8. Cấu trúc khóa luận
3.1.1. Tài năng thiên bẩm
Những bàn luận chính của Kant về tài năng thiên bẩm nằm trong trong
Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798) và Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Đặc điểm chính yếu của tài năng thiên b ẩm, theo Kant, là tính độc đáo, theo đó, thiên tài là một “người sử dụng tính độc đáo và từ chính mình tạo ra những gì mà thông thường phải được học dưới sự hướng dẫn của những người khác” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b). Bản thân tính độc đáo có hai phương diện: thứ nhất, nó “không phải là sự tác tạo có tính bắt chước” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b); thứ hai, nó “phát hiện ra những gì không thể dạy và học được” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b tr. 318, tr. 234). Ở phương diện đầu, tài năng thiên bẩm không mô phỏng tự nhiên cũng không mô phỏng những sản phẩm tạo tác khác; ở phương diện sau, những đặc trưng của tài năng thiên bẩm như là một năng lực không thể được dạy hay truyền lại được. Tính độc đáo như thế, cho dù là hiếm, sẽ là “cuồng tín” một cách tiềm tàng, bởi lẽ theo định nghĩa, nó không được đặt vào kỷ luật bởi một đối tượng hay bởi một bộ chuẩn tắc nào cả. Do đó, Kant cố gắng giới hạn nó bằng cách đề xuất rằng “tính độc đáo của trí tưởng tượng được gọi là tài năng thiên bẩm khi nó hài hòa với những khái niệm”, một tư tưởng được ông mở rộng và phát triển hơn nữa trong Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Trong Phê phán năng lực phán đoán (1790a) Kant kết hợp các phương diện khác nhau của tài năng thiên bẩm được nêu ra trong Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b). Tài năng thiên bẩm vẫn được định nghĩa bằng tính độc đáo, nhưng giờ đây nó được mô tả là “một tài năng tạo ra được cái gì mà không có quy tắc nhất định nào có thể được mang
48
lại” (Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Tài năng này được giới hạn bởi sự đòi hỏi rằng những sản phẩm của nó phải là có tính mẫu mực điển hình, “tuy bản thân không bắt nguồn từ sự mô phỏng nhưng chúng phải phục vụ cho mục đích này c ủa những người khác” (sđd.). Thêm vào đó, một tài năng thiên bẩm không thể mô tả quy tắc (mà nó dùng để) tạo ra sản phẩm, vốn được tự nhiên đề ra cho nghệ thuật. Kant tiếp tục phân biệt giữa công việc mô phỏng và công việc tiếp bước của tài năng thiên bẩm: công việc trước có tính cách “nô lệ” trong khi công việc sau liên quan đến người môn đệ đặt “tài năng của chính họ vào sự thử thách” và cho phép sản phẩm của tài năng thiên bẩm khêu gợi lên “những ý tưởng độc đáo” của họ. Cho nên mỹ thuật, hay sản phẩm của tài năng thiên bẩm, trình bày “những ý niệm thẩm mỹ” vốn là những biểu tượng của trí tưởng tượng - “một giới tự nhiên thứ hai [được sáng tạo] từ chất liệu mà tự nhiên hiện thực đã mang lại cho nó” - gây ra “hàng lo ạt những biểu tượng tương tự” (Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Ý niệm thẩm mỹ khơi gợi lên cũng như được tạo ra bởi một sự hài hòa giữa quan năng của trí tưởng tượng và quan năng của giác tính [vốn là cái làm nên] đặc trưng của thiên tài.
Trên cơ sở những lí thuyết về tài năng thiên bẩm, trong cuốn Phút giây huyền diệu nhà văn đề cập đến Vũ Trọng Phụng. Ông coi Vũ Trọng Phụng là một trong những tài năng, tài năng thiên b ẩm. Để có những thiên phóng sự hay và đặc sắc nhà văn đã phải thâm nhập thực tế, lăn lộn khắp hang cùng ngõ hẻm. Để viết Kỹ nghệ lấy tây, Lục sì, Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng đã lăn lộn đến mấy ổ lầu xanh ở ngõ Hàng Mành, ngõ Hàng Hương… rồi đi những nơi có nhiều trại lính Tây, tiếp cận các bà lấy tây. Để viết Cơm thầy cơm cô nhà văn phải ăn mặc như một người làm công, hằng ngày chan hòa trò chuyện với những con sen, con ở, nghe họ kể về ông chủ của mình. Nhà văn đã thoát ra khỏi mình để sống cuộc sống của người khác. Sự thành công của nhà văn là ở sự dũng cảm ngoài ra còn có sự trợ lực của sức tưởng tượng thiên phú, tài
49
năng ngôn ngữ và học vấn của nhà văn. Khởi nguồn chỉ từ những mẩu huyện vụn vặt được nghe kể vậy mà chỉ sau hai tháng nhà văn họ Vũ đã trịnh trọng đặt lên tay người kể cuốn sách dày hơn 300 trang. Và người nọ đọc xong đã ôm lấy cái thân xác gầy gò của nhà văn mà thốt kêu: “Thực là một thiên tài! Một thiên tài!”
Nhà văn Ngọc Giao từng đánh giá Vũ Trọng Phụng là người có khả năng kinh tưởng và tạo tác mạnh phi thường được trời phú cho.
3.1.2. Lao động nghệ thuật
Nếu như lao động sáng tạo ra con người, thì lao động nghệ thuật sáng tạo ra con người nghệ sĩ... Người nghệ sĩ phải tự tạo luôn luôn thì mới sáng tạo được tác phẩm. Tự tạo bằng cách tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự nhào nặn thường xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy tiếp tục sáng tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đ ến bàn viết, lúc ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu và chỉ còn cái việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn tác phẩm trong tâm trí và chỉ việc phiên d ịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng chữ hay bằng nét vẽ hoặc màu s ắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào bàn hay vào xưởng, anh chỉ mới có cái “khung”, chỉ mới có một niềm xúc động. Nhưng anh còn phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm xúc động ấy đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải vật lộn trầy xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của màu sắc, của âm thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh c ảm thấy đang hình thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không hình thành được.
Một nhà phê bình (...) thường đơn giản hóa vấn đề đi, không thâm nhập vào quá trình biện chứng của việc sáng tạo nghệ thuật, cho nên không bắt được phép biện chứng của sự sáng tạo nghệ thuật.
50
Lao động để kiếm sống là việc mà con người vẫn làm và đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên hành tinh chúng ta. Và viết văn để kiếm sống, kiếm tiền bằng ngòi bút của mình không có gì là xấu xa. Nhà văn viết nên tác phẩm của mình, là cả một quá trình lao động bền bỉ và nghiêm túc. Ma Văn Kháng coi việc viết lách văn chương như những cơn điên rồ thuần khiết, những trận mê sảng triền miên, và ông tin là rất nhiều nhà văn đã sống trong những phút giây như thế trong quá trình sáng tác của mình. Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng chỉ có điên khùng, mê si, rồ dại mới có đủ sức mạnh siêu thường để làm được cái công việc sáng tạo nhọc nhằn, khốn khổ như thế. Ăn đói. Mặc rét. Bệnh tật đầy người. những ngón tay co quắp vì căn bệnh tê thấp. Ngọn đèn dầu đùn khói đen xì…vậy mà ngòi bút vẫn chạy trên những trang giấy. Dù cho gia c ảnh có bần hàn, bị bạc đãi hay khinh rẻ, bị ép buộc giữa muôn vàn cấm kị, thậm chí bị đe dọa và tù đày. Trước mắt là tiền đồ chư hứa hẹn điều gì, chắc gì đã qua được vòng kiểm duyệt, nhuận bút bèo bọt, liệu có đọng lại trong tâm trí b ạn đọc không…Vậy mà nhà văn không hề hấn gì, vẫn hăng say sáng tác. Như Vũ Trọng Phụng viết trong những cơn ho bệnh lao phổi, Nguyên Bình hoàn thành tác phẩm Tôi và những người mù trong những cơn đau của bạo bệnh.
Nhà văn Ma Văn Kháng chia s ẻ về sự ra đời của những tác phẩm qua quá trình viết những tiểu thuyết hình s ự. Ông tự nhận mình là một người may mắn khi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các chiến sĩ ngành an ninh nước ta, ông đã được các chiến sĩ cho tiếp cận với các công việc của những người có liên quan đến cái thiện cái ác, một công việc lớn lao và vô cùng cao cả. Trong sổ tay của mình, tác giả còn ghi chép đầy ắp những vụ án vô cùng nguy hiểm, những chi tiết rùng rợn mà li kì, thú vị. Thâm nhập vào lĩnh vực này mới cảm nhận hết những điều đặc biệt của nó, thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề đơn giản chút nào: điều tra, khám phá cái ác, khuất phục để chiến thắng nó đâu chỉ là chuyện đuổi bắt, đấu súng, đấu võ mà còn là c ả một
51
cuộc đấu trí, đấu lòng gian nan giữa hai mặt tồn tại của cuộc sống. Đôi khi là sự đối đầu giữa sự sống và cái chết. Nhà văn chia sẻ: Thử thách lớn lao và quyết liệt nhất là sự sống trước cái chết. Đấu tranh chống lại cái ác, để bảo vệ sự sống. Và ông tin rằng mỗi chiến sĩ đều sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp. Chúng ta sống ở đời không phải chỉ để ra nụ ra hoa mà còn đ ể mang thương tích. Và chính đây là ý tưởng để nhà văn nảy nở ra những câu chuyện, những con chữ. Tác giả đã không ngần ngại khi viết về cái chết của những chiến sĩ an ninh. Trong Bóng đêm Trừng đã hy sinh trong một lần truy đuổi một tên đại ác. Hay Điền trong tiểu thuyết Bến bờ cũng vậy, anh hy sinh ở tuổi 26 khi đã tiêu diệt Nghiệm đại gian ác. Tất cả những cái chết ấy đều ánh lên sự tốt đẹp. Cái chết là sự hoàn thiện về nhân cách, là tận cùng của Bến bờ khi đã vượt qua Bóng đêm. Với tác giả, trong cách nhìn nhận cuộc sống bằng văn chương, ông nhận ra rằng sự chi phối đến cảm xúc chính là cái đẹp và cái thiện, nó mang s ự bi hùng và tráng lệ, trong đau thương mất mát có sự kiêu hãnh, các tác phẩm hình sự của ông ra đời đã phần nào chuyển tải được nội dung và tư tưởng của nhà văn đến bạn đọc. Mỗi cuốn sách mang trong nó một tư tưởng đẹp [5].
Nhưng ngoài sự cống hiến, ngoài tinh thần văn chương để có động lực sáng tác, nhiều nhà văn cũng phải coi công việc viết lách như một nghề lao động để sau đó thu về giá trị vật chất. Nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Tiền không phải là mục đích. Tiền chỉ là kết quả” Vậy nên mới có chuyện: “Thành ra, khi tác phẩm thơ của mình in xong, đến nhà xuất bản lĩnh nhuận bút, thi sĩ Xuân Diệu đòi được xem bảng giá trả cho mỗi bài thơ của ông, ông có quyền vậy, ông bảo: thơ tôi không phải rau muống, muốn trả bao nhiêu thì trả cũng được”. Đây là cách biểu hiện hơn ai hết nhà văn thấu hiểu gí trị của những đứa con tinh thần mà mình viết ra, nó là những phần thưởng cho quá trình lao động nghệ thuật cần mẫn
52
3.2. Bạn đọc
3.2.1. Bạn đọc phổ thông
Bạn đọc là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học.
Thực ra tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách quan c hứ không phải là một hoạt động cá nhân chủ quan thuần túy. Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ánh, nhận thức thế giới.
Bạn đọc không đồng sáng tạo với nhà văn, nhưng lại là một yếu tố bên trong của sáng tác. Người đọc với các sáng tạo nghệ thuật cũng như là người tiêu dùng trong lao động sản xuất. Điều này được các nhà văn chú ý đến từ rất lâu. Bác Hồ đã đưa một hệ thống các câu hỏi: “Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như thế nào?” để hướng tới sự tiếp nhận của bạn đọc.
Bạn đọc phổ thông là những người đọc sách ở mức độ ham thích, hay giải trí, thường có những đánh giá dễ dãi và mong muốn tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức. Nhà văn coi sự ưu ái, lưu tâm c ủa bạn đọc như một diễm phúc. Ma Văn Kháng chia sẻ rằng ông đã rất vui mừng khi nhận được lời khen của một em học sinh tiểu học. Đó là bài Khát vọng về một cái đẹp bài in số 2 năm 2012 trên tạp chí Văn nghệ quân đội ngày 2/3/2012. Theo ông thì bạn đọc không phân biệt lứa tuổi, chỉ cần cảm nhận được cái hay của tác phẩm. Một cuốn sách như sợi dây vô hình nối người đọc với tác giả, tác giả vừa viết vừa giao lưu với bạn đọc, nhà văn lúc ấy không hề đơn độc. trước khi viết tác phẩm theo nhà văn Ma Văn Kháng thì nhà văn nên xác định đối tượng độc giả của mình như thế nào để viết tác phẩm đáp ứng tốt nhất thị yếu của bạn đọc [8].
Trong Phút giây huyền diệu, nhà văn chia sẻ: “thế đấy trong cái sự chết của nhà văn, ngoài cái nguyên nhân do cái đố kị của đồng nghiệp còn là cái
53
duyên do cơ bản này: sự thờ ơ của bạn đọc! Sự thờ ơ của bạn đọc! Đó là một thực cảnh đáng buồn. Tuy nhiên bình tĩnh trở lại, tôi lại nhận ra: ở phía ngược chiều, còn một thực cảnh khác đáng để an ủi các nhà văn và đưa tin yêu trở lại cho chúng ta.” [10, 127]
3.2.2. Bạn đọc - phê bình văn học
Bạn đọc phê bình văn học là những người đọc tác phẩm với mục đích là nghiên cứu, tìm ra cái hay cái dở, cái đặc biệt… nghiêng về lí luận.
Ma Văn Kháng viết: “Rắc rối thế! Viết sách là một hoạt động nghệ thuật. Đọc sách cũng là một hoạt động nghệ thuật là hoạt động mĩ cảm. Nghĩa là hoạt động có tính cách trực tiếp, không cần tìm kiếm lâu la gì. Rồi nhà văn đưa ra ví dụ về trường hợp của Nguyễn Đình Thi, khi nghe những lời phê phán về tác phẩm của mình, ông đã kìm nén giận giữ khi nói rằng, khi ông chủ tâm vẽ con ngựa, thì các nhà phê bình chê là ông vẽ không giống con trâu” [10, 139]
Nhà văn Nguyễn Khải lại rất coi trọng bạn đọc có chuyên môn cao, bạn đọc chuyên nghiệp. Ông đã rất đúng vì hơn ai hết bạn đọc có chuyên môn, họ am hiểu và sẽ có những đánh giá nhận xét đúng đắn.
Nhà văn có chủ ý riêng, nhà nghiên cứu cũng có lí lẽ riêng. Vả chăng bạn đọc chuyên nghiệp giờ đây cũng bận rộn quá chẳng còn thời giờ và tâm huyết để đi tìm ngọn nguồn cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Nhưng cũng có một ngày, nhà phê bình tìm gặp tác giả và thừa nhận rằng đến bây giờ khi đọc lại tác phẩm thì mới nhận thấy cái hay cái đeph trong từng con chữ. Ví dụ như có thời nhà văn Vũ Trọng Phụng đã suýt b ị quăng ra bên lề đường đó thôi, vì bạn đọc và giới phê bình lúc đó chưa hiểu và lên án tác phẩm của ông. Hay như Thơ Mới, sau bao nhiêu cuộc tranh luận, bàn cãi thì Thơ Mới vẫn trở về bục vinh quang của nó [21].
Nói chung, nhìn một cách tổng quan thì bạn đọc vẫn là cội nguồn và sự sống của nhà văn. Bạn đọc nào thì nhà văn nấy. Qua thời gian, mọi sự vật đều
54
trở về trật tự của nó. Chân lí, lẽ phải nằm ở phía bạn đọc! Vượt qua tất cả các thể chế, thủy chung bạn đọc vẫn là người cầm cân nảy mực, ra quyết định vô tư khách quan và sáng suốt. Không hiểu vào năm Dostoiepxki mất (1881) dân số Peterbourg là bao nhiêu mà đám tang ông tính ra có kho ảng 80.000 người dân đi sau linh c ữu nhà văn. Đám tang Xuân Diệu và Nguyễn Tuân thì đông nghẹt đến tắc cả đường phố. Đây là mối nhân duyên giữa nhà văn và bạn đọc khởi nguồn từ những trang văn đ ầu riên cho đến khi mãi mãi xa rời, chia lìa.