0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ngôn ngữ văn học

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TẬP TIỂU LẬN PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU (Trang 36 -36 )

8. Cấu trúc khóa luận

2.3. Ngôn ngữ văn học

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”.

32

Cao Bá Quát cũng từng nói: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói dâng đời [18].

Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công c ụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong văn học nước nhà. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn học, cũng như không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh; họa sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét; nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. “Nhị cú tam niên đắc / Nhất ngâm song lệ lưu” (Giả Đảo - Ba năm làm được hai câu thơ – Một lần đọc lên hai hàng nước mắt chảy), Đỗ Phủ lại viết: “Làm người thích câu văn đẹp / Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự / Niếu đoạn số căn tu” (Tìm được một chữ hay – đứt mấy sợi râu). Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó [14]

Nhà văn Ma Văn Kháng viết trong cuốn Phút giây huyền diệu. Tuy nhiên trong khi không tuyệt đối hóa những giá trị văn chương, lại phải thấy rằng, con người không thể không cần đến nó. Cần đến nó vì nó hàm chứa những giá trị không một phương tiện nào có được. Giá trị của văn chương tồn tại ở chính chỗ ta đã nói ở trên kia: “cái cuộc sống được lưu lại, được xác định bằng ngôn ngữ văn tự và rất chóng trở nên già nua cũ kĩ lạc thời nọ! từ khi loài người có ngôn ngữ văn tự thì quỷ thần ở trong núi cũng phải khóc than. Đó là một câu nói của Lỗ Tấn tiên sinh”.

Tại sao lại như vậy, ngôn ngữ là thứ thần bí gì mà khiến cho quỷ thần phải khóc than, lí giải cho điều này, nhà văn tiếp tục viết: “Vì ngôn ngữ văn

33

chương là thứ ngôn ngữ ở cấp độ siêu thường, nên nó có khả năng dựng nên được cả cuộc sống với đầy đủ các cung bậc tình huống, kỹ lưỡng, trọn vẹn, sâu sắc với đủ màu sắc mùi vị âm thanh. Và về mặt này thì có lẽ nó giàu có năng lực hơn hội họa, âm nhạc, điện ảnh, tuồng chèo…”

Nói về ngôn từ nghệ thuật trong văn học, Nguyễn Tuân đã có nhận xét như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghũa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa để sinh sự, để sự sinh”. Nói như vậy là để khẳng định ý nghĩa quan trọng không thể thiếu của ngôn ngữ trong loại hình nghệ thuật ngôn từ này.

Từ quá trình nghiên cứu của mình giáo sư Phương Lựu cũng đã đưa ra nhận định của mình về ngôn từ nghệ thuật: “Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời: Lời thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật...gộp chung lại gọi là lời văn. Nếu ngôn từ - tức là lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học”[16].

Theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay M. Gorki:

“Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. Nhà văn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của họ. Mỗi từ trong tác phẩm của họ “không có từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế nó được” (L. Tolstoi).

Nhà văn Ma Văn Kháng, chia sẻ trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn của mình, ông đã có một bài học thú vị từ đồng nghiệp của mình: “Chẳng hạn, một lần đến tôi, nói về ngôn ngữ và câu cú trong truyện, Hoàng Tiến bảo: Ông hãy đọc thử ba câu sau đây: 1.Hắn nhai miếng bí tết. 2. Hắn nhai nhồm nhoàm miếng bí tết. 3. Hắn nhai miếng bí tết như nhai một kẻ thù. Ông thấy sắc thái các câu khác nhau thế nào? Chà! Một bài học thú vị chưa! Học

34

thầy không tày học bạn đồng nghiệp” [10, 60]. Hay là: “Nhân nói về ngôn ngữ tôi muốn nói ngay rằng, thế hệ chúng tôi đã gặp may, vì chúng tôi đã có Tô Hoài. Tô Hoài là người thầy đầu tiên dạy chúng tôi tình yêu Tiếng Việt và cần phải lao động thế nào để có được thứ ngôn ngữ thật đẹp trong tác phẩm của mình”. Ông khẳng định sự kì diệu của ngôn ngữ: “Ngôn ngữ văn học, kỳ diệu thay! Kỳ diệu thay bởi vì theo giáo sư Phương Lựu, đọc sách vốn là hành vi của trực giác, trực cảm”.

Ma Văn Kháng là nhà văn đặc biệt quan tâm đến cách sử dụng ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm của mình. Theo ông thì “cái gì đã sống trong ngôn ngữ thì sẽ sống cùng ngôn ngữ”. Ông chủ ý góp nhặt thứ ngôn ngữ đặc sắc, sống động trong từng lời ăn, tiếng nói của người dân ở cuộc sống thường ngày , sau đó sàng lọc, chắt lọc để đưa vào trong tác phẩm của mình, tạo nên thứ ngôn ngữ vừa lạ lại vừa quen, vừa sang trọng mà lại dân dã rất hấp dẫn người đọc.

Trong 2 tác phẩm viết về đề tài hình sự là Bóng đêmBến bờ, Ma Văn Kháng đã tạo nên một thứ ngôn ngữ đặc sác bằng việc sử dụng linh hoạt các lớp từ ngữ. Điển hình như lớp từ ngữ mang dấu ấn từ chất liệu dân gian. Tác giả vận dụng linh hoạt các thành ngữ dân gian, tạo nên ý tứ đáo để, độc đáo trong mỗi câu nói. Chẳng hạn: “Trọc đầu mang tiếng bất lương”, “mưu con đĩ trí học trò”, “bọ chó múa bấc”, “tu hú sẵn ổ đẻ nhờ”, “nói với thằng say như vay không trả”, “sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người”, “vừa ăn cướp vừa la làng”…[4]. Bên cạnh thành ngữ nhà văn còn sử dụng ca dao, những câu hát dân gian tạo nên sự đa dạng của ngôn ngữ trần thuật cũng như ngôn ngữ của nhân vật. Ví dụ, để diễn tả xứ Lạng mộng mơ và hữu tình, tác giả vận dụng câu ca dao:“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam thanh”. Để gợi lên hình ảnh người phụ nữ có cái nhìn và con mắt hình lá khoai, Ma Văn Kháng dẫn câu ca dao: “Chém cha con mắt lá khoai/ Nhìn chồng chồng chết, liếc trai trai mù”

35

Một điều đặc biệt nữa là trong hai tác phẩm này, Ma Văn Kháng thường sử dụng chất liệu dân gian cho những nhân vật phản diện tạo nên thứ ngôn ngữ vừa sắc sảo, vừa chua ngoa, lại thô tục tố cáo bản chất từng nhân vật phát ngôn ra nó. Thử chứng kiến một cuộc cãi vã ỏm tỏi rất lộn xộn giữa các thành viên trong gia đình mụ Đống ta sẽ thấy hết được cái tài trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ dân gian vào tác phẩm để lột tả bản chất nhân vật. Mới sáng ra thấy hai thằng con trời đánh là Tư và Túc đã chửi nhau về chuyện trai gái loạn luân, mụ Đống hiểu láng máng sự tình lên giọng nạt nộ hiểu biết: “Thế nào? thế nào? Lại cái chuyện tu hú sẵn ổ đẻ nhờ hả?”. Tư gây sự trước vì nghĩ rằng Túc đã ngủ với vợ mình, Túc cũng xả ra bao nhiêu căm hận bấy lâu nay chưa có dịp nói vì Túc thừa biết tên Tư là một lửa tình dục ngùn ngụt đã bao lần gạ gẫm vợ mình: “Mẹ mày, đừng giở mƣu con đĩ, trí học trò ra

đây với tao, Tư!”. Và cứ thế câu chuyện ngày càng rối tungleen khi cứ người nọ đổi lỗi cho người kia…Rồi hàng loạt những câu anh/chú, mày/ tao, con vợ mày,…toàn thứ ngôn ngữ chợ búa, vô văn hóa hiện hình trong lời phát ngôn của nhân vật. Qua đó bản chất của nhân vật được hiện nên rõ nét [4].

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TẬP TIỂU LẬN PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU (Trang 36 -36 )

×