8. Cấu trúc khóa luận
2.4.2. Tiểu thuyết
Nếu coi truyện ngắn như một lát cắt của cuộc sống thì tiểu thuyết lại là cả cuộc sống toàn vẹn với nhiều chiều. Nếu truyện ngắn chỉ là một mắt xích một quãng đoạn, thì tiểu thuyết lại là trọn vẹn cả quá trình. Hay như chính nhà văn Ma Văn Kháng đã dẫn lời của G.Macket: “Viết tiểu thuyết là xây các viên
42
gạch, viết truyện ngắn là chuẩn bị hồ và vữa. Truyện ngắn là một mũi tên cắm vào bia. Tiểu thuyết là cuộc đi săn thỏ. Truyện ngắn là quãng nghỉ xả hơi, là bước thực tập”. Điều đó đã giải thích tại sao một nhà văn trẻ sau khi đã thành công ở thể loại tự sự cỡ nhỏ là truyện ngắn, không bao giờ chịu dừng lại ở đó đâu: “Tiểu thuyết mới là cái đích họ nhắm tới. Nó là giấc mộng huy hoàng ở một đời văn. Nó là món nợ đời canh cánh chưa trả được còn chưa sống yên ổn được.”
Bàn về tiểu thuyết, nhà văn Ma Văn Kháng luôn có ý thức đặt nó trong mối tương quan, đối với truyện ngắn, để làm nổi bật những khác biệt căn bản của thể loại tự sự cỡ lớn này. Là một nhà văn cần mẫn, say mê với nghề, với sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi, Ma Văn Kháng cũng phải thừa nhận:
“Viết văn nói chung, viết tiểu thuyết nói riêng, chưa bao giờ dễ cả. Như tôi một đời người có thể viết cả trăm cái truyện ngắn, nhưng tiểu thuyết chỉ được vài cái thôi”. Như thế đủ để hiểu rằng nơi gửi gắm tài năng tâm huyết của một đời văn, không gì khác chính là tiểu thuyết.
Có thể nói không có vốn sống và sự trải nghiệm, Ma Văn Kháng không thể có được những trang viết đầy sống động và chân thực về cuộc sống và con người vùng cao miền núi nơi chàng trai đất Hà thành chân ướt chân ráo thưở ban đầu mói đặt chân đến hoàn toàn lạ lẫm. Cũng như vậy chính vốn sống phong phú đã làm nên sự hấp dẫn cho những trang văn của ông. Vốn sống ấy chính là chất liệu vô giá cho các tác phẩm ra đời. “Vì chất liệu, không có nó thì một thiên tài cũng vô nghĩa” (Ooctega Ygasset)
Tích lũy vốn sống là bước chuẩn bị quan trọng đối với mỗi cây bút. Tuy nhiên ở Ma Văn Kháng với tư cách một tiểu thuyết gia, những vốn sống ấy còn có thêm một nghĩa đặc biệt. Điều này xuất phát từ quan niệm riêng của nhà văn trong việc sáng tác tiểu thuyết. Ông tự nhận mình là người “viết theo khuynh hướng hiện thực”. Và dù “ không phải là người kém về trí tưởng
43
tượng” nhưng tác giả luôn đặt cho mình tâm niệm “Tôi chỉ tưởng tượng, hư cấu trên một hiện thực đã thấy, đã biết, đã cảm nhận được.
Quan niệm này đã dẫn đến một nguyên tắc riêng trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Hầu hết các hình tượng nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết của ông đều có nguyên mẫu từ đời thực. Lý giải điều này, Ma Văn Kháng tâm sự: “với tiểu thuyết, nhân vật phải hoạt động trong một văn cảnh rộng dài thì việc dựa trên một nguyên mẫu để xây dựng nó là một nguyên tắc sống còn của tôi”
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nguyên mẫu đơi sống và hình tượng trong tác phẩm, không đơn giản dừng lại ở việc chọn lựa và xử lí chất liệu, dùng thực tế cuộc sống làm nguyên mẫu xây dựng nhân vật hay cốt truyện. Nó thực chất còn liên quan đến một nguyên tắc chi phối ở tầm cao hơn trong quan niệm về tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhà văn cho rằng “Với riêng tôi, mỗi cuốn tiểu thuyết đều ứng với một đoạn đời, một phần cuộc sống của mình. Không phải là tự thuật, nhưng tôi luôn thấy không nhiều thì ít mình luôn có mặt trong những cuốn truyện loại tự sự dài hơi như vậy.”
Trong cuốn Phút giây huyền diệu nhà văn đưa ra 10 lí luận về tiểu thuyết thường được tiếp cận:
1. Một cuốn tiểu thuyết, đó là một bí ẩn.
Tác giả của câu nói này là Pierre Assouline. Triển khai ý tưởng này ông chủ bút tạp chí Lire một tạp chí văn học vào loại lớn nhất của nước Pháp nói thêm: Tiểu thuyết người ta biết đấy là cái gì, nhưng để tìm hiểu nó đã được làm ra như thế nào thì có người đã vỡ cả mặt, và không gì vô bổ bằng cứ muốn giải thích điều khó lí giải đó bằng cú pháp [10]
2. G.Macket: Viết tiểu thuyết là xây các viên gạch, viết truyện ngắn là chuẩn bị hồ và vữa. Truyện ngắn là một mũi tên c ắm vào bia. Tiểu thuyết là cuộc đi săn thỏ. Truyện ngắn là quãng nghỉ xả hơi, là bước thực tập. Và ông cho rằng tiểu thuyết là cuộc sống toàn vẹn [10].
44
3. Tiểu thuyết theo định nghĩa c ủa bách khoa toàn thư COMPTON’S là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời, có những đặc điểm truyền thống sau đây:
*Tiểu thuyết gia luôn đặt câu chuyện của mình trên nền tảng đời sống thực (Đã được trực tiếp trải nghiệm// hoặc thông qua các sự kiện quan sát được// hoặc sự hiểu biết về cuộc đời của người khác).
*Tiểu thuyết gia tuyển chọn và sắp xếp chất liệu lấy trong đời sống những biến cố có ý nghĩa nhất.
* Tiểu thuyết gia có thể đưa ra nghịch lí không tồn tại trong đời sống. Dữ kiện có thể bị bóp méo, nhằm gia tăng, đề cao cốt truyện, nhưng phải mang tính chân lí
Như vậy có thể thấy một tiểu thuyết hay phải chứa đựng những dữ kiện của đời sống thực, mang tính phổ quát và thu hút sự chú ý của bạn đọc.
*Tiểu thuyết tâm lí đang rất được chú ý, tiểu thuyết gia sử dụng trần trụi những hành động và họi thoại nằm sâu trong tâm trạng của nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết tự phát lộ qua dòng chảy của nhận thức, mà không chịu bất cứ sự ràng buộc nào [10].
4. Jose Ortega Y Gasset, một tiểu thuyết gia Tây Ban Nha đã có những ý kiến rất đáng chú ý về tiểu thuyết như:
- Tiểu thuyết hiện đang suy thoái vì thiếu chất liệu mới
- Tiểu thuyết là thể loại mô tả trực tiếp , trình bày trực tiếp; sức hấp dẫn của nó nằm ở sự biểu hiện trực tiếp
- Con người là nguyên nhân gây ra hứng thú, dung lượng củ tác phẩm dài ngắn là do sự kéo căng của từng sự kiện và chi tiết.
- Sức quyến rũ, bí ẩn của tác phẩm nằm ở cấu trúc bên trong, như ở tiểu thuyết của Dostoyevski là: Cái khoái cảm sâu sắc và cảm giác lo âu nặng nề đau đớn.… [10]
45
5. Với Mikhail Kundera, nhà tiểu thuyết Pháp gốc Tiệp, tác giả của tiểu thuyết Sự Bất Tử nổi tiếng thì ông cho rằng tiểu thuyết hiện đại có những đặc điểm như: Tiểu thuyết là tột đỉnh củ siêu ngôn ngữ; Tiểu thuyết hiện đại xóa bỏ ranh giới giữa hư cấu và tự truyện; Tiểu thuyết hiện đại như một bữa tiệc có nhiều chương đoạn [10].
6. Theo Rolland Barth, tác giả của cuốn Độ không của lối viết: Tiểu thuyết là hình phẳng của một thế giới cong và nối liền (cho nên khong giống hiện thực và có rất nhiều kiểu) [10].
7. Tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được phát triển, vì độc giả tin và yêu những điều sát thực. Ngoài ra nó còn có thể bộc lộ những ẩn ức sâu kín của nhà văn [10].
8. Tiểu thuyết có đối tượng là người chiến sĩ, người công nhân, người nông dân trong các cuộc cách mạng rộng lớn. Ở đây toàn bộ sự thực xấu xa, bỉ ổi, đê hèn nhất cũng sẽ được phơi bày [10].
9. Cùng với tiểu thuyết kể trên, các loại tiểu thuyết xưa nay vẫn bị gạt ra khỏi văn học như tiểu thuyết trinh thám, hình sự,… với chất lượng đặc trưng được đảm bảo cũng có vị trí trong nền tiểu thuyết nói chung. Và sẽ có nhiều sự đổi mới khi tác giả tham gia sáng tác về lĩnh vực này [10].
10. Số phận của tiểu thuyết hôm nay nếu có chỉ có thể được giải cứu bằng chính nhà tiểu thuyết, dù có biến cố thế nào thì tiểu thuyết vẫn là thể loại lớn luôn vận động theo sự vận động của xã hội; tiểu thuyết mãi là một tổng hợp tinh thần tối cao của mỗi nhà văn, là một giá trị không thể thay thế [10].
Không chỉ dừng lại ở những lí thuyết đơn thuần, nhà văn Ma Văn Kháng còn đưa ra dẫn chứng cụ thể vào từng tác phẩm, trong đó có thể kể đến như: Mùa lá rụng trong vườn nhà xuất bản phụ nữ, phát hành năm 1985 và nhà xuất bản văn học tái bản năm 1995. Qua đó tác giả đã tự tin khẳng định khuynh hướng sáng tác và xác định thể loại. Là cuốn sách phản ánh gương mặt cuộc sống thời hậu chiến cùng với những vấn đề nóng bỏng mang tính
46
thời đoạn của nó, tiểu thuyết Mùa lá trụng trong vườn nhìn chung được bạn đọc hân hoan chào đón và sôi nổi bàn luận. Những nhân vật như chị Lý, cô Phượng, anh Đông, anh Luận,… được bạn đọc công nhận là đời sống hiện thực, được thể hiện sinh động và có chiều sâu tâm lý. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết mà nhà văn viết nhanh nhất. Đề tài xoay quanh câu chuyện gia đình. Câu chuyện tưởng như tầm thường, tẻ nhạt nhưng lại ẩn chứa tronh đó những điều rất sâu xa, những biến cố rối rắm, phức tạp ở con người một thời không còn dễ thấy lại. Trong đó có một câu hỏi được đặt ra là: “ Gia đình, tế bào của xã hội liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn và lắm bê bối này?”. Câu hỏi gây nên ám ảnh và day dứt bạn đọc, đặt gia đình trong bối cảnh những năm tháng sau cuộc chiến tranh ác liệt để lại biết bao hệ lụy. Nhà văn đã miêu tả một cách chân thực, sống động một góc nhỏ của chính gia đình mình trong đó. Viết về cuộc vận động, biến đổi của cuộc sống gia đình sau ngày giải phóng cũng chính là viết về sự biến đổi của cá nhân từng con người, số phận của từng người hiện lên. Giữa lối sống ích kỉ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi tiền bạc, danh lợi là trên hết, bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ của đạo đức xã hội. Chuẩn mực xã hội đang ngày ngày bị xuống cấp, đảo lộn. Những giá trị thiêng liêng trước đây bây giờ bị coi thường….Tuy nhiên, có lẽ vẫn còn đó những s ức mạnh bền vững tiềm tàng trong người Việt tạo nên con người và cộng đồng dân tộc vẫn dồi dào sức chống đỡ để vững vàng vượt qua cơn chấn động này, như đã chiến thắng kẻ thù trong chiến tranh.
47
Chƣơng 3
NHÀ VĂN VÀ BẠN ĐỌC TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
3.1. Nhà văn- ngƣời tạo ra tác phẩm