5.2.1. Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO
Tổ chức tiêu quốc tế về chuẩn hoá (ISO) là Liên đoàn Quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất của thế giới hiện nay. Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế.
ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động hoạt động từ 23/02/1947, trụ sở chính tại Geneve, Thuỵ Sỹ. Hiện nay có hơn 140 nước tham gia vào tổ chức quốc tế này, trong đó Việt Nam tham gia từ năm 1977.
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO có ba loại thành viên: thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và và mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan/ tổ chức đại diện để tham gia ISO.
Cơ cấu tổ chức của ISO bao gồm: - Đại hội đồng;
- Hội đồng ISO: gồm 18 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra; - Ban thư ký trung tâm;
- Ban chính sách phát triển; - Hội đồng quản lý kỹ thuật; - Các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn; - Các Ban cố vấn
Quá trình hình thành Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được tiêu chuẩn hoá Quốc tế ban hành lần đầu vào năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi các nhiều lĩnh vực khác nhau
ISO 9000 là sự thừa kế của các tiêu chuẩn đã tồn tại và sử dụng rộng rãi trước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng như của Mỹ (MIL - Q - 9058A), của
giao lưu thương mại quốc tế, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá đã thành lập ban kỹ thuật 176 soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng.
ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất được thực thi trong nhiều quốc gia và khu vực và đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo...
ISO 9000 có thể áp dụng vào bất cứ loại hình nào, ngoài áp dụng cho các tổ chức sản xuất sản phẩm vật chất, nó còn có thể áp dụng cho các tổ chức dịch vụ mà không phụ thuộc vào quy mô, chủ sở hữu và các yếu tố khác
Lần soát xét đầu tiên được thực hiện vào năm 1994 với việc ban hành các tiêu chuẩn ISO 9001:1994, ISO 9002:1994, và ISO 9003: 1994 về các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. Lần soát xét thứ hai được thực hiện vào cuối năm 2000 với sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 về hệ thống quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm các tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn ISO 9000:2000- Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng;
- Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu, thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001: 1994, ISO 9002: 1994, và ISO 9003: 1994;
- Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả;
- Tiêu chuẩn ISO 19011: 2000 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
So với tiêu chuẩn ISO 9000 :1994, những nội dung sau đây thể hiện sự thay đổi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 :
- Việc áp dụng cách tiếp cận theo quá trình
- Tính tương thích với tiêu chuẩn của hệ thống quản lý khác - Bổ sung các yêu cầu cải tiến liên tục
- Tiêu chuẩn trở nên thuận tiện hơn cho người sử dụng - Bỏ bớt sự tập trung vào sản xuất
Lợi ích của hệ thống chất lượng theo ISO 9000