Giọng điệu

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 50)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Giọng điệu

45

trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [19, Tr.134]. Vì thế, giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm và làm nên phong cách của mỗi nhà văn.

Giọng điệu là yếu tố góp phần thể hiện ý thức nữ quyền độc đáo trong văn xuôi Y Ban. Khảo sát các sáng tác của Y Ban, ta thấy có 3 giọng điệu cơ bản:

3.2.2.1. Giọng trữ tình đằm thắm

Đây là giọng điệu cơ bản tạo nên chất nữ tính trong văn xuôi Y Ban. Nó thường gắn với các tác phẩm mà nhân vật nữ xưng tôi, tự kể về cuộc đời, số

phận mình như: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà đứng trước gương, Quê

nội, Câu chuyện tình yêu, Đất làng Cam…

Tác phẩm Bức thư gửi mẹ Âu Cơ mang hình thức của một bức thư thông

thường, chứa đựng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của người con gái gửi cho mẹ. Câu văn mở đầu tác phẩm: Mẹ kính yêu của con! Ngày hôm nay con được chứng kiến nỗi đau những người mẹ. Nỗi đau của con lại bùng lên và biết bao nhiêu bà mẹ cũng có nỗi đau như con… làm cho không khí tác phẩm trùng xuống. Người con gái viết thư để xin sự tha thứ của mẹ nhưng cũng chính là để giãi bày nỗi đau của một người đàn bà mất con. Đây là nỗi đau chung của nhiều người phụ nữ. Bằng giọng tâm tình, thiết tha lời kể của người con có sức lay động mạnh mẽ tới tâm can người đọc.

Chất trữ tình còn thể hiện trong những tâm sự, những cảm xúc chủ quan

của nhân vật nữ trong những câu chuyện: Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm,

Người đàn bà và những giấc mơ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ,…

Y Ban còn sử dụng hình thức nhật kí Người đàn bà có ma lực, Chiếc

46

để diễn tả những khát vọng thầm kín của nhân vật nữ.

Chẳng hạn, tác phẩm Người đàn bà có ma lực khơi dậy quá khứ thời

thanh xuân, tự do, phóng đãng của người phụ nữ mà nay đã ở dốc bên kia đời người. Tuổi trẻ và tình yêu trở về trong hồi ức của người đàn bà như cuốn phim quay chậm. Đối mặt với thực tại đầy cô đơn, trống trải, người phụ nữ không khỏi dằn vặt, nuối tiếc về bao cuộc tình trong quá khứ. Sự phóng túng, tự do trong tình yêu, trong lựa chọn cá nhân, đã khiến tình yêu, hôn nhân rời xa vòng tay của người phụ nữ. Bởi vậy, nhân vật nữ trong tác phẩm không tránh khỏi tâm trạng nuối tiếc, ân hận. Quá khứ ấy trở thành nỗi ám ảnh, khắc khoải, trăn trở mỗi khi người phụ nữ chứng kiến niềm hạnh phúc, đầm ấm của nhiều gia đình xung quanh chị ta. Chọn hình thức nhật kí để thể hiện tâm trạng cô đơn, hối hận khôn nguôi của người đàn bà, Y Ban để nhân vật của mình bộc bạch xúc động về cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng thực tại của người phụ nữ. Tình yêu trong quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu, bao chàng trai theo đuổi bao nhiêu thì càng làm tăng cảm giác cô đơn, buồn tẻ ở hiện tại của người đàn bà bấy nhiêu.

Có thể thấy giọng trữ tình, đằm thắm đã tạo cho trang viết của Y Ban mềm mại, đầy nữ tính.

3.2.2.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm

Trong tác phẩm của mình, Y Ban đã đưa ra những triết lý, chiêm nghiệm dưới góc độ của một người phụ nữ. Giọng chiêm nghiệm, triết lý của người phụ nữ làm cho tác phẩm của Y Ban thú vị và thu hút bạn đọc hơn.

Nhan đề tác phẩm Đàn bà xấu thì không có quà mang tính triết lý cao. Ở

đây, Y Ban đã lấy một quan niệm phổ biến trong xã hội ngày nay là đàn bà xấu thì không có quà, suy rộng ra đàn bà kém nhan sắc thì không có được hạnh phúc để làm tiêu đề cho tác phẩm của mình. Y Ban đã nhìn thẳng vào sự thật, không vòng vo, né tránh. Chị xây dựng nhân vật của mình nhận kết cục

47

bi kịch như đúng triết lý đó. Qua tác phẩm, Y Ban một mặt nêu lên những chiêm nghiệm, triết lý về người phụ nữ, mặt khác Y Ban thể hiện sự phủ định ghê gớm về quan niệm “Đàn bà xấu thì không có quà”. Tác giả phủ định định kiến về người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan vượt lên trên số phận của những người phụ nữ trong mọi hoàn cảnh, thời đại.

Y Ban cũng không ít lần thể hiện triết lý sống của người phụ nữ trong

các sáng tác của chị. Trong Cuộc tình silicon, người phụ nữ 40 tuổi, thành đạt

và giàu có đã tự khẳng định triết lý sống của mình: “Ước mơ sẽ làm cho con người ta thèm sống. Mình đã có ước mơ rồi” [5, Tr.23]. Đó là ước mơ “có một bóng hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực” [5, Tr.22]. Rõ ràng, với người đàn bà ước muốn nhỏ nhoi nhưng là liều thuốc tinh thần duy trì sự sống thật sự của họ chính là tình yêu, sự quan tâm của một người đàn ông.

Hay ở tác phẩm Mẹ không thể xin lỗi con, Y Ban đã để nhân vật nữ

tuyên ngôn về triết lý sống cao thượng, không kém gì đấng mày râu của người phụ nữ : “Mẹ ơi, mẹ tỉnh táo lại đi. Mẹ đừng u mê như vậy nữa mẹ ơi. Mẹ con mình có phải đi ăn xin thì cũng được. Miễn sao là mẹ thoát khỏi cái cảnh khốn khổ này. Sống ở trên đời phải biết ngẩng cao đầu mẹ ạ. Con người thì phải biết ngẩng cao đầu lên mẹ ơi. Sao mẹ cứ cúi đầu mãi thế” [8, Tr.113].

Với Mẹ không thể xin lỗi con, người đàn bà lại chiêm nghiệm về hạnh

phúc của con người trong cuộc sống: “Ở với nhà em thì chỉ được tình thương thôi, mà con người ta thì chỉ tình thương thôi chưa đủ, cần cả vật chất nữa” [3, Tr.107].

Trong Đàn bà xấu thì không có quà, Y Ban đưa ra những chiêm nghiệm

có tính cộng đồng, khái quát về người phụ nữ với thái độ phủ định, phá bỏ định kiến. Bằng cái nhìn góc cạnh, ngôn ngữ sắc sảo, nhà văn đã khơi lên định kiến lâu nay về người phụ nữ: “Văn chương là một sự cao sang không phải dành cho một con lùn” [4, Tr.83] hay “nhà văn thì phải cao siêu” [4,

48

Tr.89] trong khi Nấm đã trở thành một nhà văn với truyện ngắn Chú Nghẹo đoạt giải nhất - một nhà văn nữ khuyết tật.

Bên cạnh đó, Y Ban hay để cho nhân vật nữ của mình chiêm nghiệm về hạnh phúc trong tương quan với những cay đắng họ phải nếm trải như trong

Cái Tý, Sau chớp là dông bão, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Gà ấp bóng, Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường…

Nhân vật nữ trong Gà ấp bóng sau khi đánh mất hạnh phúc gia đình đã

rút ra triết lý sâu sắc về tình yêu, hạnh phúc: “Phụ nữ chúng tôi có những giai đoạn chẳng khác nào con gà ấp bóng kia. Còn lại là một tình yêu đích thực” [6, Tr.59]. Trong sáng tác của mình, Y Ban còn nhiều lần để người phụ nữ triết lý về hạnh phúc trong cuộc sống: “Cuộc sống với biết bao đau khổ hạnh phúc, thất bại và thành công tới tấp bủa vây nàng để bây giờ nàng nhận ra cái chân của cuộc sống: “Ở đời chẳng có phân giới nào rõ ràng cho hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng hay khổ đau. Những cảm xúc đó có một vòng giao thoa rất rộng. Hạnh phúc ư? Rồi thì bất hạnh đấy. Sung sướng ư? Thì sẽ đau khổ ngay” [6, Tr.158].

Có thể nói, bằng sự soi sáng của thiên tính nữ, Y Ban đã thể hiện xúc động, đằm thắm cách nhìn cuộc sống, triết lý cuộc đời của người phụ nữ.

Không những thế, Y Ban còn thể hiện triết lý sống của những người đàn ông bất toàn ở nhiều tác phẩm. Qua đó nhà văn tiếp tục hạ bệ những người đàn ông.

Người đọc bắt gặp triết lý sống của một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ

thuật trong tác phẩm Tôi và anh, thằng bé và con rắn: “Cái đẹp không đồng

hành với cái thiện. Muốn có cái đẹp đôi khi phải biết hy sinh cái thiện. Tôi là nghệ sỹ, tôi làm ra cái đẹp thì đừng có đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm làm người với cuộc đời này”. Đây là một triết lý sống phiến diện, cực đoan, mang tính một chiều mà Y Ban muốn phê phán.

49

nhân sinh quan của mình, đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những triết lý cao đẹp, sâu sắc của người phụ nữ, lên án triết lý sống, quan điểm thấp hèn của người đàn ông.

3.2.2.3. Giọng châm biếm, hài hước

Đọc tác phẩm của Y Ban, bạn đọc thấy thích thú với giọng văn châm biếm, hài hước của tác giả. Với giọng văn này, Y Ban đã nêu lên mọi hiện tượng xấu trong xã hội qua góc quan sát của người phụ nữ. Nhà văn lấy nhiều vấn đề trong xã hội làm đối tượng để “châm biếm”. Giọng châm biếm, hài hước vừa đem đến tiếng cười sâu cay cho bạn đọc, đồng thời cũng thể hiện hiệu quả cao độ khi bộc lộ tiếng nói nữ quyền của người phụ nữ.

Y Ban đã trao quyền phán xét các vấn đề của đời sống cho người phụ nữ. Với giọng chua chát, chỏng lỏn của đàn bà, mọi chuyện cuộc sống được giãi bày theo thế giới quan đàn bà: “Vào cái thời khốn khổ, cái gì cũng phân (phối), mà phân thì như cứt” [8, Tr.110]. Y Ban phê phán việc phân phối hàng hóa theo chế độ tem phiếu của Việt Nam thời kì hòa bình lập lại, hay “Các bác sang nhà em chơi, may quá nhà em đang có việc khó giải quyết. Chả là con bé nhà em nó thấm nhuần rất cao lý tưởng cộng sản các bác ạ. Nó thấy một bà định bỏ con mình ở bụi cây ven đường, nó liền bế đưa bé về nhà” [3, tr.106], tác giả lấy vấn đề có tính chính thống, cao quý để gán và bỡn cợt. Hay

tác phẩm Chồng tôi là lời bày tỏ quan điểm thẳng thắn, thái độ giễu cợt của cô

vợ với người chồng của mình. Tác phẩm mang hình thức như một văn bản hành chính, khoa học, nhưng bên trong lại chứa đựng câu chuyện của đàn bà trong đó có cả lời lẽ nói xấu đức phu quân của mình. Bằng ngôn từ sắc sảo, Y Ban đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm ngay ở đầu tác phẩm: “Tôi xin trình bày với các cấp lãnh đạo một việc như sau. Nay nhờ hồng phúc của tổ tiên, được sự yêu mến của anh em đồng sự, được sự cất nhắc của các cấp lãnh đạo mà chồng tôi sắp được làm một chức lãnh đạo nhỏ. Thay mặt cho gia đình chồng tôi gửi đến các cấp lãnh đạo lời cảm ơn trân trọng. Nhưng xét

50

thấy, chồng tôi không thể làm lãnh đạo được, nên chúng tôi làm đơn này xin bãi miễn chức lãnh đạo nhỏ đó của chồng tôi. Nếu cứ để chồng tôi làm lãnh đạo thì tất sẽ mắc sai lầm. Như vậy gia đình và xã hội sẽ mất đi một con người tốt. Đảng sẽ mất đi một đảng viên trung thành” [5, Tr.54]. Cả tác phẩm đã lần lượt chỉ ra biểu hiện tồi tệ, đáng chê trách của người đàn ông, từ đó thể hiện thái độ coi thường, khinh bị với họ.

Ở sáng tác của Y Ban, bạn đọc còn thấy xuất hiện giọng bỗ bã, chỏng lỏn của người đàn bà, đằng sau là thái độ bức xúc bất mãn thành ra giễu cợt, hài hước. Sau khi thấy đứa con kể chuyện đi xe buýt bắt gặp một tên trộm móc điện thoại của bạn mà không dám la lên, mãi đến khi tên trộm đi rồi mới nói cho mọi người biết, nghe xong bà mẹ chửi con như tát nước vào mặt: “Bỗng tôi nổi cơn điên rồi rít lên: Câm mồm đi, khóc cái gì, may mà hôm nay con hèn đấy chứ dở cái bài dũng cảm, thật thà, là để cha mẹ mày nuôi báo cô… tại sao à?… Tại vì cái xã hội này không cần đến người dũng cảm đâu con ạ. Khi con kêu lên thì thằng trộm sẽ đâm cho con một nhát vào người con trước khi nó bỏ chạy. Bởi nó biết sẽ không có ai dám đuổi theo bắt nó lại đâu…” [8, Tr.98]; “Nói đến vậy rồi mà mày con chưa hiểu ra à? Mày thích làm người dũng cảm, mày thích làm người tốt à? Không, không, không, bây giờ không ai cần người như thế đâu …” [8, Tr.100]. Sự bực tức này của người mẹ bắt nguồn từ chính kinh nghiệm chua xót mà chị đã trải qua và xuất phát từ bản năng của người mẹ muốn bảo vệ con.

Như vậy, để thể hiện ý thức nữ quyền đậm nét trong trang văn của mình, Y Ban đã kết hợp nhiều phương thức nghệ thuật. Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai từ lời lẽ của người đàn bà đã đem đến cho những sáng tác của Y Ban một âm hưởng riêng. Đây là giọng điệu bạn đọc đã từng bắt gặp trong trang viết của nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan, hay một số nhà văn đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Trang Hạ, Nguyễn Thị Thu Huệ…Tuy nhiên sự châm biếm, đả kịch trong văn xuôi Y Ban lại mang sắc vẻ

51

riêng. Giọng châm biếm đi liền với tiếng cười hài hước đã thể hiện cái nhìn nghiêm khắc của tác giả với hiện thực, thái độ nhận thức cuộc sống, không khoan nhượng với cái xấu trong xã hội của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)