Các tỷ số tài chính dùng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 36)

Việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ rất quan trọng đối với nhà quản

trị vì nó giúp cho họ có thể đề ra những quyết định đúng đắn cũng như

những kế hoạch, chiến lược trong tương lai, chẳng hạn như tung ra thị trường sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Là biện pháp quan trọng để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh.

3.1.3 Các tỷ số tài chính dùng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh

3.1.3.1 Các tỷ số thanh khoản

Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số

thanh khoản ngắn hạn và tỷ số thanh khoản nhanh. Số liệu sử dụng để tính hai

tỷ số này được lấy ra từ bảng cân đối kế toán.

T số thanh khoản ngắn hạn (Tỷ số thanh khoản hiện thời)

Giá trị tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư

chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

Tỷ số thanh khoản ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Tỷ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn hoặc có thể là do hàng tồn kho ứđọng, ...

T số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả

năng thanh toán. Tỷ số thanh khoản nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh

Tỷ số thanh khoản ngắn hạn

Giá trị tài sản lưu động

Giá trị nợ ngắn hạn = (Lần) (2.1) Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn (Lần) (2.2)

toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh khoản nhanh.

Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán.

3.1.6.2 Các tỷ số về hiệu quả hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho

của một công ty. Chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao

nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với

hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho Công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở

hàng tồn kho.

Vòng quay khoản phải thu

Tỷ số vòng quay khoản phải thu là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh tốc độ biến đổi

các khoản phải thu thành tiền mặt.

Doanh thu thuần

Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ

Hàng tồn kho bình quân =

2

Doanh thu thuần

Vòng quay khoản

phải thu = Khoản phải thu bình quân

Khoản phải thu

đầu kỳ +

Khoản phải thu

cuối kỳ

Khoản phải thu

bình quân = 2 (2.3) (lần) (2.5)

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các

khoản bán chịu). Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu

hồi các khoản phải thu.

Hệ số này theo nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.

Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

trong công ty. Tỷ số này cho biết mỗi một đồng giá trị tài sản của doanh

nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

3.1.6.3 Các tỷ số về khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

x 100

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

Số ngày trong năm

Kỳ thu tiền bình

quân = Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần

Vòng quay tổng tài sản =

Tổng giá trị tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng ROS =

Doanh thu thuần

Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản bình quân (2.6) (2.7) (2.8) (2.4) x 100

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của

vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao

nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các

cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 36)