4.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán gồm: một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp
và các nhân viên.
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Sao Ta
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt,
giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác
kế toán toàn công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế
của công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi
hoạt động trong công tác kế toán tài chính.
- Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp số liệu của đơn
vị kế toán cấp dưới và từ các cửa hàng cung cấp để lập thành các báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và Giám đốc công ty duyệt.
- Kế toán vốn bằng tiền: Cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế
toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết và sổ cái
tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.
Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền Kế toán công nợ Kế toán vật tư, hàng hóa, tiền lương,… Kế toán trưởng
- Kế toán công nợ: Mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo lại tình hình phải thu của khách hàng để xác định doanh thu.
- Kế toán vật tư, hàng hóa, tiền lương, tài sản cố định,…: Phụ trách việc
theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ theo quy định
hiện hành, tính lương phải trả cho người lao động,…
- Thủ quỹ: Bảo quản và thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ. Hàng ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê số lượng
tồn quỹ và đối chiếu với số liệu của kế toán thu chi. Lập báo cáo kết quả tăng, giảm lượng tiền trong kì cho kế toán trưởng.
4.3.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm; Kỳ kế toán bán niên 6 tháng đầu năm bắt đầu từ 01/01 và kết
thúc vào ngày 30/06 hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Công ty áp dụng hình thức Kế toán chứng từ ghi sổ trên máy vi tính.
Các sổ thẻ kế toán chủ yếu: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký Chứng từ ghi
sổ, Sổ Cái, Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết,…
Hạch toán hàng tồn kho: đối với thành phẩm áp dụng phương pháp kê khai định kỳ; đối với vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên; Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng; Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Về hệ thống báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty gồm:
- Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01 – DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu số B02 – DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu số B03 – DN.
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 4.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các
Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái
chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để
ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản
trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
4.4 NĂNG LỰC CHẾ BIẾN, SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG 4.4.1 Năng lực chế biến 4.4.1 Năng lực chế biến
Hiện nayFMCcó 6 xưởng chế biến gồm:
- Xưởng 1 : chế biến hàng block - Xưởng 2, 3: chế biến hàng tinh chế - Xưởng 4 : chế biến hàng IQF - Xưởng 5 : chế biến hàng tinh chế - Xưởng 6 : chế biến hàng tẩm bột Công suất chế biến: 40 tấn thành phẩm/ngày 4.4.2 Sản phẩm
Tôm tươi đông lạnh (IQF, block), tôm hấp đông IQF, tôm tẩm bột IQF các loại, tôm Nobashi đông lạnh, tôm Sushi đông lạnh, HOSO, HLSO, PTO,…
4.4.3 Thị trường
Sản phẩm của công ty có mặt tại thị trường trong và ngoài nước: Nhật,
Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nga, Singapore, EU,…. Trong đó Nhật Bản là thị
trường tiêu thụ chính của công ty, tiếp đến là thị trường Mỹ.
4.5 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, NHIỆM VỤ CỤ THỂ, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.5.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến.
- Mua bán lương thực, thực phẩm, nông sản sơ chế.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống.
- Gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản.
Tình hình hoạt động
Qua những năm hoạt động, FIMEX VN đã đặt được nền tảng vững chắc ở các thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngay năm hoạt động thứ 2 Công ty đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và đứng vào top 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất
khẩu tôm lớn nhất nước kéo dài đến 2005. Nhiều năm liền công ty dẫn đầu cả nước về lượng tôm tinh chế xuất vào Nhật Bản. Trình độ chế biến sản phẩm
thuộc hàng đầu Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ
thống phân phối lớn. Với thành tích hoạt động hiệu quả cao công ty đã được
Chính phủ tặng thưởng
- Cờ thi đua của Chính phủ liên tục trong 08 năm liền, từ năm 1997 đến năm 2004.
- Huân chương Lao động hạng 2 năm 1998.
- Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000.
- Cúp Phù Đổng năm 2005 của Bộ Công nghiệpkhen thưởng là 1 trong 10 doanh nghiệp sử dụng lao động tiêu biểu trong cả nước.
- Huân chương Lao động hạng I năm 2005.
- Cúp vàng vì sự nghiệp phát triển cộng đồng năm 2006
4.5.2 Nhiệm vụ cụ thể
- Thu mua nguyên liệu, thủy sản nhằm cung cấp cho quá trình sản xuất và kinh doanh.
- Chế biến thủy sản các loại
- Xuất khẩu, cung ứng thủy sản và sản phẩm từ thủy sản ra thị trường trong và ngoài nước.
4.5.3 Định hướng phát triển
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
Mục tiêu chiến lược: Góp phần ngày càng đáng kể trong chuỗi giá trị tạo
quan như nuôi, gieo trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ, làm
tăng việc làm, tăng của cải xã hội.
Mục tiêu cụ thể: Giữ vững uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, mở
rộng sản xuất chiều rộng lẫn chiều sâu, chủng loại sản phẩm nhằm đạt mức tăng trưởng 10-20% năm về dài hạn, đứng trong top 5 doanh nghiệp có kim
ngạch xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước.
Chiến lược phát triển và đầu tư:
Đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản và nông sản trên nền tảng
tìm hiểu khả năng cung cầu các mặt hàng cụ thể trên thị trường Thế Giới kết
hợp với thế mạnh về đất đai, lao động của địa phương.
Từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, hết sức chú trọng về chiều sâu,
các mặt hàng tinh chế nhằm tăng thế mạnh cạnh tranh, doanh số, lợi nhuận.
Việc tổ chức nuôi, trồng, chế biến có chọn lọc và tổ chức trên nền tảng
hạn chế tối đa gây tổn hại môi trường và lợi ích cộng đồng.
Triển vọng công ty
Công ty cũng hết sức coi trọng việc xây dựng chương trình tiếp thị chặt
chẽ nhằm tìm kiếm tăng thêm được nhiều khách hàng, tìm hiểu thêm thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Nam Phi, quan tâm hơn thị trường EU
cũng như các thị trường mới mở.
Nhà máy nông sản An San trực thuộc công ty đã đưa vào hoạt động cuối năm 2008 và xu hướng ngày càng ổn định hơn về các mặt hàng như thị trường
nguyên liệu, thị trường xuất khẩu,… tạo nên động lực mới cho sự thành công của công ty.
Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ LUÂN CHUYỂN
CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY
Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của
chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
* Một số chứng từ công ty thường lập và sử dụng gồm:
- Hợp đồng mua, bán. - Hợp đồng xuất khẩu.
- Phiếu thu; phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng. - Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hóa đơn xuất khẩu.
- Bảng chấm công, bảng lương, bảng kê thanh toán, … - Phiếu xuất, nhập kho;
- Đơn đặt hàng.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc công ty ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
5.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
5.2.1 Kế toán doanh thu
Bảng 5.1 Tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2012 ĐVT: đồng Ghi Nợ TK Tên TK TK 111 TK 112 TK 131 Ghi Có 5111 DT bán hàng hóa và thành phẩm nội địa 17.390.200.174 14.750.211.479 2.815.166.447 34.955.578.100 5112 DT bán hàng hóa và thành phẩm XK 578.477.000.420 921.810.200.471 2.625.454.898 1.502.912.655.789 5114 DT bán hàng nông sản 4.340.772.000 3.558.300.172 3.098.838.251 10.997.910.423 Tổng cộng: 600.207.972.594 940.118.712.122 8.539.459.596 1.548.866.144.312 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta
Công ty sử dụng TK 511 để hạch toán DTBH và CCDV. Gồm 3 TK chi tiết:
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm nội địa
TK 5112 – Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu
TK 5114 – Doanh thu bán hàng nông sản
Ta có định khoản các nghiệp vụ doanh thu trong năm 2012:
* Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm nội địa:
Nợ TK 111 17.390.200.174 Nợ TK 112 14.750.211.479 Nợ TK 131 2.815.166.447
Có TK 5111 34.955.578.100
* Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm xuất khẩu:
Nợ TK 111 578.477.000.420 Nợ TK 112 921.810.200.471 Nợ TK 131 2.625.454.898
* Doanh thu bán hàng nông sản:
Nợ TK 111 4.340.772.000 Nợ TK 112 3.558.300.172 Nợ TK 131 3.098.838.251
Có TK 5114 10.997.910.423
5.2.1.2 Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu
nhập khác
a) Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính
Bảng 5.2 Tổng hợp doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2012 ĐVT: đồng Ghi Nợ
TK Tên TK
TK 111 TK 112 TK 131 TK 413
Ghi Có
5152 Lãi tiền gửi, cho vay, cổ tức và LN được chia 5.071.680.000 2.290.341.555 650.698.417 - 8.012.719.972 5153 CL lãi tỷ giá - - - 968.288.551 968.288.551 Tổng cộng: 5.071.680.000 2.290.341.555 650.698.417 968.288.551 8.981.008.523 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta
Công ty sử dụng TK 515 để hạch toán DT từ HĐTC. Gồm 2 TK chi tiết:
TK 5152 – Lãi tiền gửi, cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
TK 5153 – Chênh lệch lãi tỷ giá
Ta có định khoản các nghiệp vụ doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 như sau:
* Lãi tiền gửi, cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia:
Nợ TK 111 5.071.680.000 Nợ TK 112 2.290.341.555 Nợ TK 131 650.698.417 Có TK 5152 8.012.719.972
* Chênh lệch lãi tỷ giá:
Nợ TK 413 968.288.551 Có TK 5153 968.288.551
b) Kế toán các khoản thu nhập khác
Bảng 5.3 Tổng hợp thu nhập khác của công ty năm 2012
ĐVT: đồng Ghi Nợ TK Tên TK TK 111 TK 112 TK 131 Ghi Có 7111 Được thưởng - - - - 7112 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 459.722.130 210.320.784 297.806.922 967.849.836 Tổng cộng: 459.722.130 210.320.784 297.806.922 967.849.836 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta
Công ty sử dụng TK 711 để hạch toán các khoản thu nhập khác. Gồm 2 TK
chi tiết:
TK 7111 – Thu nhập khác: được thưởng.
TK 7112 – Thu nhập khác: thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Ta có định khoản các nghiệp vụ DT từ thu nhập khác trong năm 2012 như sau:
* Thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111 459.722.130 Nợ TK 112 210.320.784 Nợ TK 131 297.806.922 Có TK 7112 967.849.836 5.2.2 Kế toán chi phí 5.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Bảng 5.4 Tổng hợp giá vốn hàng bán tại công ty năm 2012
ĐVT: đồng Ghi Có TK Tên TK Ghi Nợ TK 155 TK 156 TK 157 6321 Thành phẩm 1.311.720.472.899 1.311.209.680.121 - 510.792.778 6322 Hàng hóa 68.214.238.955 - 68.202.120.995 12.117.960 6324 Khoai lang 55.170.669.338 32.279.338.972 22.791.002.148 100.328.218 Tổng cộng: 1.435.105.381.192 1.343.489.019.093 90.993.123.143 623.238.956
Công ty sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Gồm 3 TK chi tiết:
TK 6321 – Thành phẩm
TK 6322 – Hàng hóa TK 6324 – Khoai lang
Ta có định khoản các nghiệp vụ chi phí GVHB trong năm 2012 như sau:
* Thành phẩm: Nợ TK 6321 1.311.720.472.899 Có TK 155 1.311.209.680.121 Có TK 157 510.792.778 * Hàng hóa: Nợ TK 6322 68.214.238.955 Có TK 156 68.202.120.995 Có TK 157 12.117.960 * Khoai lang: Nợ TK 6324 55.170.669.338 Có TK 155 32.279.338.972 Có TK 156 22.791.002.148 Có TK 157 100.328.218 5.2.2.2 Kế toán hàng bán bị trả lại
Bảng 5.5 Tổng hợp hàng bán bị trả lại tại công ty năm 2012
ĐVT: đồng Ghi Có TK Tên TK Ghi Nợ TK 111 TK 112 TK 331 531 Hàng bán bị trả lại 12.791.928.919 5.100.413.332 3.812.770.962 3.878.744.625 Tổng cộng: 12.791.928.919 5.100.413.332 3.812.770.962 3.878.744.625 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta