Truyện ngắn

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của ma văn kháng trong tập tiểu lận phút giây huyền diệu (Trang 40)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.1. Truyện ngắn

Ở phương Tây, thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn so với các thể loại khác, nó xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉ XIX, phát triển lên đỉnh cao nhờ các sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A Hoffmann và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX. Tên gọi truyện ngắn đã thể hện khá rõ diện mạo của nó: truyện ngắn thì tất nhiên là ngắn! Không cần phải dùng lối triết tự hoặc tìm ra cái ngữ nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” mà nhìn vào phương thức tồn tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy sẽ có ngay một ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn: đó lầ một kì quan nghệ thuạt bé nhỏ nhưng có sức gợi lớn.

36

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khác với tiểu thuyết, là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người.” [3].

Các nhà văn từng sáng tác truyện ngắn đã có những suy nghĩ về truyện ngắn khác nhau. Đáng chú ý là lời bàn luận của Kóntantin Paustovski:

“Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó có cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường”

Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện ngắn là một thể tài mà hình thức nhỏ nhưng không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Được sinh ra như những câu chuyện kể hằng ngày rất tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc với sức mạnh dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Đến nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới. Ở Việt Nam, truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy Tốn được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối phương tây. Sau nó, văn học Việt Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều nhà văn có tài và có duyên với thể loại văn học này, Ma Văn Kháng là một nhà văn như vậy.

Trong cuốn tiểu luận bút kí Phút giây huyền diệu, nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Theo tôi, chính là do năng lực ôm chứa của truyện ngắn ngày càng tỏ ra vô tận nên huyện có đầu đuôi. Một thoáng ưu tư vô cớ. Tất cả đều có thể là truyện ngắn.thẻ tài này trong những năm gần đây mang một tầm vóc lớn lao về tư tưởng và nghệ thuật rất đáng nể trọng. Và đó là nguyên nhân khiến cho những định nghĩa về nó trong các sách giáo khoa kinh điển đã trở nên bất cập. Điều này có th ể cũng đã xảy ra ở các phạm trù chính trị, kinh tế, xã hội,…Ví dụ: định nghĩa về chủ nghĩa tư bản, về giá trị thặng dư, về bóc lột,…đã có, chỉ là thích hợp với những thời kì trước. Chẳng hạn nếu coi

37

truyện ngắn chỉ là tình huống (moment) thì có nghĩa chỉ công nhận thuộc thể loại này những truyện ngắn kiểu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…thôi. Truyện ngắn nên được coi là một loại hình nghệ thuật khám phá cuộc sống một cách tự do nhất và gây ấn tượng, xúc cảm mạnh và sâu ngay lập tức. Vậy thôi

Dung lượng của truyện ngắn tự do. Cả một đời người. Riêng biệt khoảnh khắc. Một câu chuyện có đầu đuôi. Một thoáng ưu tư vô cớ. Tất cả đều có thể là truyện ngắn.” [10, 204-205].

Qua thực tế sáng tác, nhà văn Ma Văn Kháng đưa ra các tiêu chí về truyện ngắn: truyện ngắn không phải là truyện vừa, không phải là tiểu thuyết, trước hết là do độ ngắn của trang chữ. Có thể là từ vài chục dòng đến trên dưới 10.000 chữ, thông thường ở Việt nam, trung bình là 6.000 chữ. Vừa đủ in trong 1 trang đến 2 trang báo Văn Nghệ. Sau nữa truyện ngắn cần đạt những yêu cầu: tập trung chi tiết trong cốt truyện có trọng điểm, gây được ám ảnh và xúc động trong người đọc đây chính là yếu tố thành bại của truyện ngắn.

Ngoài ra nói đến truyện ngắn là phải nói đến văn. Văn trong truyện ngắn có yêu cầu rất nghiêm ngặt, đây là nơi bộc lộ tài năng thực sự của nhà văn. Văn trong truyện ngắn phải như trạm trổ, văn trong truyện ngắn rất cần có duyên và hóm một chút. Theo nhà văn Ma Văn Kháng thì ông thích những truyện ngắn mở ra những không gian thật thoáng đãng, với những nhân vật sống thật hồn nhiên.

Ông cũng không ngần ngại bộc lộ tạng văn của mình, ông không sợ dư luận sẽ bó buộc khả năng của mình, ông tin vào sức hấp dẫn lòng người của từng con chữ trong truyện ngắn của ông. Ma Văn Kháng chia sẻ: “Một số truyện ngắn của ông được dư luận quan tâm, thường thể hiện các khuynh hướng: trước hết là ở tạng truyện thế sự nhưng đậm đà chất trữ tình, bao giờ trong truyện ngắn của ông cũng âne náu đâu đó bóng hình ẩn dụ. Sau tạng truyện là đến những câu mở đầu, câu mở đầu như sự khai thông cho giọng điệu của cả truyện ngắn. Cốt truyện luôn được coi trọng, nó là ý đồ để khai

38

triển câu chuyện, cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng thường bắt nguồn từ một sự kiện thoạt đầu nào đó đã xảy ra ở cuộc đời, rồi tích tụ, bổ sung biến hóa dần dần cho tới khi hoàn thiện. Tôi nghĩ, một cốt truyện như thế thường có yếu tố đời sống, yếu tố cuộc đời. Ông cũng quan tâm đến tính triết luận trong truyện ngắn, trong các truyện ngắn ông thích thì ông thường tìm được điểm nhấn, tức đó là cơ hội để nhà văn triển khai việc luận bàn ngoại đề.” [10, 207]. Theo ông, truyện ngắn muốn tạo được ấn tượng, phải có những cái mấu mắc vào lòng bạn đọc, ngoài chi tiết thì còn cần các điểm nhấn này. Và điều tất nhiên là những điều ở trên đều phải tuân theo “quy tắc sống còn” đó là phải tự nhiên, không được gò bó, cưỡng ép và nhồi nhét ý tưởng của mình. Truyện ngắn như dòng chảy tự nhiên của đời sống

Nhà văn Ma Văn Kháng cho truyện ngắn như một thách thức:“Có được một truyện ngắn hay với tôi bao giờ cũng là một thử thách, một ước ao, một run sợ, run sợ trước cái nghiệt ngã của hoàn cảnh; muốn làm một cái gì đó thật thỏa sức trong một khuân khổ eo hẹp. Run sợ vì năng khiếu? Viết truyện ngắn hơn một lần đòi hỏi phải có khiếu năng riêng. Bởi vì, đã có những lúc tưởng như có nó trong tay rồi, mà hóa ra mình tự lừa mình. Vì đã đầy đủ tất cả, nào cốt truyện,nào tình tiết, nào nhân vật, nào ngôn ngữ…Mà vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó như là thiếu một linh hồn quanh quất ám ảnh, cái tạo ra duyên, tạo ra trường hấp dẫn, tạo ra hương vị, phẩm chất văn học đích thực” [10, 210]. Theo nhà văn thì một truyện ngắn hay nhất thiết là một truyện ngắn để lại ấn tượng- một ấn tượng riêng, đặc sắc được tạo nên từ sự tổng hòa của tất cả các yếu tố, từ cái linh hồn ám ảnh vừa là cái thấu triệt, hòa quyện, vừa là cái chiết xuất ra từ tất cả, vừa man mác vừa âm vang dư vị ảo giác, mê hoặc. Đó là kết quả của nội dung tan hòa trong hình thức kể chuyện.

Ngoài ra ông còn đề cập đến những thao tác cần phải có và những khó khăn cần phải vượt qua để có được một truyện ngắn. Với nhà văn, như một thói quen, một cốt truyện là một cái gì đó đã xảy ra trong đời sống của nhà

39

văn. Và nhờ vào trí tưởng tượng, biến hóa để trở thành hoàn thiện. truyện ngắn thể tài tự sự cỡ nhỏ nầy, thật muôn hình nghìn vẻ, vì vậy nên cốt truyện của nó cũng rất đa dạng và còn đang không ngừng biến đổi trên con đường hiện đại hóa của thể loại một cốt truyện hay mang ở trong nó một hai nhân vật có cá tính đặc sắc với hàng loạt hành động, đặc biệt là hành động bên trong. Một cốt truyện còn bao gồm trong nó ăm ắp các chi tiết, tình tiết quán triệt ý nghĩa chủ đề.

Hơn nữa, theo nhà văn Ma Văn Kháng, truyện ngắn hiện đại theo ông có chiều hướng nghiêng về ngụ ngôn. Đó là điều mà nhà văn phải chống lại bằng cách, trong khi ham mê ý nghĩa toát lên ở mỗi tình tiết, phải luôn luôn nhắc mình, hãy miêu tả thật cụ thể, xác thực, làm sao cho nó thực sự là nó đã, chứ không phải là cái gì khác, mặt khác các chi tiết như thế phải tràn đầy, sung mãn nghĩa là nó phải là cuộc sống thật dồi dào và nghiêm ngặt. Đây là kinh nghiệm của một nhà văn đi trước, mà các nhà văn thế hệ sau nhìn vào đó để học tập và cho ra đời những truyện ngắn hay và đặc sắc: “Viết xong một truyện ngắn tôi thường giữ lại ở dạng bản thảo khá lâu trước khi gửi đi in. khoảng cách thời gian khiến ta trở nên khách quan hơn với cái chế phẩm văn chương của ta. Tách mình ra khỏi vị trí chủ thể, trở thành một độc giả đơn thuần, khó thay, nhưng nếu không hoàn toàn thì cũng không tỉnh táo để nhận ra mình” [10, 214]. Tức theo ông, nhà văn phải đặt mình ở vị trí khách quan nhất để nhìn nhận tác phẩm của mình, tránh cái nhìn chủ quan.

Nói đến câu chữ trong truyện ngắn, nhà văn cho rằng: câu chữ tiêu dùng trong truyện ngắn là cả một nỗ lực to lớn và nó thường là yếu tố quyết định thành bại của một truyện ngắn. Có những truyện ngắn nội dung tư tưởng bình thường nhưng đọc thì cứ mê đi bởi những câu chữ. Nhà văn Bùi Bình Thi nói: Chữ trong văn xuôi cần có men. Có thể thấy đây là một cách nói ví von khá hay, câu chữ trong truyện ngắn nó lên men và tỏa hương, nó dẫn dắt quyến rũ, nó là cái hồn của câu chuyện.

40

Ngoài những yếu tố trên, nhà văn Ma Văn Kháng còn có một điều kiện sinh tử mà ông luôn cố gắng thực hiện, chính là ở chỗ: phải có được những yếu tố nghệ thuật gây được âm hưởng lâu bền khi bạn đọc rời trang sách. Nói như vậy để thấy một truyện ngắn cần mang một cá tính riêng, đây là dấu ấn để phân biệt tác giả này với tác giả khác. Nó là tài năng riêng, không thể trộn lẫn, dẫu rằng có kể lại chung một cốt truyện đi chăng nữa.

Không dừng lại ở lí thuyết đơn thuần, nhà văn Ma Văn Kháng đưa người đọc vào từng trang văn cụ thể của mình, như một minh chứng sắc nét. Trong truyện ngắn Một chiều dông gió của mình, ông tự nhận thấy rằng nó sẽ thật cằn cỗi nếu thiếu đi cái khung cảnh tráng lệ và hoang dại cuả cơn giông chiều với tiếng sấm sét rung trời và những cơn lốc cùng với những hạt mưa nặng lớn xiên chéo như những mũi tên bắn. Và sau cuối là hình ảnh con bướm vàng từ một cõi hoàn vũ nào bay đến đậu trên những bọ quần áo căng trên dây phơi của những người thợ thuyền trai trẻ, lam lũ trong lao động khổ sai, đánh thức trong họ bản năng và phẩm cách c ủa con người. Nhà văn còn đề cập đến sức gợi của một câu chuyện thông qua các đoạn văn trữ tình có tính luận đề được viết một cách kĩ càng như đang cố tình gây ấn tượng cho người đọc [5].

Truyện ngắn San Cha Chải được viết một cách ngẫu nhiên. Cốt truyện khá đơn giản: Hồi kháng chiến chống Pháp, có một anh du kích Mèo nhận nhiệm vụ áp tải một ten trùm phỉ xã bắt được ra huyện, dọc đường đi, tên trùm phỉ tỉ tê trò chuyện, gợi mở tình cảm dan tộc khiến anh du kích mủi lòng. Sau đó đến một con suối, anh cởi trói cho nó tắm, rồi giao súng cho hắn để mình tắm. Kết quả tên trùm phỉ dùng súng bắn anh du kích, may mà không trúng rồi ù té trốn chạy mất vào rừng. Giọng điệu của truyện ngắn này là cái lối xưng hô mình mình ta ta thân thiết, suồng sã mang hơi hướn của dân ca. Tác giả dường như đã phải vận dụng hết tất cả những hiểu biết, kỉ niệm, ấn tượng của ông trong nhiều năm dài sống ở miền núi để viết được truyện ngắn này. Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ trong cuốn “Phút giây huyền diệu”:“Cái

41

giếng nước ở trong truyện có đàn chim bay qua soi bóng, nơi con trai con gái trong bản San Cha Chải tới soi gương là cái giếng nước bờ be bằng đá xanh xây kiểu cẩm quy tôi đã thấy ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương. Cái miếu quan âm là cái miếu thờ tôi đã đi qua, đã đặt cây sậy để cầu may trên đường từ Bắc Hà đến Xin Ma Cai. Cái tục người Mèo một khi bị dây trói là không nên người và cái cách giải quyết đầy sáng tạo của Tủa, anh trai Pao, là hiểu biết tôi thu nhận được trong những năm tham gia tiễu phỉ ở Lào Cai. Lí lẽ của Mo Chúng, bậc thánh triết dân dã, chẳng hạn: Nước ở dưới sâu nước không có ích, nước muốn có ích phải chuyển động lên mặt đất. Muốn hữu ích phải làm việc là triết lí dân gian cổ mà tôi đ ọc được ở trong sách. Thầy giáo Tính, nguyên mẫu tên y trang, là người tôi đã ăn ở cùng trong thời gian tôi lên công tác ở xã vùng cao n ọ. Tất tật không loại trừ một ch tiết nào, nếu nó có thể hòa nhập có lợi cho tổng thể hình tượng là lập tức sử dụng. Kể cả câu hát của ông Mo: Mười tuổi tắm không biết rét. Hai mươi tuổi yêu không biết mệt. Ba mươi tuổi bắt chim không cần nỏ. Bốn mươi tuổi giỏi buôn bán đường xa. Đó là bài hát của người Lào Sủng, người Mẹo ở Lào tôi mới sưu tầm được trong dịp đi thăm đất nước này, năm 1997” [10, 227]. San Cha Chải, theo tác giả tự đánh giá, với một cốt truyện đơn chiều, chỉ trở nên một thiên truyện có sức gợi nhờ một không gian được miêu tả một cách có ý thức. Ở đây, bầu không khí thanh sạch, vòm trời bát ngát mở tám cánh cửa, con dốc, mùi cỏ ngải, cái giếng nước là môi trường hành động của nhân vật, không có chúng thì không có truyện này. San Cha Chải viết theo lối truyện truyền thống, đó là do nội dung và tạng viết của tác giả quy định.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật của ma văn kháng trong tập tiểu lận phút giây huyền diệu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)