXSA) to D(M2SA)

-100 0 100 200 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(EXSA) to LS

Res pons e to Choles ky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, khi lượng cung tiền M2 tăng nó sẽ tác động làm lãi suất giảm và ngược lại việc tăng lãi suất sẽ khiến cung tiền M2 giảm. Tuy nhiên, mức độ thay đổi của lãi suất VND trên thị trường tiền tệ trước các động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ cần thời gian khoảng 2 – 4 tháng để điều chỉnh theo. Biểu đồ 2.8 cũng cho thấy tỷ giá giữa VND và USD tương đối nhạy cảm trước các biến động về lãi suất VND và lượng tiền cung ứng ra lưu thông.

Biểu đồ 2.9: Phản ứng phân rã của các biến chính sản lượng công nghiệp, CPI trước biến động lãi suất, cung tiền M2 và tỷ giá

-10 -5 0 5 10 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(SLSA) to D(M2SA)

-10 -5 0 5 10 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(SLSA) to D(EXSA)

-10 -5 0 5 10 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(SLSA) to LS -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(CPISA) to LS

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Nhìn vào Biểu đồ 2.9, chúng ta có thể thấy việc tăng lượng tiền cung ứng ra lưu thông làm cung tiền M2 tăng sẽ tác động làm lãi suất VND trên thị trường giảm dần xuống và ngược lại việc tăng lãi suất sẽ khiến cung tiền M2 giảm. Biểu đồ 2.9 cũng cho thấy tỷ giá giữa VND và USD tương đối nhạy cảm trước các biến động về lãi suất VND và lượng tiền cung ứng ra lưu thông.

2.2.9.6. Sử dụng phân tích Variance Decomposition để đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn.

Tác giả thực hiện phân rã phương sai (Variance Decomposition) theo thứ tự Cholesky với vị trí các biến lần lượt là SL, CPI, M2, LS, EX để nghiên cứu và đánh giá biến động của nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ trước các cú shock bên trong và ngoài nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Tất cả các kết quả được thể hiện ở phụ lục 2.

Kết quả chỉ ra rằng sản lượng trong nước chịu tác động mạnh từ các nhân tố bên ngoài như chỉ số giá cả của thế giới và của Hoa Kỳ. Trong các nhân tố trong nước

giải thích chính cho sự biến động sản lượng trong nước là sự thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ, tốc độ tăng CPI và cung tiền M2 ít tác động đến sản lượng trong nước. Có thể nói, trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự biến động của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tương tự, chúng ta có thể thấy, sự biến động chỉ số CPI trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính các cú shock do chính nó tạo ra, tiếp theo là các tác động từ các yếu tố bên ngoài như giá cả, sản lượng tại Hoa Kỳ và việc điều hành lãi suất của FED. Nếu loại bỏ mức biến động sản lượng, lãi suất và lạm phát tại Hoa Kỳ thì động thái điều hành lãi suất và tỷ giá trong nước cũng tác động không nhỏ tới mức biến động CPI trong nước trong trung hạn.

Ta thấy sự biến động của cung tiền M2 trong nước trong chịu ảnh hưởng lớn từ lãi suất cơ bản của NHNN, bên cạnh đó M2 cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ giá cả hàng hóa thế giới và giá cả hàng hóa tại Mỹ, Điều này phản ánh rằng, việc tăng hay giảm mức cung ứng tiền ra lưu thông phụ thuộc rất nhiều vào dấu hiện tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, khi nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng thường dẫn tới việc tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh.

Tương tự như các biến trên, EX và LS cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh của lãi suất, giá cả hàng hóa của Mỹ và trên thế giới. Nhưng sự ảnh hưởng nội tại trong nền kinh tế mạnh hơn các yếu tố bên ngoài.

2.3. Đánh giá việc điều hành công cụ chính sách tiền tệ giai đoạn 2000-2013 2.3.1. Những mặt đạt được trong điều hành chính sách tiền tệ

Đầu tiên, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tập trung vào chính sách lãi suất, mức lãi suất đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với thị trường và bám sát diễn biến của lạm phát, NHNN đã áp dụng trần lãi suất với mục tiêu làm công cụ để kiểm soát lạm phát. Cùng với điều chỉnh lãi suất đối với VND, việc điều chỉnh lãi suất huy động bằng USD được thực hiện đồng bộ, gắn với các mục tiêu về chống đô-la hóa và quản lý ngoại hối. Thông qua đó, NHNN đã kết hợp hài hòa chính sách lãi suất với chính sách tỷ giá.

Tiếp đến là chính sách tỷ giá hối đoái: NHNN duy trì tỷ giá ổn định quanh biên độ hẹp và khá ổn định trong những năm 2012, đến cuối tháng 5/2013 mới tăng biên độ 1%. Ðiều này đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam, trong bối cảnh sức mua đối nội cũng đã được khôi phục. Chính sự hỗ trợ tương tác giữa các chính sách lãi suất, tỷ giá với chính sách quản lý dự trữ ngoại hối và cùng với cam kết của NHNN sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định của giá trị đồng Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ khác trong năm 2013 đã làm cho thị trường ngoại hối, cả thị trường chính thức và phi chính thức, hoạt động ổn định, tránh được các cú sốc.

Thứ ba đó là việc điều hành tín dụng, NHNN kiên trì chủ trương hạn chế và thu hẹp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI QUAN ĐIỂM BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)